K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2023

giúp mình với mình đang cần gấp

Cho mình hỏi là đoạn trích nào vậy ạ?

30 tháng 9 2021

Tham khảo:

Sau khi đọc câu chuyện "Chuyện người con gái nam xương ", xuyên suốt câu chuyện đã cho độc giả thấy một người phụ nữ hồng nhan nhưng bạc phận, tốt đẹp biết bao nhưng cuối cùng cúng phải chết, phải tự tự để phá giải nỗi hàm oan không được quyền nói ấy.  (câu ghép) Và nguyên nhân chủ yếu cũng như trực tiếp đã gây ra cái chết của Vũ Nương đó là do Trương Sinh chồng nàng là một kẻ hồ đồ, vũ phu, hay ghen, đa nghi. Dù biết vợ nết na thủy chung vẫn luôn đề phòng quá mức, trước lời nói ngây thơ của bé Đản: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít" mà đã vu oan, không cho Vũ Nương cơ hội giải thích, chính điều ấy đã khiến Vũ Nương phải tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình. (câu dẫn trực tiếp) Ngoài ra thì nỗi oan ấy cũng là do chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến nhiều người phải rời mái ấm gia đình, chiến tranh đã chia cắt vợ chồng cha con, gây nên những hiểu lầm mà Vũ Nương phải gánh chịu, do trò đùa chỉ vào bóng của nàng và lời nói ngây thơ của bé Đản. Nếu suy xét sâu ca cho cùng thì cũng chính tại xã hội phong kiến nam quyền thối nát, bất công coi trọng quyền uy của người giàu và người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương ngay từ đầu đã chênh lệch về giai cấp, về khoảng cách giàu nghèo, về tính cách của Vũ Nương và Trương Sinh.Và từ đó đõ tạo nên một bi kịch cho nàng, bi kịch ấy đã vượt ra khỏi bi kịch gia đình, là bi kịch của một lớp người trong xã hội. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép với chế độ phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.

30 tháng 9 2021

Mk cảm ơn nhá

 

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lời dẫn trực tiếp: in nghiêng đậm.

Vũ Nương quả là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa trước hết là từ người chồng đa nghi và thô bạo. Trương Sinh được giới thiệu từ đầu là 1 người “có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức” và là con nhà hào phú nhưng không có học. Đó chính là mầm mống của bi kịch. Tiếp theo đó là sự xử xự hồ đồ, độc đoán, phũ phàng của Trương Sinh khi ghen tuông mù quáng. Trương Sinh đã phớt lờ tất cả các cơ hội để tránh được thảm kịch và mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương đi. Nguyên nhân tiếp theo là lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ô nhục nhất. Tất cả những cái đó đã bức tử Vũ Nương, khiến nàng phải chết. Vũ Nương chính là một nạn nhân của xã hội phong kiến
Cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung kết thúc có hậu hay không – phần này hoàn toàn là những tình tiết kì ảo, thể hiện tính chất truyền kì của truyện. Vũ Nương được Linh Phi cứu và sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, đặc biệt là chi tiết kết thúc tác phẩm : “ Vũ Nương ngồi trên 1 chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng, theo sau có tới 50 chiếc xe cờ, võng, lọng, rực rỡ dòng sông, lúc ẩn lúc hiện.” Sự hiện diện đẹp đẽ của Vũ Nương chứng tỏ nàng vô tội và ở thế giới ấy, nàng đã được đối xử xứng đáng với phẩm giá của

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu bị động: in đậm

Lời dẫn trực tiếp: in nghiêng

Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn nói với Phan Lang: "Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”, ý muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. Điều ấy được thể hiện trên phương diện đối với mẹ chồng. Khi bà cụ do nhớ thương con trai quá mà sinh tâm bệnh, ốm nặng, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”. Nàng thấu hiểu nỗi lòng người mẹ nên luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bà. Có thể thấy, sự săn sóc mà Vũ Nương dành cho mẹ chồng không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà còn xuất phát trực tiếp từ trái tim nhân hậu và yêu thương. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng không khác gì đang hiếu thuận với mẹ ruột của mình. Lời trăng trối của mẹ chồng trước khi qua đời đã chứng giám cho phẩm chất ấy: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Sự hòa thuận giữa Vũ Nương và mẹ chồng đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng.