thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu long
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Thuận lợi :
- Diện tích lớn (khoảng 4 triệu ha)
- Đất là tài nguyên quan trọng nhất với ba nhóm đất chính .
- Nhóm đất phù sa ngọt màu mớ nhất (chiếm 30% diện tích đồng bằng), phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu.
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, tổng số giờ nắng chiếu, chế đọ nhiệt độ cao, ổn định; lượng mưa lớn
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng
b) Khó khăn
- Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
- Đất phèn, đất mặn chiếm phần lớn diện tích đồng bằng, gặp khó khăn trong việc sử dụng và cải tạo (do thiếu nước trong mùa khô). Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.
* Thuận lợi:
- Đất: Là nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác; hàng năm được phù sa sông Cửu Long bồi đắp; phù sa màu mở.
- Khí hậu: Nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra; thuận lợi cho việc trồng trọt, nhất là lúa.
- Sông ngòi: Có hệ thống sông Mê Kông với lượng nước dồi dào; kênh rạch chằng chịt; đó là nguồn cung cấp nước để thau chua, rửa mặn, cung cấp thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển giao thông đường thuỷ.
- Có nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm; có nhiều loài chim, thú.
- Động vật biển: Có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quí chiếm khoảng 54% trữ lượng cá biển của cả nước.
- Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí.
* Khó khăn:
- Đất phèn và mặn chiếm quá nửa diện tích đất (2,5 triệu ha).
- Mùa khô sâu sắc kéo dài; thêm vào đó là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước mặn làm cho tính chất chua mặn của đất ngày càng cao.
- Lũ hàng năm gây thiệt hại về người và của cải.
- Thuận lợi :
+ Đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta, gần 4 triệu ha, bao gồm phần thượng châu thổ, hạ châu thổ và đồng bằng phù sa ở rìa
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo khá ổn định thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc có giá trị nhiều mặt (giao thông, thủy lợi, thủy sản...)
+ Đất phù sa có 3 loại chủ yếu : đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là tốt nhất; đất phèn (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ), đất mặn (nam Cà Mau, duyên hải Gò Công, Bến Tre) có khả năng cải tạo để mở rộng diện tích đất nông nghiệp
+ Sinh vật là tài nguyên quan trọng : rừng ngập mặn, rừng chàm, các loại động vật như cá, tôm, chim...
- Khó khăn :
+ Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt để cải tạo đất phèn, mặn....
+ Những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi:
- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình từ 2.200-2.700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27 độ C. Lượng mưa lớn từ 1.400mm-1.800mm tập trung vào các thành mùa mưa (tháng 5-tháng 11).
- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long, cộng với hàng nghìn km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến giao thông trở nên dễ dàng.
- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).
- Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh… Rừng ngập mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù sa mở rộng đồng bằng.
- Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng nguồn hải sản thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn quốc.
- Khoáng sản: Nghèo hơn các vùng khác. Đáng chú ý là đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà Mau, dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vinh Thái Lan. Quan trọng nhất là bể trầm tích Cửu Long, dự báo khoảng 2 tỷ tấn.
- Kết luận: Những đặc điểm trên là cơ sở để cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước.
Khó khăn:
- Diện tích đất mặn, đất phèn quá lớn.
- Đất quá chặt, thiếu một số nguyên tố vi lượng.
- Địa hình ô trũng, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa mưa.
- Mùa khô thiếu nước trầm trọng.
- Khoáng sản nghèo nàn.
- Mùa khô thường kéo dài, dẫn tới thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; nước biển xâm nhập sâu, gây nhiễm mặn tại nhiều địa phương nguy cơ cháy rừng trên diện tích rộng có thể xảy ra
- Mùa lũ: thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, đời sống nhân dân vùng ngập lũ gặp khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng bị nước lũ phá hoại, việc xây dựng các khu dân cư vượt lũ, làm nhà tránh lũ đòi hỏi nguồn đầu tư lớn.
Thuận lợi:
Bắt đầu phát triển
Có nhiều ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Khó khăn:
Tỉ trọng sx công nghiệp còn thấp: 24,2% GDP toàn vùng
Trước tình hình hạn, mặn khốc liệt, nhiều nhà vườn Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã chuyển đổi cây trồng phù hợp thời tiết, điều kiện canh tác.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau Nguyễn Văn Tranh cho biết năm nay, nhiều nông dân Cà Mau trúng mùa đậu xanh do mưa ít, thời tiết khô hạn. Nông dân xã Khánh Bình Tây và xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời trồng hơn 1.100ha đậu xanh đều trúng mùa, bán được giá. Thậm chí, nhiều nông dân lợi dụng ruộng khô hạn đã gieo đậu xanh vào ngay những chỗ nứt nẻ cũng đạt năng suất cao từ 2,5-3 tấn/ha. Thương lái đã tới tận ruộng mua đậu xanh với giá từ 30.000-32.000 đồng/kg.
Tại Cà Mau, cây đậu xanh đang là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao trong tình hình thiếu nước sản xuất nghiêm trọng, khí hậu diễn biến phức tạp như hiện nay.
Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa ngụ tại Tp.Cần Thơ cho biết "Tôi trồng lúa mấy chục năm nay nhưng nghe dự báo mùa khô này sẽ thiếu nước tưới nên tôi lên liếp trồng xoài, tỉa ngô xen canh lấy ngắn nuôi dài, không dám trồng lúa sợ khó khăn nước tưới, lúa sẽ mất mùa. Tôi dự kiến sẽ gắn hệ thống tưới phun cho diện tích lên liếp trồng màu nhằm tiết kiệm nước tưới."
Tại tỉnh Hậu Giang, những năm trước đây, ông Võ Văn Năng ở ấp Một, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy luôn trồng 2 vụ dưa và một vụ lúa Hè Thu. Năm nay, ông Năng không trồng vụ lúa Hè Thu mà tiếp tục trồng hơn 3ha dưa các loại, trong đó có 1,5 ha dưa lê và 1,5 ha dưa hấu.
Ông Năng cho biết diện tích đất nhà ông ở khu vực được dự báo có thể bị mặn xâm nhập, thiếu nước tưới nên nếu trồng lúa, mức độ rủi ro thiệt hại sẽ rất cao. Vụ này, ông tiếp tục trồng vụ dưa thay vụ lúa Hè Thu, vì cây dưa ít sử dụng nước tưới hơn, có thể chịu được khô hạn tốt hơn cây lúa
Trong đợt nắng nóng lịch sử này việc bà con nông dân chuyển đổi cây trồng để phù hợp với tình trạng nắng nóng lịch sử như hiện tại là điều hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp cho người dân có thể dần dần ổn định lại một phần nào đó cuộc sống sinh hoạt thường ngày
a) Khó khăn chính về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long:
-Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn 2,5 triệu ha.
-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước ngọt, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền.
-Mùa lũ gây ngập úng diện rộng.
b) Giải pháp khắc phục:
-Cải tạo đất phèn, đất mặn.
-Thoát lũ, cấp nước ngọt cho mùa khô.
-Cung sống với lũ, đắp đê bao, xây nhà vùng cao, nhà nổi.
-Khai thác lợi thế do lũ mang lại.
-Chuyển hình thức trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, nuôi cá bè, nuôi tôm.