Câu 11. Hiện tượng quan sát được khi cho kim loại copper (đồng) Cu vào dung dịch hydrochloric acid HCl là A. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi, dung dịch chuyển màu xanh lam. B. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, mùi khai. C. kim loại không phản ứng, không hiện tượng gì xảy ra. D. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi.Câu 12. Hiện tượng quan sát được khi cho...
Đọc tiếp
Câu 11. Hiện tượng quan sát được khi cho kim loại copper (đồng) Cu vào dung dịch hydrochloric acid HCl là
A. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi, dung dịch chuyển màu xanh lam.
B. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, mùi khai.
C. kim loại không phản ứng, không hiện tượng gì xảy ra.
D. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi.
Câu 12. Hiện tượng quan sát được khi cho kim loại copper (đồng) Cu vào dung dịch sulfuric acid H2SO4 đặc là
A. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, mùi hắc, dung dịch chuyển dần sang màu xanh lam.
B. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, mùi khai.
C. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi, dung dịch chuyển dần sang màu xanh lam.
D. kim loại không phản ứng, không hiện tượng gì xảy ra.
Câu 13. Cho 2,8 gam kim loại M hóa trị II tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng 1.2395 lít khí H2 (250C, 1 bar). Kim loại M là
A. Ca. B. Zn. C. Mg. D. Fe.
Câu 14. Để phân biệt dung dịch hydrochloric acid HCl và dung dịch sulfuric acid H2SO4 loãng, ta có thể dùng
A. quỳ tím. B. nước.
C. zinc (kẽm) Zn. D. dung dịch barium chloride BaCl2.
Câu 15. Để phân biệt dung dịch sulfuric acid H2SO4 loãng và sulfuric acid H2SO4 đặc, ta có thể dùng
A. quỳ tím.
B. dung dịch sodium hydroxide NaOH.
C. copper (đồng) Cu.
D. dung dịch barium chloride BaCl2.