1. Tại sao khi đun nước ta ko nên đổ nước thật đầy
2.tại sao người ta ko đống chai nước ngọt thật đầy
3.Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại cs thể phồng lên
4. Tại sao ko khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh
5. Trong việc đúc tượng đồng , có những quá trình chuyển thể nào của đồng
6. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn đổ nước vào cốc thủy tinh mỏng
7. Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để một khoảng hở nhỏ giữa hai thanh ray
8.Một quả cầu bằng nhôm , bị kẹt trong một vòng băng sắt . Để tách quả cầu ra khỏi vòng thì một hs đem hơ nóng cả quả cầu và vòng
. Hỏi cách này có thể tách quả cầu ra đc hay ko ?Tại sao?
9. Người ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội . Đó là một khung nhẹ hình trụ đc bọc vải hoặc giấy , phía dưới treo một ngọn đèn ( hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy ). Tại sao khi đèn ( hoặc vật tẩm dầu ) đc đốt lên thì đèn trời cs thể bay lên cao?
MỌI NGƯỜI ƠI GIÚP MÌNH VS CHIỀU NAY MÌNH KIỂM TRA RỒI .
1. Vì khi đun, nhiệt độ tăng lên làm cho nước trong ấm dãn nở ra và tràn ra ngoài.
2. Vì khi gặp nhiệt độ cao hoặc khi vận chuyển đi xa, nước ngọt trong chai có thể nóng lên, nở ra mà không bị ngăn cản, nên không làm bật nắp chai tràn ra ngoài.
3. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có 2 chất (chất khí, chất rắn) ở bên trong quả bóng bị nóng lên và nở ra. Vì chất khí nở nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra, làm cho quả bóng phồng lên.
4. Giải thích: Khi không khí gặp nóng, trọng lượng của nó sẽ giảm khi hiện tương giãn nở tác động
Khi không khí gặp lạnh, trọng lượng của nó sẽ tăng khi hiện tương co lại tác động.
Kết luận: Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh do trọng lượng .
5. Trong việc đúc đồng, có hai quá trình chuyển thể của đồng là:
+ Đun nóng chảy đồng: từ thể rắn → thể lỏng.
+ Để đồng nguội lại thành tượng: từ thể lỏng → thể rắn.
6. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng là vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trước trong khi đó mặt ngoài của cốc chưa nóng (vì thủy tinh dẫn nhiệt kém) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.
7. Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở vì để chừa khoảng trống cho giữa hai đầu thanh ray xe lửa giãn nở ra khi trời nóng, nếu như không có khoảng trống sẽ làm đường ray bị hỏng, trật đường ray gây tai nạn cho tàu lửa.
8. Không tách được vì quả cầu bằng nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt nên khi bị hơ nóng càng bị siết chặt hơn vào vòng sắt.
9. Khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì “đèn trời” có thế bay lên cao vì không khí trong đèn trời bị nung nóng nờ ra, nhẹ hơn không khí bên ngoài, tạo nên lực đẩy cho đèn bay. Lưu ý đèn trời cũng là vật dễ gây hỏa hoạn nên khi thả phải hết sức chú ý.
Chúc bạn học tốt!
thuột vật lý lớp 6 luôn ngầu vậy