K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2.Đọc các đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới: a)Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!... (Hoài Thanh - Ý nghĩa văn chương) b) (1)Cồn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. (2)Nắng bây giờ bắt...
Đọc tiếp

2.Đọc các đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

a)Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!... (Hoài Thanh - Ý nghĩa văn chương)

b) (1)Cồn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. (2)Nắng bây giờ bắt đầu lên tới, đốt cháy rừng cây (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sapa)

c) (1)Gía tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (2)Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi. (Tô Hoài - Dế mèn phiêu lưu kí)

- Tìm câu ghép trong các đoạn văn trên

- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép đó

1

a) Câu ghép : Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!

b) Câu ghép : (1) Cồn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.

c) Câu ghép : (1) Gía tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.

Quan hệ ý nghĩa giữa các câu ghép :

a) Quan hệ nguyên nhân - kết quả

b) Quan hệ nguyên nhân kết quả

c) Nguyên nhân kết quả.

12 tháng 1 2023

Viết lại nha em: ''Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại cái cảnh tượng nghèo nàn đến bực nào!''

Câu nói có ý nghĩa: Cho thấy tầm quan trọng của các nhà văn và các công trình văn học. Nếu con người không coi trọng các nhà văn và các tác phẩm văn học thì xã hội sẽ ''nghèo nàn'' tri thức, mọi vật không được thức tỉnh và tất cả sẽ không được nâng cao nhận thức!

1 tháng 12 2019

a) Bài văn "Công nhân sửa đường" có 3 đoạn:

- Đoạn 1: từ "Bác Tâm… cứ loang ra mãi".

- Đoạn 2: từ "mảnh đường… như vá áo ấy".

- Đoạn 3: Đoạn còn lại.

b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.

- Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: "Đẹp quá!..."

- Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.

c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:

- tay phải cầm búa

- tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng

- đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau

- hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng

- đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười

3 tháng 4 2017

ngữ văn 7 hả???

3 tháng 4 2017

ko nghĩ ra luôn m ak

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh...
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (3) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực. (Trích báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015) (*) tha nhân: người khác

Câu hỏi:

a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

. b. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn (1) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

c. (1.0 điểm) Hãy nêu ý chính của đoạn (2). d. (1.0 điểm) Kể ra 3 hành động “quan tâm đến tha nhân” mà mỗi học sinh nên thực hiện mỗi ngày.

0
15 tháng 8 2023

Câu 1:

a. Các cụm từ viết đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại danh từ, rõ hơn là cụm danh từ.

b. Phân tích cấu tạo:

- Những bụi tre ngà

Phụ trước: những

Thành phần chính: bụi tre 

Phụ sau: ngà

- Những vết chân ngựa

Phụ trước: những

Thành phần chính: vết chân ngựa

Phụ sau: không có

- Những ao hồ

Phụ trước: những

Thành phần chính: ao hồ

Phụ sau: không có

Câu 2:

Cụm danh từ: cả người tôi, cái áo đen dài, một tảng đá lớn.

Phân tích cấu tạo:

- Cả người tôi

Phụ trước: cả

Thành phần chính: người tôi

Phụ sau: không có

- Cái áo đen dài

Phụ trước: không có

Thành phần chính: áo

Phụ sau: đen dài

- Một tảng đá lớn

Phụ trước: một

Thành phần chính: tảng đá

Phụ sau: lớn

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới         Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới 

        Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.

      Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không?   Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.

       Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.

        Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.

       Họ hiểu triết lý : Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.

                                    (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn, https://saostar.vn)

Câu 1 :Theo em, văn bản trên thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? 

Câu 2 : Em hãy tìm một trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ đó.

Câu 3. Câu văn  “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4. Viết đoạn văn từ  5-7  câu nêu suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

 

1
23 tháng 4 2022

1. PTBĐ: nghị luận

2. TN: Cách đây hàng trăm triệu năm

=> TN chỉ thời gian

3. Câu trên gợi suy nghĩ về những người biết cố gắng, có những dự định cho tương lai thì sẽ có tương lai chắc chắn, bền vững.

5. Hs trình bày suy nghĩ của bản thân.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận… (Nam Cao – Lão Hạc) Câu 1: Khái quát nội dung của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh. Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 3: Tìm 2 câu ghép có trong đoạn văn. Câu 4: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật ‘“tôi”: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…” Câu 5: Qua đoạn văn trên, em cảm nhận nhân vật “tôi” là người như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn không quá 5 câu ).

0