Vào năm nào nhà Nguyễn ban hành lại chính sách quân điền?
A. Năm 1812
B. Năm 1804
C. Năm 1806
D. Năm 1807
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt vào thời gian nào?
A. Tháng 11 năm 1406.
B. Tháng 01 năm 1407.
C. Tháng 4 năm 1407.
D. Tháng 6 năm 1407.
Câu 2. Biểu hiện nào không thuộc về chính sách đồng hóa của nhà Minh với dân tộc ta?
A. Thiêu hủy sách quý của ta, mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
B. Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, bóc lột nhân dân ta.
C. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đặt thành quận Giao Chỉ.
D. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.
Câu 3. Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
A. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ, xáp nhập vào Trung Quốc.
B. Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ.
C. Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta.
D. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì.
Câu 4. Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống quân Minh đô hộ đầu thế kỉ XV là
A. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.
B. Khởi nghĩa Phạm Chấn và Trần Nguyệt Hồ.
C. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
D. Khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi và Trần Nguyên Khang.
Câu 5. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Lợi.
C. Lê Lai.
D. Trần Nguyên Hãn.
Câu 6. Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418-1423) diễn ra như thế nào?
A. Gặp nhiều khó khăn và ba lần rút lên núi Chí Linh để tránh kẻ thù.
B. Liên tiếp tấn công quân Minh ở thành Đông Quan.
C. Đánh bại các cuộc tấn công của quân Minh, làm chủ vùng đất Thanh Hóa.
D. Nghĩa quân đầu hàng địch để bảo toàn lực lượng.
Câu 7. Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?
A. Lê Lai.
B. Lê Ngân.
C. Lê Sát.
D. Lưu Nhân Chú.
Câu 8. Kế hoạch tạm rời núi rừng Thanh Hóa chuyển quân vào Nghệ An do ai đưa ra?
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Lợi.
C. Lê Lai.
D. Nguyễn Chích.
Câu 9. Đâu không phải lí do khiến Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích?
A. Đất rộng, người đông, vị trí hiểm yếu.
B. Nguyễn Chích thông thuộc địa hình ở Nghệ An.
C. Lực lượng quân Minh ở đây mỏng hơn Thanh Hóa.
D. Đây là quê hương của Lê Lợi, nhân dân ủng hộ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 10. Chiến thắng nào đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải giảng hòa, kết thúc chiến tranh?
A. Tân Bình, Thuận Hóa.
B. Tốt Động, Chúc Động.
C. Chi Lăng, Xương Giang.
D. Ngọc Hồi, Đống Đa.
Câu 11. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước nên không cho viện binh sang nước ta.
C. Quân ta có chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển lực lượng thành chiến tranh nhân dân.
Câu 12. Hội thề Đông Quan diễn ra vào thời gian nào?
A. Ngày 12 tháng 10 năm 1427.
B. Ngày 10 tháng 12 năm 1427.
C. Ngày 03 tháng 01 năm 1428.
D. Ngày 01 tháng 03 năm 1428.
Câu 13. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước, nhà Minh thần phục nước ta.
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 14. Thời Lê sơ cơ quan Ngự sử đài có nhiệm vụ gì?
A. Soạn thảo công văn.
B. Viết lịch sử dân tộc.
C. Can gián vua và các triều thần.
D. Phụ trách quân sự.
Câu 15. Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thái Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Thánh Tông.
Câu 16. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lí.
B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo về lợi ích của triều đình.
D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình.
Câu 17. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thái Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Thánh Tông.
Câu 18. Quân đội thời Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?
A. Cấm quân và bộ binh.
B. Bộ binh và thủy binh.
C. Quân triều đình và quân địa phương.
D. Cấm quân và quân ở các lộ.
Câu 19. Ý nào sau đây không là nội dung chính được đề cập trong bộ luật Hồng Đức?
A. Bảo vệ quyền lợi nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị.
B. Khuyến khích sự phát triển kinh tế.
C. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
D. Bảo vệ quyền lợi của nô tì.
Câu 20. Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là?
A. Thực hiện chế độ hạn nô.
B. Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.
C. Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.
D. Chú trọng bảo vệ quyền lợi quốc gia dân tộc.
Câu 21. Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách?
A. Lộc điền.
B. Quân điền.
C. Điền trang, thái ấp.
D. Thực ấp, thực phong.
Câu 22. Thời Lê sơ các công xưởng thủ công do nhà nước quản lí gọi là gì?
A. Phường hội.
B. Quan xưởng.
C. Làng nghề.
D. Cục bách tác.
Câu 23. Giai cấp chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
A. Nông dân.
B. Thợ thủ công.
C. Thương nhân.
D. Nô tì.
Câu 24. Vì sao dưới thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần?
A. Nô tì chết nhiều.
B. Bỏ làng xã đi nơi khác.
C. Quan lại không cần nô tì nữa.
D. Pháp luật thời Lê sơ nghiêm ngặt hạn chế việc mua bán nô tì.
Câu 25. Thời Lê sơ tư tưởng tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 26. Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu khoa thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?
A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên.
B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên.
C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên.
D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên.
Câu 27. Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI như thế nào?
A. Khủng hoảng suy vong.
B. Phát triển ổn định.
C. Phát triển đến đỉnh cao.
D. Phát triển không ổn định.
Câu 28. Dưới thời vua Lê Tương Dực quyền hành nằm trong tay ai?
A. Lê Uy Mục.
B. Trịnh Tùng.
C. Trịnh Duy Sản.
D. Mạc Đăng Dung.
Câu 29. Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là “quân ba chỏm”?
A. Khởi nghĩa Trần Tuân.
B. Khởi nghĩa Trần Cảo.
C. Khởi nghĩa Phùng Chương.
D. Khởi nghĩa Trịnh Huân.
Câu 30. Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?
A. Lật đổ nhà Lê sơ.
B. Tiêu diệt tất cả các thế lực các cứ ở địa phương.
C. Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
D. Bị dập tắt nhanh chóng nhưng để lại bài học kinh nghiệm quý báu.
Câu 31. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.
B. Nhà Mạc với nhà Lê.
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.
Câu 32. Đâu là ranh giới chia cắt đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
B. Đèo Hải Vân (Đà Nẵng).
C. Sông Gianh (Quảng Bình).
D. Đèo Ngang (Quảng Bình).
Thu gọn
1.Trong lần tiến quân năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đã thu được kết quả quan trọng nào ?
A. Đánh tan quân Thanh
B. Lật đổ chính quyền họ Trịnh
C. Đánh tan quân Xiêm
D. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
2. Cuối năm 1788, nhà Thanh lấy cớ gì để tiến quân vào nước ta ?
A. Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu
B. Chúa Trịnh cầu cứu
C. Nhà Mạc cầu cứu
D. Chúa Nguyễn cầu cứu
3. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn khiến quân Thanh phải bỏ chạy về nước ?
A. Rạch Gầm-Xoài Mút
B. Quy Nhơn-Bình Định
C. Ngọc Hồi-Đống Đa
D. Phú Xuân-Huế
4. Ý kiến nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
A. Lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê
B. Đặt nền tảng thống nhất đất nước
C. Dập tắt các cuộc nổi loạn của nông dân ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài
D. Đánh an các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc
cột A | cột B | kết quả |
năm 1789 | a. Quang Trung đột ngột qua đời | B |
năm 1792 | b. Quang Trung đại phá 29 vạn quân thanh | A |
năm 1802 | c. Bộ luật Gia Long được ban hành | D |
năm 1815 | d. nhà Nguyễn Thành lập | C |
e. đánh tan quân xâm lược xiêm | |
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII
b) Nguyễn Trãi sinh vào năm:
1980 - 600 = 1380
Năm đó thuộc thế kỉ XIV
refer
1)
- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa. * Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh. Quang Trung đại phá quân Thanh: chủ trương, diễn biến chính, kết quả.
2)
Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm 1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, ở ngôi được 4 năm, hưởng thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ hoàng đế.
3)
Khái niệm Bộ luật Gia LongBộ luật Gia Long, tên gọi chính thức là “Hoàng Việt luật lệ”, ngoài ra, còn được gọi với tên khác như “Hoàng triều luật lệ”, “Quốc triều điều luật. Bộ Gia Long do Tổng tài Nguyễn Văn Thành chủ trì việc biên soạn từ năm 1811 theo chỉ dụ của vua Gia Long và được ban hành năm 1815.
Tham khảo
1
Chỉ trong vòng 5 ngày đêm (từ ngày 30/12 - 05/01 năm Kỷ Dậu tức từ ngày 25 đến 30/01/1789), dân tộc ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi đất nước, giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng Tổ quốc.
2
Đột ngột qua đời khi còn đang độ sung sức, cái chết của vua Quang Trung từ lâu đã trở thành một bí ẩn lớn trong sử sách nước ta. Về ngày mất của vua Quang Trung, Đại Nam liệt truyện ghi là ngày 29 tháng 9 năm Nhâm Tý (1792).
3
Bộ luật Gia Long, tên gọi chính thức là “Hoàng Việt luật lệ”, ngoài ra, còn được gọi với tên khác như “Hoàng triều luật lệ”, “Quốc triều điều luật. Bộ Gia Long do Tổng tài Nguyễn Văn Thành chủ trì việc biên soạn từ năm 1811 theo chỉ dụ của vua Gia Long và được ban hành năm 1815.
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII
b) Nguyễn Trãi sinh vào năm:
1980 - 600 = 1380
Năm đó thuộc thế kỉ XIV
câu 1. Năm 1815
câu 2.Cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: Phủ Thừa Thiên (còn gọi là Quảng Đức) là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh
Đáp án B