Mọi người ơi >w<
Mọi người ktra văn 15' đầu năm chx??
Cho mk xin đề mk làm thử, mai mk ktra :v
MK CẦN GẤP Ạ!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Tham Khảo :
Con người thông minh thì làm việc gì cũng dễ dàng vì họ nghĩ ra các phương pháp tốt và hiệu quả nhất để giải quyết những đề đó. Người thông minh nếu có nhân cách và đạo đức tốt thì sẽ trở thành những nhân tố giúp đất nước phát triển. Dân gian đã lưu truyền rất nhiều câu chuyện nói về người thông minh nhưng câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất là câu chuyện "Em bé thông minh" sau đây tôi xin kể lại câu chuyện.
Ngày ấy, đất nước ta đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, ở bên ngoài kia bọn giặc nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Nhà vua lo lắng cho đất nước cho muôn dân thiên hạ nên đã cử một viên quan đi khắp đất nước để tìm người tài. Viên quan ấy đã đi khắp nơi, đến nhiều chỗ, gặp qua rất nhiều người và ra những câu hỏi hóc búa nhưng ông vẫn không tìm được người nào cả.
Một hôm ông đi qua một cánh đồng thấy hai cha con nọ đang đi cày ruộng ông đứng lại hỏi "Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?" đây là một câu hỏi khó bởi nào có ai đếm lại xem mình đã cày bao nhiêu đường, người cha loay hoay không biết trả lời làm sao thì đứa con đã của người nông dân kia đã hỏi ngược lại: Con sẽ trả lời câu hỏi của ngài nếu ngài cho con biết chính xác một ngày đường ngựa của quan đi được bao nhiêu bước? Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì sửng sốt ông ngạc nhiên với tài năng của cậu bé ông nghĩ đây nhất định là thiên tài rồi và ông liền hỏi lại tên địa chỉ quê quán rồi về tâu lại với nhà vua.
Về đến cung ông đã kể lại chuyện này cho nhà vua nghe và ông khẳng định với nhà vua đây chính là nhân tài của đất nước. Nghe thấy viên quan khẳng định chắc nịch như thế vua mừng lắm, nhưng ông vẫn muốn thử tài năng của cậu bé nữa để xác minh lại. Vua liền hạ chỉ ban cho làng của cậu bé ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và yêu cầu dân làng phải dùng số gạo ấy để nuôi trâu, một năm sau ba con trâu ấy phải đẻ thành chín con. Nếu không nộp đủ thì làng phải chịu tội". Thấy thế dân làng ai nấy đều lo lắng lắm vì trâu đực là sao mà đẻ được con, dân làng đã họp bàn rất nhiều lần nhưng vẫn không tìm được giải pháp. Cậu bé nghe được chuyện này liền thưa với cha: Cha ơi, đây chẳng phải lộc vua ban ư? cha hãy nói với dân làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người cùng ăn. Còn lại một trâu và thúng gạo cha xin làng bán để lấy lộ phí cho hai cha con ta vào cung. Nghe lời con nói người cha ra đình làng nói với làng cả làng sửng sốt nhưng không tìm được giải pháp nào nên đánh chấp nhận.
Ngày hôm sau, hai cha con bắt đầu lên đường để vào kinh, khi đã đến cổng vua, cậu bé bảo cha đứng ngoài đợi còn mình thì lẻn vào sân vua để khóc. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc nhà vua liền sai lính ra đưa cậu bé vào hỏi "Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?" Nghe thấy vua hỏi cậu bé liền nói: "Thưa đức vua, sự tình là như vậy, mẹ con mất từ sớm mà cha thì mãi không chịu đẻ thêm em bé để cùng chơi đùa với con. Dám mong nhà vua hạ lệnh để cha con đẻ em cho con chơi". Vua nghe xong liền bật cười và nói: " Ngươi muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha chứ cha ngươi là đàn ông thì sao mà đẻ được" cậu bé nghe thấy thế liền đáp lại "Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!"
Trước cách ứng xử nhạy bén của cậu bé cả vua và chiều thần đều trầm trồ khen ngợi. Nhà vua chưa dừng ở đó ông vẫn muốn thử cậu bé thêm lần nữa. Hôm sau khi hai cha con đang ngồi ăn cơm thì sứ giả đến ông ta mang theo một con chim sẻ và bảo cậu làm ra ba mâm cỗ đầy. Em bé ngồi nghĩ một lúc và cậu đưa cho sứ giả một cây kim và bảo mang cây kim này đi rèn thành một con dao để sẻ chim.
Sứ giả về tâu với nhà vua và vua rất vui mừng vì đã tìm ra nhân tài liền ban thưởng cho hai cha con họ.
Nước láng giềng đang lăm le xâm lược nước ta nhưng chúng vẫn chưa hành động vì sợ nước ta có nhân tài nên chúng đã gửi sứ giả sang để thám thính. Sứ thần mang lên một vỏ ốc dài và một sợi dây đố dùng sợi dây xuyên qua ruột ốc. Câu hỏi của nước bạn của thật rất khó, các bá quan trong triều thử hết mọi cách nhưng không làm được. Không tìm được cách nhà vua liền sai sứ giả trở về quê cậu bé xem tìm được cách nào không đến nơi sứ giả trình bày câu chuyện cho cậu bé nghe và cậu bé bật cười và hát :
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Và em bé bảo cứ làm theo cách đấy là được. Viên sứ giả vội về tâu với nhà vua cả triều đình vui sướng sứ giả nước láng giềng thán phục. Nhà vua đã phong cho em bé là trạng nguyên đưa vào cung để tiện hỏi han.
Nước ta từ xưa đến nay có rất nhiều người tài giỏi họ thông minh bẩm sinh nhưng cũng nhờ chăm chỉ học hỏi. Là thế hệ trẻ của tổ quốc chúng ta cần chăm chỉ học tập rèn luyện cố gắng trở thành người có ích cho đất nước.
Tham khảo:
Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.
Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.
Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.
Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.
Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.
Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.
Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất , người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui, nỗi buồn , không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh Anh.
Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ đáng chú ý ấy thì gây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi quý Minh Anh lắm, may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Minh Anh, không ai có thể quênđược hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh chính là cô giáo nhỏ của mình.
Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời gian dành cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng hình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “phụ quán cũng có thú vui của nó, bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh, khi đi học trở lại, tôi vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân, tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn.
Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn.
Tham khảo
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai vợ chồng nông dân nghèo đi ở cho một phú ông. Họ đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có được một mụn con cho vui cửa vui nhà.
Một hôm, hai vợ chổng vào rừng kiếm củi cho chủ. Trời nắng to, người vợ khát nước mà không tìm thấy suối, đành uống nước đọng trong một chiếc sọ dừa ở dưới gốc cổ thụ. Thế rồi bả có thai.
Sau khi chồng mất, bà sinh ra một đứa bé dị dạng, chỉ có cái đầu tròn lông lốc mà không có chân tay. Buồn.rầu và sợ hãi, bà toan đem vứt đi thì đứa bé bỗng cất tiếng van xin:
-Mẹ ơi, con là người đấy! Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp!
Thấy thương, bà đành để con lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Từ đó, hai mẹ con sớm tối có nhau.
Ngày qua tháng lại, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng đỡ đần được việc gì cho mẹ. Một hôm, bà mẹ than rằng:
-Con nhà người ta bảy tám tuổi đã biết chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì!
Sọ Dừa nói :
-Con có thể chăn bò được. Mẹ cứ xin với phú ông cho con đến chăn bò.
Bà mẹ ngạc nhiên lắm nhưng vì Sọ Dừa giục mãi nên bà đành tới nhà phú ông. Nghe bà nói, phú ông ngần ngại, băn khoăn. Thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy làm thế nào mà chăn dắt cả đàn bò đông như vậy? Nhưng lòng tham lại khiến ông ta nghĩ: “Nó bé thế, chắc là ăn ít, khỏi tốn cơm, công sá lại chẳng là bao. Thôi, cứ thử xem sao!”.
Thế là Sọ Dừa đi ở chăn bò cho nhà phú ông. Ngày nào cũng thế, nắng cũng như mưa, sáng Sọ Dừa lăn theo đàn bò ra đồng, tối lại lăn sau đàn bò về chuồng. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng, lông bóng mượt. Nhìn đàn bò béo tốt, phú ông mừng lắm.
Ngày mùa, lúa đã chín vàng. Tôi tớ trong nhà ra đồng gặt lúa hết cả. Phú ông đành sai ba cô con gái thay nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị thấy Sọ Dừa xấu xí thì cười chê, hắt hủi. Riêng cô út hiền lành tốt bụng, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, đến lượt cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Vừa tới chân đồi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von, trầm bổng. Cô nhẹ nhàng nấp sau bụi cày rình xem thì thấy trước mắt hiện ra cảnh tượng lạ lùng: một chàng trai khôi ngô tuấn tú ngồi trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây đang say mê thổi sáo. Xung quanh chàng, đàn bò ung dung gặm cỏ.
Chợt một cành khô gãy dưới chân. Nghe tiếng động chàng trai giật mình biến mất. Chỉ còn Sọ Dừa lăn lóc ở đấy. Mấy lần đều như thế, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường. Từ đó, cô thầm yêu Sọ Dừa, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.
Hết hạn chặn bò, Sọ Dừa trở về nhà. Chàng giục mẹ đến hỏi con gái phú ông cho chàng. Bà mẹ sửng sốt tưởng mình nghe nhầm. Sau thấy con năn nỉ mãi, bà đành chiều ý, kiếm buồng cau mang tới nhà phú ông. Phú ông vuốt râu cười khẩy:
-Ừ, được! Bà hãy bảo còn trai bà rằng muốn cưới được con gái ta thì phải sắm cho đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, một con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây!
Ngẫm thân phận nghèo hèn, bà mẹ tủi thân lủỉ thủi ra về. Bà kể lại lời phú ông cho Sọ Dừa nghe, nghĩ rằng con minh sẽ thôi không đòi lấy vợ nữa. Ai ngờ chàng bảo rằng mình sẽ lo đủ những lễ vật trên.
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên trước những lễ vật quý giá bỗng dưng xuất hiện cùng với mười gia nhân khoẻ mạnh đang chuẩn bị khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Không thể nuốt lời hứa, phú ông bèn nói:
-Để ta hỏi xem trong ba đứa con gái của ta, có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã!
Hai cô chị bĩu môi chê bai, khinh bỉ Sọ Dừa rồi cười chế giễu. Riêng cô út cúi đầu e thẹn, tỏ ý bằng lòng làm vợ chàng.
Ngày cưới được tổ chức thật linh đình nhưng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng nhiên, từ phòng cô dâu, cô út sánh vai với một chàng trai khôi ngô tuấn tú bước ra tươi cười chào mọi người. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ. Còn hai cô chị vợ thì vừa tiếc rẻ vừa ghen tức.
Vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc bên nhau. Cô út chăm chỉ, siêng năng lo việc nhà; còn Sọ Dừa miệt màỉ đèn sách chờ khoa thi và chàng đã đỗ Trạng nguyên. Mẹ chàng và vợ chàng mừng vui khôn xiết.
Ít lâu sau, vua sai chàng đi sứ. Khi chia tay, chàng trao cho vợ hai hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà; lại dặn nàng luôn mang theo các thứ đó bên mình, phòng khi cần dùng đến.
Sau khi cô út thành vợ Trạng nguyên, hai cô chị đem lòng ganh ghét, rắp tâm làm hại em để thay làm bà Trạng. Nhân lúc quan Trạng đì sứ vắng nhà, hai cô chị rủ em chèo thuyền ra biển rồi đẩy em ngã xuống nước. Một con cá kình nuốt cô út vào bụng, sẵn có con dao, cô đâm chết nó. Xác cá dạt vào một đảo hoang. Cô út lấy dao khoét bụng cá chui ra rồi chặt cây, cắt tranh dựng một túp lều nhỏ trú thân. Cô lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau lấy lửa rồi xẻ thịt con cá nướng ăn qua ngày, chờ có thuyền nào đi qua thì kêu cứu. Hai quả trứng nở thành đôi gà trống mái quấn quýt làm bạn với cô.
Một hôm, có chiếc thuyền cắm cờ quan Trạng chạy ngang qua đảo. Bỗng nhiên chú gà trống vươn cao cổ gáy một tràng dài: Ò ó o.. Phải thuyền quan Trạng rước cô tôi về !Thấy sự lạ lùng, quan Trạng ra lệnh ghé thuyền vảo đảo. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi; Quan Trạng đưa vợ về nhà và giấu kín trong buồng.
Chàng mở tiệc đãi dân làng. Hai cô chị cũng được mời dự. Hai ả thi nhau khóc lóc, tỏ vẻ thương tiếc cô em bạc phận. Quan Trạng không nói gì, bước vào buồng dắt vợ ra chào hỏi mọi người. Hai cô chị độc ác xấu hổ, không thốt nên lời. Chúng bỏ quê trốn đi biệt xứ. Từ đó trở đi, không ai nhìn thấy chúng đâu. Có người kể rằng chúng đã bỏ xác chốn rừng sâu.