Tả bài văn giới thiệu về cây công nghiệp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo/:
Ở góc vườn nhà em có trồng một cây mít rất lớn. Năm nay cây đã gần mười tuổi rồi nên thường được em trêu, gọi là cụ mít.
Cụ mít cao lắm, cao hơn tất cả các cây khác trong vườn. Thân cây to như cái cột đình, rắn chắc lắm. Bên ngoài thân, được bao phủ bởi lớp vỏ nâu xù xì, có chỗ có nấm mọc bám lên. Những phần thân cây ở đoạn khuất nắng, còn có cả rêu xanh cơ. Những cành mít không quá to và dài như cây bưởi, cây xoài, nhưng nó rất chắc. Những quả mít nặng vài kí cũng không khiến nó phải lo lắng mà. Lá mít thì to như cái muỗng múc cơm, màu xanh, khi già sẽ chuyển đỏ rồi rụng xuống gốc. Đặc biệt, lá mít cứ già thì sẽ rụng chứ không phải chờ đến mùa thu.
Quả mít thường rất to, có quả còn to bằng hai cái nồi cơm. Bên ngoài là rất nhiều những gai nhọn, giúp bảo vệ quả khỏi những con vật phá hoại. Bên trong là những múi mít thơm ngon, ăn hoài không chán. Còn mùi hương của trái mít chín thì thơm lừng. Dù để ở đâu vẫn có thể dễ dàng mà ngửi thấy. Có hôm, mẹ để một trái mít chín vào tủ lạnh, mà đến mấy ngày sau vẫn ngửi thấy mùi. Mỗi năm, cây mít có thể cho đến cả gần hai mươi trái mít chín. Thật là giỏi.
Em yêu quý cây mít lắm. Không chỉ vì cây cho nhiều trái ngon, mà còn vì cây mít đã gắn bó với gia đình em từ lâu rồi. Ngày còn bé, gốc mít là nơi lý tưởng cho những trò trốn tìm hay chơi đồ hàng của em. Mong rằng, dù nắng dù mưa, thì cây mít vẫn mãi luôn xanh tốt như bây giờ.
Tham khảo:
Cây sấu từ lâu đã rất quen thuộc với mọi người, nhất là người Hà Nội.
Cây sấu mọc nhiều ở vùng đất cát pha nhưng ở Hà Nội cũng rất nhiều. Nó thuộc loại dễ thích nghi vì thế mà lớn rất nhanh . Thân cây rắn chắc, có thể cao đến ba mươi mét, nhìn như một người khổng lồ. Cành nhỏ có cạnh và những lông nhung bám bên ngoài màu xám. Lá sấu mọc so le, hình lông chim, mọc dài ra như những cánh tay đang xoè múa. Lá hình trái xoan, đầu tròn góc nhọn, lá rất dài và nhẵn, mặt dưới của lá có một đường gân nổi rõ. Mùa xuân - hè, hoa sấu nở rộ.
Hoa sấu mọc thành chùm, nhỏ, màu trắng xanh. Một thời gian sau, quả sấu non bắt đầu ra đời, lớn dần và mang hình cầu hơi dẹt, đầu tròn trọc lốc. Quả sau khi xanh cứng lắm, lúc chín màu vàng sẫm và chứa hạt bên trong. Mọi người yêu chuộng quả sầu lắm, mùa hè mà nấu canh chua cho quả sấu vào hay lấy "thịt" sấu làm ô mai, sấu dầm,... thì thật tuyệt, ăn vào thấy mát lòng, mát dạ như đuổi đi được cái nắng trưa hè. Thỉnh thoảng, em cùng chị gái đi bộ trên con đường có hàng cây sấu thấy mát rượi và dễ chịu trong người, xua tan đi cái nắng oi ả của mùa hè.
Em rất yêu quý cây sấu, dù sau này có đi đâu xa chăng nữa, em cũng không bao giờ quên được cây sấu yêu dấu này.
Tham khảo:
Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát, trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước Việt Nam – đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người và cây lúa xanh tươi.
Không biết từ bao giờ có khái niệm cây lúa có trong từ điển Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa trở thành cây lương thực chính. Để có được những hạt thóc vàng căng mẩm là bao mồ hôi, công sức của người nông dân. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm, gieo xuống bùn trở thành cây mạ xanh non. Sau khi làm đất ký mạ non được bó lại như lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu. Qua bàn tay chăm sóc của người dân cấy lúa đã phát triển xanh tươi thành ruộng lúa nối bờ mênh mông bát ngát.
Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,….Có nhiều loại thơm ngon, rất nổi tiếng như lúa nàng hương, nàng thơm chợ đào,…. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao, thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Trừ những vùng quá phèn, quá mặn hoặc khô cằn. Ở đâu có nước ngọt là có trồng lúa. Tuy nhiên cây lúa thích hợp nhất vẫn là đất phù sa. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.
Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa.
Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong.
Vụ lúa Việt Nam phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết nên thường có những thời vụ khác nhau. Vụ lúa chiêm gieo từ tháng 10 âm lịch gặt tháng 1-2 năm sau. Vụ lúa xuân gieo từ tháng 2 âm lịch gặt tháng 4-5. Vụ lúa hè – thu gieo tháng 5-6 gặt tháng 8-9.
Hạt lúa, hạt gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm.
Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.
Sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế cây lúa còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Tham khảo:
Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.
Câu 4 : Phần kết bài của bài văn miêu tả cần ?
A. Giới thiệu cảnh được miêu tả
B. Giới thiệu tình cảm với đối tượng được miêu tả
C. Nêu cảm nghĩ về cảnh được miêu tả
Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu con vật có ích nào là trâu, chó, gà, bò… thế nhưng chúng ta cũng không thể nào không nhắc đến con lợn. Có thể nói lợn là một con vật rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ là một con vật nuôi cung cấp nguồn thực phẩm cho con người mà nó còn có nhiều vai trò khác nữa.
Trước hết là về đặc điểm ngoại hình cua nó thì lợn thường có da màu khoang trắng đen hoặc màu trắng. Lợn khi còn bé thì có màu hồng nhạt rất dễ thương và đáng yêu. Bụng của chúng rất là to cái đuôi thì xoắn vào, bốn cái chân ngắn, móng to. Lông thường rất thưa và dài có màu trắng. Đôi mắt của nó thì rất tròn to đen lắm. Cái miệng mà người ta hay gọi là mõm thì dài khi ăn thức ăn thì nó sục mõm cho nước rơi vào cả mũi nhưng vẫn ăn được.
Về thức ăn thì lợn là một con vật ăn tạp và thức ăn chủ yêu của nó là cái loại rau xanh và cám, gạo, cám ngô. Người thường cho nó ăn vào một cái máng dài. Về phân loại thì lợn được chia ra làm hai loại lợn cơ bản đó là lợn sề và lợn cỏ. Lợn sề có màu khoang trắng đen kích cỡ to hơn và thịt thường dai hơn thịt lợn bình thường không tạo nên sự hấp dẫn cho con người. Chính vì thế mà trên thị trường thịt lợn sề bao giờ cũng rẻ hơn thịt lợn bình thường. Những con lợn khác thì có màu trắng bình thường.
Về sinh sản thì mỗi một lứa lợn sẽ đẻ ra gần mười con lợn con. Khi mới đẻ những con lợn ấy phải được tiến hành bẻ răng nanh không thì sẽ cắn mẹ nó khi bú. Lợn con sinh ra màu hồng hào trông rất đẹp và sạch sẽ.
Không chỉ thế lợn là một con vật có ích bởi vì nó có công dụng rất lớn trong đời sống của chúng ta. Thứ nhất là trong kinh tế và đời sống thực phẩm hàng ngày. Ngày nay chúng ta đi ra chợ món thịt lợn là món mà mọi người thường hay mua nhiều nhất. Chính bởi thịt lợn rất ngon và dễ ăn số lượng lại nhiều nên giá cả phải chăng khiến cho nhà ai cũng có thể ăn chứ không như thịt bò đắt. Vậy nên những người nhà không có điều kiện cũng có thể mua về ăn trong bữa cơm hàng ngày. Còn những người bán hàng thì lại có thu nhập đều đều.
Trong đời sống thì chúng ta có thể thấy được đó là thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ngon đẹp mắt như: thịt kho tàu, thịt rang, thịt xào xả ớt, thịt băm… Nói tóm lại lợn cung cấp thực phẩm cần thiết cho con người.
Vai trò thứ hai đó là lợn trở thành nhiều biểu tượng cho con người và còn trở thành cả biểu tượng nghệ thuật. Lợn vô cùng may mắn khi lọt vào top mười hai con giáp để chỉ cho số phận con người. Những người sinh năm lợn được người ta phán rằng có một cuộc sống sung sướng bởi dựa theo đặc tính của con vật này thì cả ngày chỉ có ăn với nằm mà thôi. Đói thì lại kêu no thì lại ngủ. Vì thế những người sinh năm hợi đều mang số phận sướng. Không những thế mà hẳn những con người Việt nam chúng ta không quên được hình ảnh của những bức tranh Đông Hồ với đàn lợn dưới hình một cây khoai nước. Đó là nghệ thuật của nước ta mà cụ thể là ở Bắc Ninh.
Như vậy có thể thấy được vai trò và những đặc điểm cơ bản của con lợn trong cuộc sống của con người chúng ta. Có lẽ chính vì những vai trò to lớn từ vật chất cho đến tinh thần ấy đã khiến cho lợn trở thành một con vật có ích.
Tham khảo:
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai cũng cần có những người bạn thân thiết. Sẽ thật cô đơn và buồn tủi nếu không có ai bên ta để chia sẻ mọi thứ. Xã hội ngày càng phát triển, đôi lúc những người bạn của ta không ai có đủ thời gian để gặp gỡ. Chính vì vậy, càng ngày lại càng có nhiều người xem việc nuôi thú cưng là cách để có người bầu bạn. Bản thân em cũng thế, trong gia đình em có nuôi một chú chó và em luôn coi nó như người thân trong gia đình.
Chú chó nhà em có tên là Đốp. Nó thuộc dòng chó Corgi được nhập từ nước ngoài về. Loài chó này có giá thành khá cao từ 12 - 20 triệu tùy con. Chúng là giống chó chăn gia súc có nguồn gốc từ Pembrokeshire, xứ Wales. Tổ tiên là giống chó đuôi cuộn kiểu Bắc Cực. Ở nước ta, những năm gần đây, giống chó này ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc được nhiều người nuôi để bầu bạn. Tuy nhiên, việc chăm sóc chúng khá khó khăn đòi hỏi người nuôi phải có những hiểu biết nhận định và sự quan tâm đặc biệt dành cho chúng.
Chú chó nhà em đã trưởng thành và không còn phát triển quá nhiều như những chú chó nhỏ khác. Thân người dài khoảng 60cm, bốn chân rất ngắn (chưa bằng một gang tay người lớn). Bộ lông màu vàng óng, bốn chân lại màu trắng càng làm cho chúng thêm xinh đẹp hơn. Một đặc trưng nổi bật của chú là đôi tai to, dỏng cao lên, thỉnh thoảng vẫy vẫy cùng với đôi mắt to tròn đen láy như hòn bi ve nhìn rất thông minh khiến chú được mọi người yêu quý vì quá đỗi dễ thương. Chiếc mõm khá dài và màu đen huyền, bên trong là cái lưỡi hồng hào cùng hàm răng thưa không đều nhau rất ngộ nghĩnh. Cái đuôi ngắn ngủn lấp ló sau đám lông dày nhìn mãi chẳng thấy đâu. Chính những nét đẹp rất riêng biệt đó mà không chỉ gia đình em mà những người xung quanh cũng vô cùng yêu quý Đốp.
Khác với giống chó ta, loại chó này khá kén ăn và cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Mỗi khi mùa hè đến, em đều mang chú ra tiệm chăm sóc thú cưng để người ta cắt tỉa bớt lông nhằm ngăn không cho thân nhiệt của nó không quá cao, tránh trường hợp bị sốc nhiệt. Hàng tuần cứ đều đặn cuối tuần em đưa chú đi tắm, cắt tỉa bộ móng cho thật cẩn thận, đẹp đẽ, sạch sẽ. Chú ăn thức ăn riêng dành cho thú cưng. Ngoài ra, chú còn rất khoái khẩu với sữa chua và xúc xích. Để chăm sóc tốt loại chó này, chúng ta cần hiểu và nắm được tính cách, thói quen và sở thích để có thể chơi với chúng và nuôi chúng tốt nhất có thể. Chỗ ngủ của Đốp cũng được gia đình em chăm sóc kĩ càng. Chú được ở trong một chiếc cũi sắt màu xanh đẹp đẽ, kèm theo đó là một chiếc đệm, gối và chăn cùng màu. Đều đặn hai tuần một lần, mẹ em thay chăn gối cho chú và mang đi giặt giũ sạch sẽ và diệt khuẩn để tránh bệnh tật.
Corgi là loài chó thông minh và gần gũi với con người. Chú chó nhà em là một minh chứng cho sự thông minh của loài chó này. Không chỉ có chó mà những loài động vật khác đã, đang và sẽ trở thành những người bạn thân thiết của con người. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ động vật nói chung để tạo ra một xã hội văn minh hơn.
Cuộc sống thiên nhiên quanh ta vô cùng tươi đẹp.Nó là một thế giới bao la, rộng lớn với rất nhiều các loài cây khác nhau. Mỗi loài lại có những đặc điểm khác nhau không trộn lẫn.Là một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống hoang dã nên tôi rất yêu các loài yêu bởi mỗi chúng đều mang đến những công dụng khác nhau trong cuộc sống của chúng ta.Cuộc sống nhờ đó mà trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.Từ đó mà sẽ giúp ta yêu các loài cây hơn và chắc hẳn trong chúng ta đều có những loài cây mình thích.Chính chúng ta sẽ giúp cuộc sống của chính mình khác biệt và không nhàm chán, vô nghĩa.Hãy trân trọng những gì xung quanh và những gì ta đang có dù là một vật nhỏ nhất.Cây bưởi là một trong những cây ăn quả quen thuộc và có lợi ích rất lớn trong kinh tế với con người. Vì thế theo một lẽ tự nhiên cây bưởi trở nên gắn bó và được mọi người yêu thích.
♥Tomato♥
Tham khảo: Ngô công nghệ sinh học (CNSH) - tiềm năng về nông sản của Cộng hòa Nam Phi
Ngô là cây lương thực chính ở Nam Phi, quốc gia này là nước sản xuất ngô chính trong khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC). Có hơn 9.000 trang trại trồng ngô thương mại, tập trung tại các tỉnh North West, the Free State, the Mpumalanga Highveld và the KwaZulu-Natal Midlands. Diện tích trồng ngô năm 2014 khoảng 2,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 5,04 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 13,6 triệu tấn. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 764 triệu USD đối với mặt hàng ngô. Trong đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 196 triệu USD, tiếp theo là Mexico đạt 96 triệu USD, Zimbabwe đạt 79 triệu USD, Việt Nam là 5 triệu USD…
Cây ngô CNSH là cây trồng chính ở Nam Phi và được sử dụng cho cả người tiêu dùng (chủ yếu là ngô trắng) và thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là ngô vàng). Ngô CNSH được trồng trên 2,16 triệu ha cao hơn 22% so với năm 2015. Diện tích này bao gồm 19,5% (420.000 ha) kháng sâu bệnh, 18,9% (407.000 ha) chịu được thuốc diệt cỏ và 61,7% (1,33 triệu ha) ) của IR/HT. Ngô trắng CNSH được trồng trên 52% (1,123 triệu ha) trong tổng số ngô công nghệ sinh học, ngô vàng ở mức 48%.
Sản xuất ngô ở Nam Phi cho thấy xu hướng sản xuất ngô nhiều hơn ở các vùng ít sử dụng các phương pháp, canh tác hiệu quả hơn. Với công nghệ sinh học, sản lượng ngô tăng gấp đôi trong 20 năm qua ở Nam Phi. Ngô CNSH cũng cho thấy khả năng cải thiện các chiến lược phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ công tác sản xuất ở cả vùng năng suất cao và thấp, đồng thời tăng cường an ninh lương thực liên quan đến việc tiêu thụ ngô trắng ở Nam Phi.
Tham khảo:
Có một thứ quà mà người ta thường ví rằng “đen như địa ngục, đắng như tử thần, ngọt ngào như tình yêu” đó chính là cà phê, là món quà tuyệt vời được cả thế giới đón nhận, vì thế mà có rất nhiều những câu chuyện và hành trình khám phá cây cà phê diễn ra một cách rộng lớn và thú vị.
Cà phê được xem là đồ uống số 1 trên thế giới. Lượng tiêu thụ gần 9.012.540 tấn trên một năm. Nếu nhắc tới cà phê Việt Nam thì không ai không nhắc tới vùng đất đầy nắng và gió ở Đắc Lắc, được biết là thủ phủ cà phê ở Việt Nam.
Cây cà phê du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1850 đến 1912, đến 1914 cây cà phê thực sự ghi được dấu ấn trên Việt Nam và đặc biệt à Đắc Lắc hàng với chục ngàn ha cà phê, được trồng tập trung ở Buôn Ma Thuột. Sau hơn 100 năm với điều kiện thuận lợi của khí hậu và thổ nhưỡng cùng với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học và các chính sách phù hợp, cây cà phê phát triển một cách mạnh mẽ, đưa Đắc Lắc trở thành thủ phủ về cây cà phê.
Cà phê là một trong những nông sản đem lại cho bà con nông dân nguồn thu nhập chính ở các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, phục vụ cho người dân trong nước và thế giới.
Cà phê được trồng bằng hạt, hạt phải là hạt tốt, giống khỏe có khả năng cho quả nhiều và ít bị sâu bệnh, trung bình một cây cà phê thường cao khoảng 6 mét, nhưng nhờ kỹ thuật hiện đại, khoa học phát triển và kỹ thuật cắt tỉa giống đã làm cho chiều cao của cây giảm dần, thuận lợi cho bà con trong việc chăm sóc và thu hoạch. Đặc điểm của cà phê cũng như các loài cây cho quả khác, cũng đầy đủ các bộ phận, thân, rễ, hoa, lá, quá. Cành cà phê thì thon, lá có cuống ngắn, màu xanh đậm, thường hình dáng của một chiếc lá cũng không quá to hoặc quá bé, chiều dài khoảng từ 5-15 cm, còn chiều rộng từ 4 -8 cm, rễ cây cà phê là rễ cọc cắm sâu khoảng từ 1 đến 2 mét.
Cây cà phê có hoa màu trắng, 5 cánh thường nở thành chùm có khi là hai cũng có lúc là chùm ba, nó có mùi hương đặc trưng, dịu nhẹ như hoa nhài vậy, hoa nở trong thời gian chỉ 3, 4 ngày rồi rụng trước khi thụ phấn khoảng vài tiếng trước. nếu như một cây cà phê trưởng thành có hoa khoảng từ 30.000 đến 40.000 hoa trong một vụ ra hoa.
Chúng ta có thể biết hương vị của cà phê nhưng chẳng mấy ai biết quả cà phê như thế nào đâu nhỉ, quả cà phê phụ thuộc vào số lượng hoa thụ phấn, nhìn chung là quả rất nhiều, mọc chi chít và thành từng chùm, khi non thì có màu xanh, khi chín nó chuyển sang màu đỏ.
Do khoa học tiến bộ và cách chăm sóc hợp lí nên sản lượng cà phê hàng năm đều tăng lên, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để trồng và chăm sóc một cây cà phê cho năng lượng cao, bà con nông dân đã phải tìm tòi, học hỏi nhiều kinh nghiệm để cho sản lượng hàng năm cao và chất lượng sản phẩm cũng thế mà ngày càng đậm đà hơn.
Vì những hữu ích mà cây cà phê đem lại, nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Đắc Lắc mà còn sản phẩm được thế giới đánh giá Việt Nam là một đối tác tin cậy trên thị trường buôn bán cà phê và nông sản.
Em tham khảo:
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển với nhiều loại hình sản xuất. Ngoài cây lúa, cao su, điều… thì Việt Nam còn là nước chú trọng trong việc nuôi trồng và sản xuất cây cà phê. Cây cà phê đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Theo những ghi chép của con người còn lại cho đến ngày nay thì cà phê được phát hiện đầu tiên ở vùng đất Kaffa (Ethiopia ngày nay) từ thế kỷ thứ IX. Đến thế kỷ XIV những người nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang xứ Ả Rập. Nhưng tới tận thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên và sử dụng làm đồ uống. Cà phê đã trở thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập và là nơi trồng cà phê đặc quyền. Lần đầu tiên cà phê được đưa vào Việt Nam là năm 1875 được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh miền Trung. Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 10% sản lượng nông nghiệp, chiếm 16% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Điều này góp phần làm ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người.
Nói về cây cà phê trước hết ta nói về đặc điểm hình dạng của cây: thân cây, lá cây, rễ cây, hoa và quả cà phê. Cây cà phê có thể cao đến 6m, 10m hay 15m tùy theo từng loại cây nhưng người trồng cà phê thường hãm ngọn ở chiều cao 2-4m do trồng tập trung. Lá cà phê có hình oval thon dài, mặt trên xanh bóng màu đậm, mặt dưới màu thường nhạt hơn, cuống lá ngắn. Rễ cà phê là dạng rễ cọc, đâm sâu vào đất khoảng từ 1-2m, bên cạnh đó còn có hệ thống rễ phụ tỏa ra xung quanh, nằm sát mặt đất để hút chất dinh dưỡng. Hoa cà phê có màu trắng, 5 cánh, thường nở thành chùm, hoa nở kéo dài 3-4 ngày, thời gian thụ phấn chỉ vài giờ đồng hồ, khi hoa nở có mùi rất thơm, dễ chịu. Quả cà phê sau khi thụ phấn sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục nhỏ, bề ngoài trông giống như quả anh đào. Màu sắc của quả sẽ thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ nâu trong thời gian chín. Một quả cà phê thường chứa hai hạt (thỉnh thoảng cũng có quả chỉ có một hạt), chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau, ngăn cách bởi một mặt phẳng hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt sẽ được bảo vệ bởi hai lớp mang bao phủ mỏng: một lớp màu trắng bám chặt lấy vỏ hạt, một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xanh hoặc xám xanh.
Quy trình để trồng cà phê cũng không quá phức tạp, chỉ cần ta biết cách và chăm sóc tốt. Về phần đất trồng, cây cà phê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha,…; đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 5.0-6.5. Về điều kiện thời tiết như gió và ánh sáng thì cây cần được trồng cạnh những cây có khả năng chắn gió tốt. Cà phê là cây ưa ánh sáng tán xạ vì vậy nên trồng cà phê xen lẫn với bơ, sẽ giúp giảm ánh sáng trực tiếp chiếu lên cây. Cây cà phê thường được trồng vào vụ Thu (tháng 8-9) hoặc vụ xuân (tháng 2-3) dương lịch. Trước khi trồng, chúng ta phải đào hố và bón lót phân trước một tháng, sau đó tiến hành trồng cây con vào hố. Khi trồng cần xé nhẹ lớp ni-lon của bầu ươm, chú ý không làm vỡ bầu rồi đặt chính giữa hố và lấp đất. Trong quá trình phát triển của cây cà phê cần chú ý đến quy trình chăm sóc tưới nước và bón phân cho cây, hãm cây ở độ cao vừa phải. Đến thời gian thu hái cà phê cần hái đúng độ chín, không hái quả xanh.
Cây cà phê có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất. Chúng vừa là thực phẩm vừa là thức uống có giá trị lớn. Mỗi năm có hàng ngàn lượng cà phê được xuất khẩu đi các nước đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho nước ta. Đặc biệt là với người nuôi trồng ca phê, công việc này đã đem lại cho họ nguồn lợi nhuận và thu nhập không hề nhỏ.
Có thể nói, cây cà phê là một loài thực vật không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp bởi giá trị mà nó đem lại cho chúng ta là rất lớn. Trong tương lai, mô hình sản xuất cây cà phê sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.