K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vâng! “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Tôi không lý giải được tại sao mình lại thích những câu thơ đó đến như thế để rồi cứ mỗi lần nghe tiếng trống tựu trường lại nhẩm đọc và thao thiết nhớ về một thời áo trắng dấu yêu.

Có lẽ, “tiếng trống trường giục giã” của đời thực đã khơi nguồn cảm hứng và làm cho người thơ “bỗng nhớ”, nhớ đến da diết cái thuở chung trường, chung lớp, chung những vui buồn tuổi học trò. Vẫn biết tuổi thơ một đi không trở lại và người thơ đã “có cả cuộc đời rồi”, thế mà Chử Văn Long vẫn mở một lối về cho nỗi nhớ. Hiển hiện trên trang thơ của anh là một nỗi khát thèm được sống lại “thêm một lần”, “thêm một lần nữa” những gì tuổi thơ anh đã trải.

Tôi có cảm giác bài thơ được viết liền mạch trong một xúc cảm dào dạt, tuôn chảy tự nhiên, không câu nệ ngôn từ hay cách cấu tứ. Anh không cố tình tái hiện những gì đã thành kỷ niệm nên hình ảnh thơ chỉ là những ảo ảnh hiện về trong nỗi niềm tiếc nhớ đến khôn nguôi.

Nhớ đến quay quắt “Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi/ Bàn chân nhỏ qua đồng qua ruộng/ Tiếng trống trường giục giã những mùa thi” đã làm dội lên lên trong anh ước muốn được gặp lại bạn bè, được về thăm thầy cũ sau bao năm cách biệt. Dường như anh ý thức được cái điều chỉ “vừa mới đấy” thôi mà giờ đã thành điều không thể nên tiếng thơ ray rức đến quặn lòng. Những khổ thơ liên tiếp nhau đều bắt đầu bằng nghi vấn: “sao chẳng về tụ lại”, “sao chẳng thể thêm lần gặp nữa”, “sao chưa đến tìm nhau bè bạn”, “sao không thể cùng về thăm thầy cũ”... mà như thấm nỗi đau của người trong cuộc. Và đằng sau những câu hỏi tu từ ấy là cả một nỗi niềm:

Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt

Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu

Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại

Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau

Thì ra, tiếng trống ấy bao năm rồi vẫn còn giục giã trong anh. Và cứ thế anh khát thèm thêm lần gặp nữa để được “ngồi chung bàn chung ghế như xưa/ Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng/ Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ”. Người thơ còn muốn gọi về cả những tháng ngày “trọ học thổi cơm chung” để “ngồi lại thêm một lần so đũa/ Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm”. Quả là “nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau/ Đẹp như là không đâu vào đâu”(*). Có thể nói, một chút buồn nhớ đã làm cho tiếng thơ thật đến nao lòng. Cũng được viết với mạch cảm xúc ấy song ta có cảm giác như Chử Văn Long đã để người thơ làm chủ tình cảm, nhận ra chân giá trị của “từng hồi trống” vang lên từ “cái trống da trâu thay bọc lại bao lần” mà hơn một lần cảm được ơn sâu người thầy cũ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng...”

Như một hồi trống dài được nhắc lại bằng đôi ba tiếng rành rõ, bài thơ khép lại bằng đôi câu: “Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Phải chăng đó là sự lặp lại cần thiết để khẳng định một điều đã thành qui luật cuộc đời? Và tôi bỗng nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Duy:

Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi

dù chúng ta cứ việc già nua tất

xin thương mến đến tận cùng chân thật

những miền quê gương mặt bạn bè...

31 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

  Âm thanh gần gũi, thân thương của tiếng trống trường làng vẫn luôn gắn liền với những năm tháng tuổi thơ và còn vang vọng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Những giai điệu trầm bổng ấy vẫn hằng đánh thức hồn người, gợi nhớ những kỷ niệm tuổi học trò, gợi nhớ hình ảnh bạn bè, thầy cô và mái trường xưa…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Tên gọi Cà Mau có nghĩa là nước đen. Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Mũi Cà Mau - vùng đất tận cùng tổ quốc, một điều kỳ diệu và độc đáo không nơi nào có được, mà cư dân hay ví von là: “Ðất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

3 tháng 2

- Những bài thơ, bài hát viết về con sông quê hương:
Sông quê em và sông quê anh - Nghi Lâm; Ráng chiều - Lâm Bình; Bài thơ: Nhớ sông quê - Hoàng Minh Tuấn; Khúc hát dòng sông - Phan Thu Hà. Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh....
- Dòng sông quê hương - dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

17 tháng 4 2019

Câu thơ: Hạ qua rồi còn xác lá thu bay.

8 tháng 1

Chúng ta cần lắng nghe trái tim mình để biết được bản thân mình đang muốn gì, cần gì, biết được những gì, từ đó mà nhắc nhở bản thân sống chân thành, chân thật với cảm xúc của mình, cũng là cách để bạn hiểu được giá trị của bản thân với thế giới xung quanh.

9 tháng 4 2021

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

17 tháng 4 2022

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

17 tháng 4 2022

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

3 tháng 2

- Những bài thơ, bài hát viết về con sông quê hương:
Sông quê em và sông quê anh – Nghi Lâm; Ráng chiều – Lâm Bình; Bài thơ: Nhớ sông quê – Hoàng Minh Tuấn; Khúc hát dòng sông – Phan Thu Hà. Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh....
- Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

24 tháng 12 2016

Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bàng một tiếng gà trưa nhảy ố trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.

Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.