Trình bày quá trình Pháp đánh chiếm việt nam 1858 -1884
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Địa hình. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích.
Địa hình. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích
TK
Câu 1
Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí:
- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ,...
Điều kiện:
- Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.
- Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.
- Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.
Câu 2: Mik chưa nghĩ ra
Câu 3:
Xuất hiện cải cách tôn giáo vì:
- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
- Giai cấp tư sản đang phát triển coi Giáo hội và giáo lý là lạc hậu,cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.
Có tác động:
Phong trào Cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức (do một tu sĩ người Đức là M.Lu – thơ khởi xướng) sau đó nhanh chóng lan rộng sang khắp các nước châu Âu.
- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc "chiến tranh nông dân Đức". Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu.
- Đạo Ki – tô đã bị phân hóa thành hai giáo phái:
+ Cựu giáo là Ki – tô giáo cũ.
+ Tân giáo là tôn giáo cải cách.
Câu 4:
* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển
- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
* Chính trị:
- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.
* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
Giai đoạn từ tháng 9-1858 đến tháng 2-1861:
*Thái độ của triều đình:
- Xây thành luỹ, phòng tuyến tại Đà Nẵng và Gia Định, tăng lực lượng, thực hiện chiến thuật phòng thủ.
- Kêu gọi nhân dân ứng nghĩa, chủ trương “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc.
- Quan quân triều đình đã phối hợp với nhân dân đánh Pháp.
Giai đoạn từ tháng 2-1861 đến ngày 5-6-1862:
*Thái độ của triều đình:
Phòng tuyến Chí Hoà bị vỡ, quân triều đình tan rã. Triều đình hoang mang dao động, số ít quan quân triều đình tiếp tục đánh Pháp, nhưng đa số lo sợ muốn "thủ để hoà", cuối cùng đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất để bảo vệ quyền thống trị .
Giai đoạn từ tháng 6-1862 đến tháng 6-1867.
* Thái độ của triều đình:
- Sau khi kí Hiệp ước, triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nộp cho Pháp.
- Triều đình bước đầu trả chiến phí cho Pháp, cử phái đoàn sang Pháp thương thuyết chuộc ba tỉnh miền Đông nhưng thất bại.
- Tăng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa nông dân mà lẽ ra phải chỉnh đốn nội trị, bồi dưỡng sức dân, đoàn kết nhân dân kháng chiến.
-Thái độ của nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.
Hạn chế của quá trình triều nguyễn chống Pháp từ 1858 đến 1874. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
⇒ Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
2:Đây là 1 câu nói hay . Ai cũng biết cỏ là 1 loại thực vật sinh sôi rất nhanh . Chúng ta có thể nhổ hết cỏ trong tối hôm nay nhưng sáng mai khi ta thức dậy thì nó đã mọc lại rồi . Ví việc nhổ cỏ với việc đánh giặc chống Pháp thì không khác nào nói người Việt Nam sẽ chống Tây đến cùng cho đến khi chúng ra khỏi lãnh thổ ta . Câu nói này đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước , ý chí kiên cường , hi sinh cho đất nước của dân và quân ta . Và cũng khẳng định người Nam sẽ bảo vệ Tổ quốc đến cùng .
+ Mía là thực vật C4 nên em trình bày quá trình quang hợp của mía bằng quá trình quang hợp của thực vật C4 nha!
- Diễn ra tại 2 loại tế bào là tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
* Tại tế bào mô giậu diễn ra giai đoạn cố dịnh CO2 đầu tiên
+ Chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3C (phosphoenl piruvic - PEP)
+ Sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất 4C ( axit oxaloaxetic -AOA), sau đó AOA chuyển hóa thành 1 hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch
* Tại tế bào bao bó mạch diến ra giai đoạn cố định CO2 lần 2
+ AM bị phân hủy để giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin và hình thành nên hợp chất 3C là axit piruvic
+ Axit piruvic quay lại tế bào mô giậu để tái tạo lại chất nhận CO2 đầu tiên là PEP
+ Chu trình C3 diễn ra như ở thực vật C3
* Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp để nói chung thì có các yếu tố như: cường độ ánh sáng, nồng độ CO2, nước ...
Em tham khảo nhé !
* Nội dung:
- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
* Ý nghĩa:
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.
- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Trình bày tóm lược quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1862)?
Quá trình xâm lược nước ta của Thực dân Pháp:
-Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân vào đánh Gia Định. Do cuộc kháng Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của ngườiPháp bị thất bại và việc xâm chiếm Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện phương châm “tằm ăn lá”, là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước thiết lập bộ máy cai trị.
-Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường (Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho ***** Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày 14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ haichính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.
Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858-1884)
1. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
- Trước tình thần chiến đấu của quân và dân ta, quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
→Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
2. Thưc dân Pháp tấn công Gia Định
- 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng trước tinh thần chiến đấu của nhân dân ta
-> Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại hoàn toàn →Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, chinh phục từng gói nhỏ.
- Đầu năm 1860, nước Pháp gặp nhiều khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và Italia-> Dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.
3. Pháp đánh chiếm miền Đông Nam kì. Hiệp ước 5-6-1862.
- 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại Đồn Chí Hoà-Đại đồn phòng thủ lớn nhất Đông Nam Á của triều Nguyễn.
- Tiếp đó Pháp chiếm luôn Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861),Vĩnh Long(23/3/1862).
-Tuy nhiên chúng không thể kiểm soát (bình định) các vùng đã chiếm đóng do vấp phải phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
4. Thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
- Sau khi xâm chiếm Campuchia (1863), Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng ba
tỉnh miền Tây
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản nộp thành.
- Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
5. Pháp tiến đánh Bắc Kì.
a. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
+ Cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc
+ Tổ chức các đạo quân nội ứng
- Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy để đem quân ra Bắc
- Ngày 20/11/1873,Pháp tấn công thành Hà Nội -> sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng
- Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gácniê tử trận.
→kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp thất bại.
- Ngày 15/3/1874 triều đình ký với thực dân
Pháp điều ước Giáp Tuất, 6 tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.
b. Thực dân Pháp tiến đánh bắc Kì lần thứ hai (1882-1883). Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
- Bối cảnh: Kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển.
-Năm 1882, vin cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, Pháp kéo ra Bắc.
+ 3/4/1882, Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
+ 25/4/1882, nổ súng chiếm thành Hà Nội.
+ 3/1883, chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định..
+19/05/1883, thất bại trong trận Cầu Giấy lần hai của quân dân ta, tướng Rivie tử trận.
- 25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp→quá trình xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản được hoàn thành.
-6/6/1884, Pháp kí với triều đình hiệp ước Patonot→ chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam.