K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2020

Lên Vietjack hoặc Loigiaihay bạn ơi :v 

26 tháng 5 2020

Bài tóm tắt

Như mọi lần Lượm nhận bức thư thượng khẩn và không chần chừ, cậu liền ra đi dù trên mặt trận cuộc chiến đang diễn ra, đạn bay vèo vèo…

Lượm phải vượt qua một cánh đồng lúa đang chín. Bỗng một tia chớp lóe lên, Lượm đã bị trúng đạn, ngã xuống giữa đồng, dường như trên môi vẫn đọng lại nụ cười thanh thản.

Lượm đã hi sinh, nằm trên thảm lúa vàng, hai tay nắm chặt mấy bông lúa đang chín, hương lúa còn bay ngào ngạt quanh thân mình. Hình ảnh hi sinh anh dũng ấy còn mãi trong lòng chúng ta.

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

6 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua hoạt động liên lạc, bằng lời nhân vật người chú. Bố cục :

   - 5 khổ đầu : Cuộc gặp gỡ ở Huế.

   - 7 khổ tiếp : sự hy sinh anh dũng của Lượm.

   - Còn lại : Lượm sống trong lòng người và đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   * Hình ảnh Lượm trong khổ 2 đến khổ 5 :

   - Trang phục : Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch.

   - Hình dáng : loắt choắt.

   - Cử chỉ : thoăn thoắt, hồn nhiên, tinh nghịch.

   - Lời nói : tự nhiên, thật thà.

   → Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, chân thật, hồn nhiên.

   * Các yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm.

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Nhà thơ miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm nguy hiểm, khó khăn. Sự hy sinh của Lượm thật dũng cảm gợi ra sự thương mến, đáng cảm phục.

   - Những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt :

       + Ra thế

   Lượm ơi !...

   → diễn tả sự đau xót, sửng sốt đến lặng người.

       + Thôi rồi, Lượm ơi ! → lời cảm thán, niềm hy vọng đã vụt tắt.

       + Lượm ơi, còn không ? → sự thảng thốt trong lòng người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng trong lòng vẫn luôn giữ niềm tin.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Người kể gọi Lượm bằng : cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Quan hệ giữa chú - cháu cũng là giữa hai đồng chí, là nhà thơ - một chiến sĩ đã hy sinh. Chú bé – người cháu của mọi người, của Tổ quốc. → thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó của tác giả với chú bé.

Câu 5* (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Lượm ơi, còn không ?

   Sau câu thơ, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu nhằm khẳng định Lượm không chết trong lòng chú, Lượm sống mãi cùng non sông, đất nước.

Luyện tập

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Gợi ý :

   - Sự chuẩn bị của Lượm, ngoại hình, tâm trạng của Lượm ?

   - Hoàn cảnh khi liên lạc, trận đánh dữ dội, đạn như mưa, mật thư rất quan trọng.

   - Khi Lượm bị trúng đạn ...

   - Suy nghĩ của em trước sự hy sinh anh dũng đó.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 11 2023

a. Kích hoạt phần mềm Word: nháy đúp lên biểu tượng Word .

b. Chọn chế độ gõ tiếng Việt của Unikey: Kích hoạt Unikey, em có thể chọn các thông số như hình sau, và chọn chế độ gõ tiếng Việt.

c. Soạn thảo văn bản 5 điều Bác Hồ dạy

5 DDIEEUF BACS HOOF DAYJ

Ddieeuf 1. Yeeu toor quoocs, yeeu ddongf baof

Ddieeuf 2. Hocj taapj toots, lao ddoongj toots

Ddieeuf 3. Ddoanf keets toots, kir luaatj toots

Ddieeuf 4. Giuwx ginf veej sinh thaatj toots

Ddieeuf 5. Khieem toons, thaatj thaf, dungx camr.

d. Lưu văn bản: nhấn nút Save , chọn Browse, chọn thư mục vừa tạo, đặt tên tệp là 5 điều Bác Hồ dạy

e. Thoát khỏi phần mềm Word: nháy chuột vào nút  ở góc trên bên phải màn hình.

24 tháng 3 2019

Từ tình trạng 1 (đèn Caps Lock tắt), nhấn phím Caps Lock sẽ chuyển sang chế độ gõ chữ hoa va từ tình trạng 2 (đèn Caps Lock đang sáng), nhấn phím Caps Lock sẽ chuyển sang chế độ chữ thường.

29 tháng 12 2019

Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.

Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Điều này đã để lại hậu quả gì?

Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...

Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?

Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta

18 tháng 8 2018

Hướng dẫn soạn bài 

Câu 1( trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Vua Hùng chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già

- Ý định của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng

- Hình thức: thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ vì:

- Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất

- Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.

- Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:

- Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động

- Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài

→ Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.

Câu 4 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

26 tháng 8 2019

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu ... Long Trang): giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

   - Phần 2 (tiếp ... lên đường): việc sinh con và chia con.

   - Phần 3 (còn lại): việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc dân tộc Việt.

Tóm tắt:

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Về nguồn gốc, hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ:

- Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ. Thân mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, diệt yêu trừ ma.

- Âu Cơ dòng họ Thần Nông, xinh đẹp.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Kết duyên và đẻ bọc trứng: nước – cạn là hai môi trường sống tách biệt; bọc trăm trứng nở ra trăm con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.

- Lạc Long quân và Âu Cơ chia con để khi có việc giúp đỡ lẫn nhau, đây là sự phát triển của cộng đồng mở mang đất nước.

- Theo truyện, người Việt Nam là con cháu vua Hùng, nguồn gốc rồng tiên.

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết hư cấu hoang đường, được sáng tạo có mục đích. Chúng tạo sự hấp dẫn, màu sắc thần thoại, tô đậm tính kì lạ, cao quý của nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc Rồng Tiên của người Việt.

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa câu chuyện : giải thích, tôn vinh nguồn gốc cao đẹp của dân tộc, đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết dân tộc anh em mọi miền đất nước.

Luyện tập

Câu 1* (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Một số truyện các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện Con Rồng cháu Tiên:

- Quả trứng to nở ra con người của dân tộc Mường.

- Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

Sự giống nhau ấy cho thấy sự tương đồng cách giải thích nguồn gốc và sự giao thoa văn hóa các tộc người trên nước ta.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

#Yêu bé!!!

26 tháng 8 2019

.