K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2020

Sự phát triển của giáo dục Việt Nam từ TK X-XV:

- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.

- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.

- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng:

- Ghi danh những người có trí thức tài giỏi đỗ đạt trong các kì thi.

- Cổ vũ, khuyến khích hoạt động học tập, thi cử trong nhân dân.



4 tháng 5 2020

Câu này lớp 10 ạ ai trả lời giúp e vs, e cảm ơn ạ

23 tháng 2 2016

Trong  nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.

Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.

Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán

ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

2 tháng 2 2018

Đáp án D

* Thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI”

- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.

- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói, … đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ, … người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.

=> Loại trừ đáp án D: là biểu hiện của sự hình thành các thành thị trung đại phương Tây

19 tháng 9 2017

Nhân dân Cham-pa đã được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh:

- Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

- Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

12 tháng 5 2017

Đáp án A

Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc

Giúp mình nha mọi người:Những dấu tích người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?Xã hội nguyên thủy Việt Nam đã trải qua những gia đoạn nào ?Hai phát minh lớn tạo nên chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người thời Phùng Nguyên , Hoan Lộc là gì ? Ý nghĩa hoặc phát minh trênTừ thế kỉ VIII - thế kỉ I TCN trên đất nước đã hình thành những nền văn hóa nào ? Ở đâu ?Nêu dẫn chứng...
Đọc tiếp

Giúp mình nha mọi người:

  1. Những dấu tích người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?
  2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam đã trải qua những gia đoạn nào ?
  3. Hai phát minh lớn tạo nên chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người thời Phùng Nguyên , Hoan Lộc là gì ? Ý nghĩa hoặc phát minh trên
  4. Từ thế kỉ VIII - thế kỉ I TCN trên đất nước đã hình thành những nền văn hóa nào ? Ở đâu ?
  5. Nêu dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất văn hóa Đông Sơn
  6. Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang ? Nét mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
  7. Ai lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi ? Em nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của cư dân Tây Âu , Âu Việt ?
  8. Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Tần của người Tây Âu, Lạc Việt thắng lợi ?
  9. Nêu nguyên nhân thắng bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà ?
  10. Theo em sự thất bại của An Dương Vương để lại những bài học gì cho đời sau ?
5
16 tháng 12 2016

1

Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.
Vào những năm 1960 - 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.

Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.


 

27 tháng 12 2016

1

được tìm thấy tren đất nước ta

+những chiếc răng của ngưới tối cổ ở hang Thẩm Khuyên ,Thẩm hai(Lạng Sơn)

+những mảnh đá được ghè mỏng ở nhiều chỗ có hình thù rõ ràng đẻ chặt, đạp ở núi Đọ, Quang Liên(Thanh Hóa), Xuân Lộc(Đồng Nai), có niên đại cách đây 30 đến 40 vạn năm

Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

7 tháng 12 2016

LỊCH SỬ LỚP 7 NHÉ MÍ BẠN

12 tháng 12 2016

I don't know

 

23 tháng 3 2022

Câu 14: Hãy kể tên những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay.

Phong tục tập quán: ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình, búi tóc,...

Tốn tại đến ngày nay: ăn trầu, búi tóc,..

Câu 15: Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và sự phát triển bản sắc văn hóa dân tộc?

- Tiếng nói giúp người ta không quên đi cội nguồn dân tộc.

- Tiếng nói tạo nên cái riêng của dân tộc.

Câu 16: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp? (Tham khảo)

Tuy việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn nhưng việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 17: Theo em, các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích:

- Biến nước ta thành một phần của Trung Quốc.

- Để bắt nhân dân ta nộp tô thuế, tìm ngọc trai, đồi mồi cống nạp cho chúng,...