1. Đổ 738 g nước ở nhiệt độ là 15 độ C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100 g ở 15 độ C, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200 g ở nhiệt độ 100 độ C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiejt là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg .K, của đồng là 380 J/kg.K.
2. Thả 1 quả cầu bằng nhôm có khối lượng 0,2 kg được đun nóng tới 100 độ C vào một cốc nước ở 25 độ C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 35 độ C.
Tính nhiệt lượng quả cầu nhôm toả ra? Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K
Đối với mấy dạng bài thế này bạn cứ nhớ rõ là
Q tỏa = Q thu
Rồi cứ viết các dữ kiện đề cho sau đó ráp vào
1. Cái nào ở nhiệt độ thấp hơn chắc chắn để đến đc nhiệt độ cân bằng nó sẽ phải nhập thêm => tính Q thu
Cái ở nhiệt độ cao -> tỏa nhiệt -> Q tỏa
Gọi KL của nước là m1, của nhiệt lượng kế là m2, miếng đồng là m3
Nhiệt rung riêng của nước là C1 của đồng là C2
Gọi t là nhiệt độ cân bằng
Ta có: Q thu= (m1.C1+m2.C2).( t-15)
Q tỏa = m3. C2.(100-t)
Q tỏa=Q thu
=> (0,738.4200+0,1.380)(t-15) = 0,2.380.(100-t)
3137,6 (t-15) = 76 (100-t)
=> t \(\approx17^oC\)
2.
Q tỏa = m .c.Δt = 0,2.880.(100-35) = 11440(J)