K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2020

Sự phát triển của giáo dục Việt Nam từ TK X-XV:

- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.

- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.

- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng:

- Ghi danh những người có trí thức tài giỏi đỗ đạt trong các kì thi.

- Cổ vũ, khuyến khích hoạt động học tập, thi cử trong nhân dân.



4 tháng 5 2020

Câu này lớp 10 ạ ai trả lời giúp e vs, e cảm ơn ạ

1 tháng 1 2022

 

Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở. Năm 1076 mở Quốc Tử Giám cho con em quí tộc đến học. Thời Trần, các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Nhà Hồ đặt chức học quan, cấp ruộng công cho các địa phương để sử dụng vào việc học.

1 tháng 1 2022

Cảm ơn bạn 

11 tháng 3 2022

refer:

a.thời lý

Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý và nhận xét.

thời trần :

 

 

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

thời hồ : 

image

23 tháng 3 2022

tham khảo

Câu 1 :

Đặc điểm của thơ văn các thế kỉ XI - XV. | SGK Lịch sử lớp 10

Câu 2 

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo yêu cầu sau: Tên cuộc kháng chiến, thời

23 tháng 3 2022

tham khảo

 

Để phát triển nông nghiệp, nhà nước và nhân dân Đại Việt đã:

– Ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng, nhiều xóm làng mới được thành lập.

– Quan tâm đến thủy lợi.

– Đặt phép quân điền chia ruộng công ở các làng xã.

– Quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

– Ngoài việc trồng lúa nhân dân còn trồng các cây lương thực khác.

14 tháng 10 2023

- Hệ thống giáo dục của Đại Việt qua các triều đại đã trải qua nhiều thay đổi:

1. Triều Lý (1009-1225): Triều đại Lý tạo ra hệ thống giáo dục tập trung vào việc đào tạo quan lại và nhân viên công chức. Học viện Quốc Tử Giám được thành lập để đào tạo các nhà giáo, và thi cử được sử dụng để tuyển chọn những người giỏi nhất vào quan lại.

2. Triều Trần (1225-1400): Triều đại Trần tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục dựa trên nền tảng của triều Lý. Văn hiến trường được xây dựng để tôn vinh các danh nhân và gia tộc có công. Sự giáo dục được coi là quan trọng trong việc duy trì và củng cố quyền lực của triều đại.

3. Triều Lê (1428-1788): Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ nhằm tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo. Bia Tiến sĩ là biểu tượng của danh dự và uy tín trong giới học thuật và đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống giáo dục triều Lê.
- Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ là để tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo và gắn kết họ với triều đình. Điều này nhằm khuyến khích học tập, tôn trọng tri thức và đạo đức, và tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục của Đại Việt.

- Văn Miếu Quốc Tử Gíam (hay Văn Miếu) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của văn minh Đại Việt. Nó là trường đại học đầu tiên của nước ta, nơi đào tạo và cử những người xuất chúng vào triều đình. Văn Miếu không chỉ là địa điểm để tổ chức thi cử mà còn là nơi lưu giữ các bia ghi danh công lao và thành tựu của các nhà giáo. Nó không chỉ tôn vinh học vấn mà còn góp phần xây dựng và gìn giữ văn minh và truyền thống văn hóa của Đại Việt.

6 tháng 12 2016

Việc lập Văn Miếu là một bước tiến của đạo Khổng. Quốc Tử Giám đánh dấu một bước phát triển của nền giáo dục nước ta. Tuy rằng giáo dục mới dừng lại ở tầng lớp trên trước hết, nhưng một số học sinh ưu tú trong dân gian cũng được tuyển vào học ở đó.

Ý nghĩa của việc lập Văn Miếu năm 1070 và lập Quốc Tử Giám năm 1076 không đóng khung trong địa hạt văn hóa. Trong nhân dân vừa giành được quyền tự chủ sau hơn 1000 năm đô hộ, đang dâng lên một sức sống phi thường. Ý thức giữ gìn và củng cố độc lập, khẳng định bản lĩnh, là tư tưởng chỉ đạo của mọi hoạt động tổ chức, quân sự, văn hóa, đều hướng tới phục vụ sự nghiệp tự cường của dân tộc. Năm 968, họ Đinh xưng đế; năm 1010 họ Lý định đô nơi “rồng” báo điểm lành. Năm 1076, trước binh hùng tướng mạnh Bắc Triều, Lý Thường Kiệt cho “thần” ngâm bài thơ lẫy lừng sông Như Nguyệt:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”

Việc lập Văn Miếu Quốc Tử Giám như vậy là nhằm đào tạo lớp quan liêu trị nước, nằm trong phương hướng vươn lên của thời đại.

6 tháng 12 2016

/hoi-dap/question/135833.html

11 tháng 11 2016

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long

- Năm 1076, mở Quốc tử giám

=> Đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt

- Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

- Các vua Lý rất sùng đạo phật, khắp nơi đều dựng chúa, tô tượng, đúc chuông.

- Ca hát, nhảy múa, các trò chơi dân gian phát triển

- Kiến trúc, điêu khắc được phát triển dưới phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là Chua Một Cột, tượng phật A - di - đà, các hình rồng thời Lý.

11 tháng 11 2016

* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

* Ý nghĩa :

+ Là đại học đầu tiến của nước ta

+ Chứng tỏ rằng nhà Lý rất quan tâm tới giáo dục