Bao ve to quoc la gi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe . . .
+ Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
+Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật . . .
+ Nhóm quyền tham gia : là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng. Quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh làm liên lạc cho các đồng chí cộng sản ở nước ngoài qua các chuyến tàu đến cảng Sài Gòn. Ngày 09/02/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, tên thanh tra mật thám Lơ Gơrăng chực nhảy tới bắt người đang giương cờ và diễn thuyết, Lý Tự Trọng đã nhảy ra bắn chết Lơ Gơrang. Lý Tự Trọng bị địch bắt, bị tra tấn hết sức dã man.
Năm 1931, một ngày cuối xuân, thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng từ bót Catina đến tòa án để kết án anh tội tử hình. Người thanh niên cộng sản mới 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên, đã hành động không có suy nghĩ.
Lý Tự Trọng dõng dạc nói: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”.
Chánh án, một tên quan cai trị thực dân tuyên án xử tử anh Trọng. Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Tên thực dân Pháp hỏi anh có ăn năn gì không; Lý Tự Trọng đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: “Không ăn năn gì cả!”
Ở trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng oanh liệt sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng con" được những tên gác ngục, tên chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: “Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém”.
Lý Tự Trọng yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí của mình, anh càng yêu cuộc sống, sống trọn vẹn những năm tháng ngắn ngủi của đời mình không hề lãng phí, không để mầm bi quan len lỏi vào tâm hồn mình mặc dù biết mình sắp bị giặc đem hành hình. Bọn thực dân tìm cách lung lạc ý chí gang thép của anh, nhưng tất cả những lời dụ dỗ của chúng đều bị anh đánh bại.
Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: “Ngày 21/11/1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đuờng phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu “Việt Nam! Việt Nam!”.
Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém mấy lần gọi “Việt Nam” thân yêu và đã hát nhiều lần bài “Quốc tế ca”: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!” và anh đã giữ vững ý chí chiến đấu đến phút chót của đời mình. Ngày nay, giữa thành phố Hồ chí Minh, con đường mang tên Lý Tự Trọng, chạy qua nơi anh từng bắn chết tên mật tám Lơ Gơrăng, anh vẫn như còn đó ở tuổi 17 hiên ngang, với tâm hồn trong sáng tràn ngập lòng yêu đời...
Để phát huy hơn nữa vai trò kinh tế biển đối với tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc chúng ta có thể và cần phải quân tâm hơn đến các giải pháp như: Điều chỉnh Chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh trên biển phù hợp với tư duy mới về biển và đại dương; cụ thể hoá các nội dung chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, các dự án và bằng pháp luật, chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quốc phòng - an ninh biển cho toàn dân, coi trọng bồi dưỡng các lực lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo; nghiên cứu sâu hơn về chiến lược biển của các nước trong khu vực và thế giới để đề ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Tích cực hoạt động ngoại giao để bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Tiếp tục xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng - an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và quyền làm của của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước. Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn, phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng-an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Trả lời :
- An Dương Vương thất bại là vì chủ quan ,mất cảnh giác với kẻ thù,nội bộ mất đoàn kết.
- Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho con cháu đời sau bài học phải luôn luôn tuyệt đối cảnh giác trước kẻ thù.
- Vua phải tin tưởng ở trung thần và dựa vào sức dân để chống giặc.
- An Dương Vương thất bại là vì chủ quan ,mất cảnh giác với kẻ thù,nội bộ mất đoàn kết.
- Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho con cháu đời sau bài học phải luôn luôn tuyệt đối cảnh giác trước kẻ thù.
- Vua phải tin tưởng ở trung thần và dựa vào sức dân để chống giặc.
Tham Khảo:
Từ rất lâu đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong việc góp phần bảo vệ, xây dựng non song đất nước.
Song nhận thức này qua hàng năm lại càng được đẩy mạnh hơn nữa, do nền kinh tế có nhiều thay đổi, thời kỳ hội nhập quốc tế mở rộng nên các cấp, ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên để xây dựng thì biện pháp, vai trò từ các cấp,các ngành, các tổ chức, cơ quan thôi chưa đủ mà còn phải xuất phát từ nhận thức của thế hệ trẻ.
Muốn xây dựng, muốn trả lời được về Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là như thế nào? Thì trước tiên đối với công cuộc xây dựng tổ quốc thanh niên cần phải:
– Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
– Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
– Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ Tổ quốcTrải qua nhiều năm kháng chiến để bảo vệ tổ quốc thì Việt Nam ta càng thấy rõ Lòng yêu nước chính là vũ khí hàng đầu để dân tộc Việt Nam mới có thể chiến thắng được mọi ách của giặc ngoại xâm. Từ đó, chúng tôi nghĩ mỗi người cần có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước.
Lòng yêu nước tại thời bình thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến đó là:
– Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.
– Là người con Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc.
– Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú.
– Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ.
Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã hi sinh thì chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc.
Mỗi chúng ta để làm tốt điều này thì phải coi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân. Từ đó chúng ta sẽ ý thức được Trách nhiệm của thanh niên, học sinh hiện nay là:
– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
– Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
– Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
– Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam.