K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện:

- Có những công trường thủ công lớn ở Giang Tây - đồ gốm Cảnh Đức.

- Xưởng dệt; nhà buôn lớn.

- Thành thị nhiều như Bắc Kinh, Nam kinh.

Câu 1: 

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn lao.

Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là :

-Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.

- Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 - 2001 tốc độ tăng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.

Câu 2: 

-  Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

Câu 3: 

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Kinh tế các nước khó khăn, kém phát triển.

- Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

 

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

 

12 tháng 12 2019

- Các vua thời Minh, Thanh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Trong nông nghiệp, nhà nước đã chủ trương cải tiến kỹ thuật sản xuất, làm cho sản lượng lương thực tăng lên đáng kể.

- Đến đầu thế kỷ XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

- Về ngoại thương, thời Minh, Thanh cũng có những bước phát triển mới, đã có thương nhân châu Âu đến buôn bán tại Trung quốc.

9 tháng 11 2021

đúng

14 tháng 10 2018

Lời giải:

Từ thế kỷ XVI, Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa:

- Thủ công nghiệp xuất hiện công trường thủ công, xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao.

- Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.

- Ngoại thương phát triển, Quảng Châu là thương cảng lớn nhất, thương nhân Trung quốc buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, ….

Đáp án cần chọn là: C

27 tháng 12 2020

trung quốc là nươc phát triển đa thành phần kinh tế họ xuất khẩu khắp thế giới các mặt hàng như may mặc giá cực kỳ rẽ và họ đưa người đi khắp thế giới để học hỏi sau đó trở về phục vụ cho đất nước hiện nay họ là nước đang trên đà đi lên về kinh tế cao nhất thế giới.

27 tháng 12 2020

Cảm ơn😉

26 tháng 2 2016

Các vua triều đại Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVI, quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn vinh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

- Sự thịnh trị của nhà Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị. Ngay từ khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế TW tập quyền (quyền lực ngày càng tập trung vào tay vua, bỏ chức thừa tướng, Thái úy, giúp việc cho vua là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp chỉ huy quân đội)

30 tháng 10 2023

C1. Thời Đường (618-907) được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của phong kiến Trung Quốc vì nó đánh dấu một giai đoạn phát triển văn hóa, kinh tế và chính trị đáng kể. Có một số lý do chính để giải thích sự thịnh vượng của thời Đường:

1. Cải cách hành chính: Thời Đường thực hiện nhiều cải cách hành chính, bao gồm sự tách biệt giữa quyền lực quân sự và quyền lực dân sự, cải cách thuế và hệ thống quản lý đất đai. Điều này giúp tạo ra một hệ thống quản lý hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

2. Phát triển kinh tế: Thời Đường chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nông nghiệp, thương mại và công nghiệp đều được khuyến khích và phát triển. Sự phát triển của hệ thống giao thông, như đường sông và đường bộ, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và trao đổi hàng hóa.

3. Sự ủng hộ và khuyến khích của triều đình: Triều đình Đường đã đặt sự phát triển kinh tế và văn hóa là ưu tiên hàng đầu. Họ khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Sự ủng hộ này đã tạo ra một môi trường thịnh vượng cho sự phát triển của xã hội.

C2. Kinh tế thời Minh-Thanh (1368-1912) có một số điểm mới so với thời Đường:

1. Thương mại quốc tế: Thời Minh-Thanh chứng kiến sự mở cửa và phát triển thương mại quốc tế. Trung Quốc đã trở thành một trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực và thế giới, thúc đẩy trao đổi hàng hóa và văn hóa với các quốc gia khác.

2. Sự phát triển của nông nghiệp: Thời Minh-Thanh chứng kiến sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt là trong việc sử dụng phân bón và công nghệ canh tác tiên tiến. Điều này đã tăng năng suất nông nghiệp và cung cấp nguồn lực cho sự phát triển kinh tế.

3. Sự đa dạng hóa kinh tế: Thời Minh-Thanh đã chứng kiến sự đa dạng hóa kinh tế, với sự phát triển của các ngành công nghiệp như dệt may, sản xuất gốm sứ, chế tạo kim loại và thủ công mỹ nghệ. Điều này đã tạo ra sự phát triển kinh tế đa ngành và đa dạng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thời Minh-Thanh cũng đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề như chiến tranh, thảm họa tự nhiên và sự suy thoái chính trị, điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của thời kỳ này. 

30 tháng 10 2023

cảm un nha

16 tháng 8 2023

Điểm mới của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là:

+ Nông nghiệp phát triển hơn, do có nhiều bước tiến về kĩ thuật gieo trồng; diện tích canh tác được mở rộng; sản lượng lương thực nhiều hơn.

+ Trong thủ công nghiệp: hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công.

6 tháng 10 2021

- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành.

- Tần Thuỷ Hoàng đã thi hành một loạt chính sách như chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam...

- Các vua thời nhà Hán đã xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

=> Nhờ thế, kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước đã vững vàng. Nhà Hán còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.

6 tháng 6 2017

Gợi ý làm bài

Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân. Tiếp sau đó là chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).

- Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phóng miền Nam 30 - 4 - 1975. Trong thời gian đó, miền Bắc vừa kiên trì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Nam dưới chế độ chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế chỉ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng,... chủ yếu phục vụ chiến tranh.

- Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, do gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu.