ĐỀ LUYỆN TẬP 10I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời “…Trong đình, đèn thắp sáng trưng ; nha lệ , lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phấy....
Đọc tiếp
ĐỀ LUYỆN TẬP 10
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời
“…Trong đình, đèn thắp sáng trưng ; nha lệ , lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phấy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt….
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Nêu nội dung chính của đoạn văn đó? Văn bản thuộc thể loại nào?
Câu 2. Đoạn văn trên nói chủ yếu về nhân vật nào ? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật đó trong tác phẩm.
Câu 3. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
Câu 4.Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề cho văn bản của ông là “Sống chết mặc bay” ?
Câu 5. Qua văn bản “ Sống chết mặc bay” em có nhận xét gì về bộ mặt của quan lại trong xã hôi xưa?
Câu 6. Qua văn bản chứa đoạn trích trên em hãy viết một đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống.
Phần II: Làm văn (7đ)
Câu 1: Viết một đoạn văn nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của văn bản chứa đoạn trích trên.
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.