K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2020

2.

Hôm ấy, cô Hà là tiết trả bài kiểm tra văn 45'. Kể từ lúc làm tới hôm nay thì cũng được 2 tuần rồi. Cô đến lớp như mọi hôm. Cả lớp đứng dậy nghiệm chào cô. Nhưng có một điểm khá khác, trông cô có vẻ vui hơn mọi ngày. Cô nhẹ nhàng mở cặp, đặt lên bàn rồi cô nói :Điểm của lớp ta lần này có tiến bộ. Các bạn đều đã rất cố gắng cô cảm thấy sự sáng tạo trong mỗi bài viết. Cô một số bài viết rất tốt, ý rất sáng." Sau khi cô khen xong cô vẫn có góp ý một số lỗi nhỏ về cách dùng từ, xuống dòng,... Sau đó cô bảo lớp trưởng lên trả lài cho các cả lớp riêng có một bài cô giữ lại. Cả lớp bắt đầu xôn xao, cả lớp ai cũng mong ngóng điểm cả. Và, tôi cũng thế tôi thầm mong sao lần này điểm có thể đạt điểm khá vì tôi đã cố gắng rất nhiều. Tôi đợi mãi tim đập thình thịch, tôi ngơ ngác một lúc lâu vì mãi vẫn chưa thấy bài tôi ở đâu. Cho đến khi nhỏ lớp trưởng phát hết bài kiểm tra trong tay rồi nhưng vẫn chưa thấy bài tôi đâu, tôi thật sự đang hoảng. Tôi đang định hỏi cô bài đâu thì cô bảo: Đây là bài của Trang, bài viết thực sự rất khá, chữ lại rất rõ ràng sạch sẽ, ý tưởng và tư duy rất tốt. Cô cho bạn trang 9 điểm. Vâng, Trang chính là tên của mình đấy. Ôi nhìn con 9 đỏ ở trên trang giấy, tôi ngắm mãi. Nhìn ánh mắt ngưỡng mộ của các bạn, sự tán thưởng của cô, tôi lấy làm hãnh diện lắm. Công sực bỏ ra thực sự rất đáng. Tôi tự hứa lầm sau sẽ cố gắng hơn nữa để đạt được điểm tốt nhiều nhiều nữa

6 tháng 12 2019

Yếu tố miêu tả: chú gà trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy.

Yếu tố tự sự: buổi sáng hôm ấy, tôi mang con gà ra đứng trước thềm

Các yếu tố tự sự và miêu tả làm cho đoạn văn miêu tả món đồ chơi trở nên sinh động hơn, thể hiện phong phú tình cảm của người viết, tạo cảm giác chân thật cho người đọc.

tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó trong văn biểu cảm:Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất là con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm,...
Đọc tiếp

tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó trong văn biểu cảm:

Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất là con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần dần lúc hạ giọng, giống y như dáng điệu con gà lúc gáy. Còn gì vui hơn với một đứa bé, khi nó được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai: “Ó… ò…o”! Bao giờ tôi cũng thử rất lâu để chọn được một con gà đất có giọng trầm; biết cách bụm hai bàn tay để điều khiển giọng gáy thật sinh động, giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng.

Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi tính mong manh của chúng. Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm… Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bong bóng bay? Đồ chơi trẻ con, đó là nỗi vui mừng khi có được trong tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn.

giúp mk với nha, mai mk kiểm tra rồi

0
tả văn về con chó bị lạc và chủ nó phải treo biển khắp mọi nơi vì không tìm đc chó🤣Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu con chó đấy. Nó đã làm gì mà bị lạc?Thân bài: Lúc em nhìn thấy biển về cái gì? Khi em thấy con chó bị lạc ấy ở đâu? Lúc ấy em làm gì mà lại thấy con chó bị lạc đấy? Ngoại hình: Chú chó dáng người như thế nào? Khi em thấy thì con chó như nào? bẩn hay sạch?Tai chú to hay nhỏ? Chân / tay của con chó...
Đọc tiếp

tả văn về con chó bị lạc và chủ nó phải treo biển khắp mọi nơi vì không tìm đc chó🤣
Dàn ý: 

Mở bài: Giới thiệu con chó đấy. Nó đã làm gì mà bị lạc?
Thân bài: Lúc em nhìn thấy biển về cái gì? Khi em thấy con chó bị lạc ấy ở đâu? Lúc ấy em làm gì mà lại thấy con chó bị lạc đấy? 
Ngoại hình: Chú chó dáng người như thế nào? Khi em thấy thì con chó như nào? bẩn hay sạch?Tai chú to hay nhỏ? Chân / tay của con chó đấy như nào? đầu nó như nào? 
Hoạt động của em và chó:Chó có dại dột để chuẩn bị cắn em không? Con chó đấy có phải là chó dại không? Khi em cho về nhà em để chó ở tạm thì em có lo lắng gì không? Bố mẹ em cư xử như nào về việc chỉ vì em thấy con chó bị lạc? Khi chó ở nhà em tạm thì em hoặc bố mẹ em có cảm xúc như thế nào? Con chó đấy có cảm xúc như nào? Sau mấy ngày chủ của nó đã liên lạc được bố mẹ em chưa? Suốt mấy ngày ở tạm, chó có vui không? khi chủ nó đến, chó có vui không?
Kết bài: Cảm xúc của em hoặc là bố mẹ em như nào? khi trông tạm con chó đấy có mệt mỏi với em và bố mẹ em không? Em có mong rằng sẽ được gặp lại con chó đấy không?

2
8 tháng 5 2022

Ko bít nữa

8 tháng 5 2022

Chịu nhé

8 tháng 11 2019

Sáng nay, gió mùa đông bắc tràn về. Những cơn gió mang hơi thở lạnh lẽo của mùa đông phương bắc, cái giá lạnh cắt da cắt thịt. Ấy vậy mà khi đi học, tôi lại không mặc áo ấm. Ngồi trong lớp tôi rét run lên và thầm nghĩ :" Sao lạnh quá! Kiểu này về thế nào cũng ốm mất.Ước gì bây giờ mẹ mang áo tới cho mình." Bỗng nhiên tôi nhìn thấy mẹ đang đứng ngoài của lớp với chiếc áo lên trên tay nét mặt mẹ tươi cuwoif nhưng cũng có phần lo lắng. Mẹ xin phép cô cho tôi ra khỏi lớp rồi giục tôi mặc áo. Đây là là chiếc áo len mẹ đan cho tôi từ mùa đông năm ngoái, khoác chiếc áo vào tôi cảm thấy được sự ấm áp của tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho tôi. Lúc này tôi chỉ muốn ôm chầm ấy mẹ mà nói rằng "Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ nhiều lắm!"

27 tháng 10 2021

Em tham khảo dàn ý:

1. Mở bài:

Ai cũng đã từng mắc sai lầm.

Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.

 

2. Thân bài:

Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.

Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).

Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…

Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).

3. Kết bài:

Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.

Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

27 tháng 10 2021

Chị Nguyên ơi em hỏi với ạ \: Cô Ly là bên Văn đúng ko ạ ?

31 tháng 10 2019

Bài 1

I – Tìm hiểu đề:

– Thể loại: Tự sự (kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm).

– Nội dung: Kể lại một kỉ niệm (câu chuyện) đáng nhớ nhất giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.

– Hình thức: Bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.

– Yêu cầu:

+ Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nên nó phải sâu sắc, có ảnh hưởng to lớn đến suy nghĩ, tình cảm hay nhận thức của người viết.

+ Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.

+ Cần trả lời được các câu hỏi sau:

– Đó là kỉ niệm gì?

– Xảy ra vào thời điểm nào?

– Diễn biến của câu chuyện như thế nào?

– Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì?

* Chú ý:

– Bài viết cần tự nhiên, chân thành.

– Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện những tình cảm, cảm xúc của mình khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc về tình cảm thầy trò.

– Khi kể, cũng cần kết hợp với các yếu tố miêu tả (hình dáng, trang phục, giọng nói…), yếu tố biểu cảm để bài văn sinh động hơn.

II – Dàn ý:

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo mẫu 2

I. Mở bài:

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

(Hoặc:

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

II. Thân bài:

1/ Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.

2/ Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3/ Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.

- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.

- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4/ Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.

III. Kết bài:

Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.

Bài 2

1/ Phân tích những chi tiết nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi

+ Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì’’. Thái độ “sợ sệt” của cụ Bơ-men khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng (lúc này trên cây chắc chỉ còn lại một hai chiếc lá) nói lên tấm lòng yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Bơ-men. Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì, nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi.

+ Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió và lạnh buốt. Đó là tấm lòng cao thượng của cụ, cụ đã quên mình vì người khác. Cụ cứ lảng lặng làm, không hề nói cho ngay cả Xiu biết ý định của mình.
2/ nhà văn bỏ qua không kể lại việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết là vì +để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột , gây hứng thú cho người đọc +làm thăng hoa hơn hình ảnh cụ Bơ-men trong lòng độc giả , đức hi sinh như thánh thần của cụ +khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống 3/ Lí do chiếc lá cụ vẽ là 1 kiệt tác +Chiếc lá được vẽ sống động như thật . Cả Xiu và Giôn-xi là họa sĩ giỏi cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả +Cụ vẽ bằng tấm lòng nhân ái, cao thượng để vực dậy tinh thần của Giôn-xi +Lấy vẻ đẹp vĩnh hằng của nghệ thuật để cứu sống 1 người nghệ sĩ +Bức tranh được vẽ trong 1 hoàn cảnh khắc nghiệt d) +Xiu và cụ Bơ-men họ cùng sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân . Rõ ràng Xíu đang vô cùng lo lắng vì sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng Giôn-xi sẽ kiệt sức và ra đi +khi Giôn-xi thều thào như ra lệnh "Kéo nó lên , em muốn nhìn", Xiu làm theo 1 cách chán nản +Và khi thấy chiếc lá vẫn còn , Xiu đã vô cùng ngạc nhiên thốt lên "Ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng ...chiếc lá thường xuân vẫn bám trên bức tường gạch" =>Rõ ràng Xiu không hề biết gì về kiệt tác mà vụ Bơ-men đã vẽ , có lẽ đến khi cái chết xảy ra với cụ , Xiu mới dự đoán được sự việc xảy ra +Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn của nó bởi vì nó sẽ làm mất đi sự bất ngờ của câu chuyện . Và chắn chắn Xiu sẽ ngăn cản hành

24 tháng 11 2017

- Từ nọ bổ sung ý nghĩa cho từ ông vua, nhà

- Từ ấy bổ sung ý nghĩa cho từ viên quan

- Từ kia bổ sung ý nghĩa cho từ làng