K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2019

Đáp án là A

Số năm Trái Đất để sao Hỏa quay quanh mặt trời là:

\(P=d^{\dfrac{3}{2}}=1.52^{1,5}\simeq1,87\left(AU\right)\)

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Các bạn xem hộ mình đâu là hành tinh giống trái đất nhất nhé ( còn phần 2 nữa )1 . Gliese 667Cc : Gliese 667Cc được phát hiện thông qua kính viễn vọng cao 3,6 mét trong Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile. Hành tinh này cách Trái Đất 22 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất ít nhất 4,5 lần và các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn nó có phải hành tinh đá hay không. Gliese 667Cc chỉ mất 28 ngày để hoàn thành...
Đọc tiếp

Các bạn xem hộ mình đâu là hành tinh giống trái đất nhất nhé ( còn phần 2 nữa )

1 . Gliese 667Cc : Gliese 667Cc được phát hiện thông qua kính viễn vọng cao 3,6 mét trong Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile. Hành tinh này cách Trái Đất 22 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất ít nhất 4,5 lần và các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn nó có phải hành tinh đá hay không. Gliese 667Cc chỉ mất 28 ngày để hoàn thành quỹ đạo quay quanh sao mẹ. Do ngôi sao đó là một hành tinh lùn màu đỏ có nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời nên Gliese 667Cc nhiều khả năng nằm trong khu vực có thể sinh sống. Tuy nhiên, quỹ đạo quay của Gliese 667Cc nằm gần tới mức nó có thể bị bốc cháy bởi lửa từ sao lùn đỏ.

Gliese-667Cc-5635-1439343600.jpg

2 . Kepler 22b

Kepler-22b cách Trái Đất 600 năm ánh sáng. Đây là hành tinh đầu tiên nằm trong khu vực có thể sinh sống tính từ ngôi sao mẹ mà Kepler tìm thấy. Nhưng nó lớn hơn khoảng 2,4 lần so với Trái Đất và chưa thể xác định "siêu Trái Đất" này có dạng đá, lỏng hay khí. Quỹ đạo quay của nó kéo dài 290 ngày.

Kepler-22b-2458-1439343600.jpg

3. Kepler 69c

Kepler-69c cách Trái Đất 2.700 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất 70% và thành phần cấu tạo chưa được làm rõ. Hành tinh này hoàn thành quỹ đạo quay sau 242 ngày. Vị trí của Kepler-69c trong hệ Mặt Trời của nó tương tự như sao Kim trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Tuy nhiên, ngôi sao mẹ của Kepler-69c sáng hơn 80% so với Mặt Trời.

 

 

 

 

 

Kepler-69c-8525-1439343600.jpg

2
12 tháng 6 2018

Gliese 667Cc là hàng tinh giống trái đất nhất nhé

k mik nha

12 tháng 6 2018

mik sửa lại k mik nha

12 tháng 5 2023

Xác định theo vòng quay tính theo năm qua vệ tinh.

`#BTran:3`

Phần 37 . Wolf 1061cWolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành...
Đọc tiếp

Phần 3

7 . Wolf 1061c

Wolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành tinh đá, có nghĩa là nó có thể hỗ trợ sự sống như chúng ta đã biết.

8 . Gliese 832c

Hành tinh này có khảng cách đến Trái đất xa hơn nhưng nó thể hiện rất nhiều đặc điểm tương tự cho thấy nó có thể hỗ trợ sự sống.

Gliese 832c nằm cách Trái đất 16 năm ánh sáng và nằm trong vùng có thể sinh sống được cuả ngôi sao lùn đỏ Gliese 832. Hành tinh này mất 36 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quay xunh quanh ngôi sao trung tâm của nó.

Gliese 832c được các nhà khoa học gọi là “siêu Trái đất”, vì nó lớn hơn trái đất ít nhất là 5 lần. Nó là hành tinh thứ 2 được tìm thấy quay quanh ngôi sao Gliese 32. Tuy nhiên, một hành tinh khác là Gliese 832b là cũng là một hành tinh khổng lồ nhưng không thể hỗ trợ sự sống.

9 . TRAPPIST-1d
Hành tinh ngoài hệ mặt trời này quay quanh một ngôi sao lùn cực lạnh – sao lùn ultracool, gọi là TRAPPIST-1, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Aquarius. TRAPPIST-1d cũng nằm trong vùng có thể sống được xung quanh ngôi sao của nó.

10 . Sao Hỏa

11 . Gliese 163b

12 . Proxima b

Các bạn nhớ tìm nhé

1
12 tháng 6 2018

proxima b có thể sống nhưng lại hơi nguy hiểm vì các điều kiện trên bề mặt có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi tia cực tím và bức xạ tia X từ ngôi sao do quỹ đạo gần của nó — vượt xa cường độ mà Trái Đất hứng chịu từ Mặt Trời

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cố gắng hiểu và giải thích lý do tại sao có rất nhiều cặp hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu hình bất thường như vậy.Những lần quan sát đã cho thấy nhiều hành tinh trong quỹ đạo bất thường dường như bị đẩy ra xa nhau, nhưng không biết lực nào gây ra như vậy.Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn học cho rằng họ đã tìm ra câu trả...
Đọc tiếp

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cố gắng hiểu và giải thích lý do tại sao có rất nhiều cặp hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu hình bất thường như vậy.

Những lần quan sát đã cho thấy nhiều hành tinh trong quỹ đạo bất thường dường như bị đẩy ra xa nhau, nhưng không biết lực nào gây ra như vậy.

Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn học cho rằng họ đã tìm ra câu trả lời. Họ thấy rằng có lực kỳ lạ cân bằng trên các cực hành tinh ngoại vi đã kéo chúng ra xa trọng tâm.

Khám phá mới này giúp các nhà thiên văn học hiểu được cấu trúc, khí hậu và khả năng sinh sống của các hành tinh ngoại vi, trong khi chúng ta đang săn tìm hành tinh khác giống như Trái Đất.

Để hiểu những chi tiết kỳ lạ này, chúng ta trông chờ vào kính viễn vọng Kepler của NASA đang khám phá vũ trụ tìm các hành tinh ngoại vi. Kepler đã phát hiện ra rằng có đến 30% các ngôi sao giống với Mặt Trời, rồi đến các hành tinh được mệnh danh là Siêu Trái Đất.

Siêu Trái Đất thường lớn hơn Trái Đất, nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương. Thông thường, chúng quay quanh ngôi sao chủ của theo quỹ đạo tròn mất khoảng 100 ngày.

Thật thú vị, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng hầu hết các hành tinh này quay khoanh tròn thành từng cặp ngôi sao, với quỹ đạo kỳ lạ và không ổn định.

Sau khi thu thập đủ dữ liệu từ quan sát, các nhà khoa học tin rằng các tính năng kỳ quặc có thể được giải thích bằng hiện tượng được gọi là độ lệch xiên, nêu ra vì sao chúng bị nghiêng giữa trục và quỹ đạo.

Các nhà thiên văn học từ Đại học Yale (Mỹ) cho rằng một số các hành tinh này bị nghiêng đầu nên đẩy chúng ra xa nhau hơn.

Khi các hành tinh này có độ nghiêng dọc trục lớn, trái ngược với độ nghiêng nhỏ hoặc không nghiêng, thủy triều của chúng có tác dụng biến năng lượng quỹ đạo thành nhiệt trong các hành tinh. Lúc này, sự phân tán thủy triều mạnh mẽ ngăn cách các quỹ đạo.

Thật kỳ lạ, khi hiện tượng như vậy xảy ra trong Hệ Mặt Trời nếu chúng ta nhìn vào Trái Đất và Mặt trăng. Quỹ đạo Mặt Trăng dường như phát triển chậm, nhưng ngày trên Trái Đất đang kéo dài ra, khi Trái Đất và Mặt Trăng di chuyển xa hơn.

Thế nhưng, độ nghiêng kỳ lạ mang tính quyết định nhiều tính năng của các hành tinh. Nó tác động đến một số đặc điểm vật lý, như khí hậu, thời tiết và lưu thông toàn cầu.

Các mùa trên một hành tinh có độ nghiêng trục dọc khắc nghiệt hơn nhiều so với các mùa trên một hành tinh được sắp xếp hợp lý và các kiểu thời tiết của chúng có lẽ không quan trọng.

Theo khoahoc.tv Từ: Võ Lâm Anh

0
Dải ngân hà lớn như thế nào? Khi thoát ra khỏi ánh đèn thành phố và nhìn lên bầu trời vào ban đêm bạn sẽ thấy những dải sao dáng lấp lánh tạo nên dải ngân hà tuyệt đẹp. Chính bởi dải ngân hà quá rộng lớn nên vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà khoa học chưa thể khám phá hết.Từ trước tới nay, đã không ít những nghiên cứu về dải ngân hà của các nhà khoa học tuy nhiên cho tới thời...
Đọc tiếp

Dải ngân hà lớn như thế nào?

Khi thoát ra khỏi ánh đèn thành phố và nhìn lên bầu trời vào ban đêm bạn sẽ thấy những dải sao dáng lấp lánh tạo nên dải ngân hà tuyệt đẹp. Chính bởi dải ngân hà quá rộng lớn nên vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà khoa học chưa thể khám phá hết.

Từ trước tới nay, đã không ít những nghiên cứu về dải ngân hà của các nhà khoa học tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thể khẳng định được dải ngân hà nặng bao nhiêu. Theo tính toán ước lượng, các nhà khoa học cho rằng dải ngân hà có khối lượng khoảng từ 700 tỷ đến 2 nghìn tỷ lần so với Mặt trời.

Nhà thiên văn học Ekta Patel thuộc Đại học Arizona ở Tucson nói với Live Science, thực tế để đo được dải ngân hà nặng bao nhiêu không phải là chuyện dễ dàng. Nó giống như việc điều tra dân số ở Hoa Kỳ nhưng bạn lại không được sử dụng mạng internet hay không thể rời khỏi thành phố bạn sống.

Cũng theo Ekta Patel, lý do không thể đo được chính xác dải ngân hà chính là bởi phần lớn khối lượng của thiên hà là vô hình. Vật chất tối, một chất bí ẩn không phát ra bất kỳ loại ánh sáng nào, chiếm khoảng 85% dải ngân hà. Vì vậy, chỉ dựa vào số lượng các ngôi sao không thì cũng không thể giúp con người có câu trả lời chính xác và tiến xa hơn.

Do đó, Patel nói, các nhà nghiên cứu thường nhìn vào quỹ đạo của một số thiên thể. Phương pháp này dựa trên các phương trình trọng lực của Isaac Newton hơn 300 năm trước đã cho chúng ta biết rằng, tốc độ và khoảng cách mà một vật thể nhỏ hơn xoay quanh một vật lớn hơn có liên quan đến khối lượng của vật thể lớn hơn.

Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp đó là nhìn vào các thiên hà vệ tinh nhỏ cách xa hàng trăm ngàn năm ánh sáng đi xung quanh dải ngân hà giống như các hành tinh quay quanh một ngôi sao.

Nhưng có một vấn đề với các thiên hà vệ tinh này chính là quỹ đạo của chúng dài hàng tỷ năm. Có nghĩa là sau một vài năm thì những hành tinh này hầu như không di chuyển khiến cho các nhà nghiên cứu khó có thể xác định được tốc độ quỹ đạo của chúng.

Tiếp theo, trong một nghiên cứu vào tháng 6/2018 được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, Patel và các đồng nghiệp đã thử một phương pháp mới để cân thiên hà. Họ đã nghiên cứu rất kỹ các mô phỏng thông qua máy tính về vũ trụ ảo để có thể tính toán về tốc độ quay của các thiên hà nhỏ xung quanh thiên hà lớn hơn.

Theo đó đã có khoảng 90.000 thiên hà vệ tinh được các nhà nghiên cứu mô phỏng sau đó được so sánh với các dữ liệu về 9 thiên hà thực sự quay quanh dải ngân hà.

Để nghiên cứu được rõ ràng hơn các nhà nghiên cứu đã lựa chọn ra các thiên thể có đặc tính quỹ đạo phù hợp nhất với các thiên hà vệ tinh để xem xét khối lượng của các thiên hà được mô phỏng mà chúng quay xung quanh.

Nghiên cứu đã cho các nhà khoa học có thể ước tính được khối lượng thực sự của dải ngân hà của chúng ta là bao nhiêu. Theo đó, dải ngân hà gấp 960 tỷ lần khối lượng Mặt trời.

Nhà nghiên cứu Patel cho biết, kết quả này khá khả quan mặc dù vẫn chưa thể cho con số chính xác hơn. Để có câu trả lời tốt hơn, có thể sẽ sử dụng vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Đây là một vệ tinh đưa ra các phép đo cực kỳ chính xác của 30 thiên hà lùn mờ quay quanh dải ngân hà.

Patel nói thêm, cô sẽ sử dụng dữ liệu này kết hợp với các mô phỏng vũ trụ để cân đối các phép đo trọng lượng chính là nhiệm vụ trong tương lai của cô.

Gần đây, Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA và vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã kết hợp với nhau để quan sát các cụm sao hình cầu quay quanh thiên hà và đã phát hiện ra rằng, dải ngân hà nặng khoảng 1,5 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời. Đây là con số chính xác hơn hẳn các nghiên cứu trước đó sẽ được công bố sớm trên Tạp chí Vật lý thiên văn.

Patel nói, khi biết khối lượng của thiên hà sẽ giúp các nhà thiên văn học phát hiện ra nhiều điều bí ẩn khác. Cho tới nay, nhờ vào kính thiên văn các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 50 thiên hà đi quanh dải ngân hà. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác tuyệt đối về dài ngân hà nặng bao nhiêu, có khoảng bao nhiêu thiên hà vệ tinh sẽ được tìm thấy?

Patel hy vọng rằng, các nghiên cứu trong tương lai và những con số đã được các nhà khoa học ước lượng được sẽ là dữ liệu để xác định khối lượng của dải ngân hà thực sự nặng bao nhiêu. Có thể trong khoảng 10 năm hoặc 20 năm nữa chúng ta sẽ có câu trả lời tốt hơn.

Theo khoahoc.tv

1
24 tháng 4 2019

rảnh

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

1
6 tháng 2 2018

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

8 tháng 12 2021

ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

8 tháng 12 2021

Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 3: Hỏa Tinh)                                                    Hỏa Tinh - Hành tinh rắn màu đỏ       - Các thông số về Hỏa Tinh:  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 206,6 đến 249,2 triệu km  + Đường kính: 6 792 km  + Khối lượng: 642 triệu triệu tỉ kg  + Chu kì tự quay quanh trục (ngày): 1,03 ngày Trái Đất  + Chu kì quay quanh quỹ đạo (năm): 687 ngày Trái Đất ...
Đọc tiếp

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 3: Hỏa Tinh)

                                                    Hỏa Tinh - Hành tinh rắn màu đỏ

       - Các thông số về Hỏa Tinh:

  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 206,6 đến 249,2 triệu km

  + Đường kính: 6 792 km

  + Khối lượng: 642 triệu triệu tỉ kg

  + Chu kì tự quay quanh trục (ngày): 1,03 ngày Trái Đất

  + Chu kì quay quanh quỹ đạo (năm): 687 ngày Trái Đất

       - Tìm hiểu sâu hơn một chút:

  + Hỏa Tinh là hành tinh cuối cùng trong số bốn hành tinh dạng rắn của Hệ Mặt Trời (gồm: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất và Hỏa Tinh)

  + Quỹ đạo của Hỏa Tinh quay quanh Mặt Trời lớn gấp đôi quỹ đạo của Trái Đất.

  + Thời gian một ngày của Hỏa Tinh tương đương với Trái Đất - 24 giờ 37 phút.

  + Hàng tỉ năm về trước, nước từng chảy khắp bề mặt hành tinh này. Phần nước còn lại hiện đang nằm tại chỏm băng ở hai cực hoặc ngay dưới bề mặt.

  + Đỉnh Olympus Mons rộng 550 km là ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Người ta ước tính rằng nó cao khoảng 25 km, gấp 3 lần chiều cao của đỉnh Everest, đỉnh núi cao nhất Trái Đất.

  + Đường kính của hành tinh này chỉ bằng 1/2 đường kính Trái Đất và lực hấp đẫn chỉ bằng 1/3. Tức là một người đứng trên hành tinh này sẽ có trọng lượng chỉ bằng 38 % trọng lượng của Trái Đất.

  + Trong nhiều thế kỉ, loài người đã từng hi vọng, hoặc từng sợ hãi rằng Hỏa Tinh là nơi cự ngụ của các sinh vật ngoài hành tinh. Tuy nhiên, chưa có bất kì "Người Hỏa Tinh" nào được hơn 30 tàu thám hiểm hành tinh này phóng từ Trái Đất phát hiện ra.

  + Hỏa Tinh có hai vệ tinh của riêng mình - Phobos và Deimos. Các nhà khoa học xàm xí đú cho rằng đây là hai tiểu hành tinh do đi chơi xa nhà và bị "mẹ mìn" Hỏa Tinh "bắt cóc" về phục vụ cho nó từ Vành đai tiểu hành tinh, vốn nằm giữa Hỏa Tinh và Mộc Tinh.

  + Nhiều phần của Hỏa Tinh được những bãi cát khổng lồ trải dài bao phủ, tuy nhiên những sa mạc này không có nghĩa là nơi đây cực kì nóng nực. Nhiệt độ trên Hỏa Tinh dao động từ mức dễ chịu 20oC vào ngày hè ở xích đạo cho đến lạnh cóng -87oC vào ban đêm ở vùng cực.

  + Màu của hành tinh này được tạo ra từ những khối đá giàu oxy sắt, thường được gọi là gỉ sắt. Những khối đá này bị chôn vùi sau hàng triệu năm và dần tạo thành loại đất cứng màu đỏ, bao phủ hầu hết bề mặt. Những trận gió mạnh tạo ra những cơn bão bụi đỏ trải khắp hành tinh này, và từ đó tạo ra bầu khí quyển bị nhuốm màu đỏ.

                                                                     (Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

  (Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người. Bạn có thích mình làm như thế này nữa không? Hãy cho mình biết ý kiến nhé! Cảm ơn rất rất nhiều ~!!!!!)

16
5 tháng 1 2019

Theo mình thì bài cậu vừa viết cũng rất thú vị . Nếu rảnh thì bạn cứ viết như thế này đó để cho mọi người cùng biết nhé

...............Học tốt..............

$+$=?!

Có muốn bn viết nữa nè !Cái này hay đó hàng xóm của trái đất là Hành tinh rắn màu đỏ- Hỏa tinh  bắt cóc ! HiHi