Bài 4:Cho tam giác abc vuông tại A.Từ C kẻ Cx vuông góc với BC,gọi F là giao điểm của Cx và phân giác góc ABC,BF cắt AC tại E.Kẻ CD vuông góc với EF tại D,kéo dài BA cắt CD tại Sa)Chứng minh CD là phân giác góc ECFb)DE=DF và SE//CFFBài 5:Cho tam giác ABC cân tại A,góc A nhọn,đường phân giác AD.Trên tia đối tia DC lấy điểm M sao cho MD=ADDa)Chứng minh tam giác ADM vuông cânb)Kẻ BN vuông góc AM tại N,BN ...
Đọc tiếp
Bài 4:Cho tam giác abc vuông tại A.Từ C kẻ Cx vuông góc với BC,gọi F là giao điểm của Cx và phân giác góc ABC,BF cắt AC tại E.Kẻ CD vuông góc với EF tại D,kéo dài BA cắt CD tại S
a)Chứng minh CD là phân giác góc ECF
b)DE=DF và SE//CFF
Bài 5:Cho tam giác ABC cân tại A,góc A nhọn,đường phân giác AD.Trên tia đối tia DC lấy điểm M sao cho MD=ADD
a)Chứng minh tam giác ADM vuông cân
b)Kẻ BN vuông góc AM tại N,BN cắt AD tại O,chứng minh OM vuông góc ABB
c)Chứng minh OB=OC; AM//OC
Bài 6:Cho tam giác ABC vuông tại A(AB<AC),đường cao AHH,trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BA=BMM
a)Chứng minh AM là phân giác của góc HAC
b)Gọi K là hình chiếu vuông góc của M trên AC,chứng minh AM là đường trung trực HK
c)I là hình chiếu vuông góc của C trên AM,chứng minh AH,KM,CI cùng đi qua 1 điểm
Vẽ hình luôn giúp mình
a) Ta có: \(\widehat{ACB}+\widehat{ACF}=\widehat{BCF}=90^0\)(tia CA nằm giữa hai tia CB,CF)(1)
Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)
nên \(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)(hai góc phụ nhau)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ABC}=\widehat{ACF}\)(đpcm1)
Ta có: \(\widehat{AEB}=\widehat{CEF}\)(hai góc đối đỉnh)(3)
Ta có: ΔABE vuông tại A(AB⊥AC, E∈AC)
nên \(\widehat{ABE}+\widehat{AEB}=90^0\)(hai góc phụ nhau)
hay \(\widehat{AEB}=90^0-\widehat{ABE}\)(4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat{CEF}=90^0-\widehat{ABE}\)
mà \(\widehat{ABE}=\widehat{CBE}\)(BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))
nên \(\widehat{CEF}=90^0-\widehat{CBE}\)
hay \(\widehat{CEF}=90^0-\widehat{CBF}\)(5)
Ta có: ΔBCF vuông tại C(BC⊥CF)
nên \(\widehat{CBF}+\widehat{CFB}=90^0\)(hai góc phụ nhau)
hay \(\widehat{CFE}=90^0-\widehat{CBF}\)(6)
Từ (5) và (6) suy ra \(\widehat{CEF}=\widehat{CFE}\)
Xét ΔCEF có \(\widehat{CEF}=\widehat{CFE}\)(cmt)
nên ΔCEF cân tại C(định lí đảo của tam giác cân)
hay CE=CF
Xét ΔCDE vuông tại D và ΔCDF vuông tại D có
CE=CF(cmt)
CD chung
Do đó: ΔCDE=ΔCDF(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
⇒\(\widehat{ECD}=\widehat{FCD}\)(hai góc tương ứng)
mà tia CD nằm giữa hai tia CE,CF
nên CD là tia phân giác của \(\widehat{ECF}\)(đpcm)
b) Ta có: ΔCDE=ΔCDF(cmt)
⇒DE=DF(hai cạnh tương ứng)
Kẻ EG⊥BC(G∈BC)
Xét ΔABE vuông tại A và ΔGBE vuông tại G có
BE là cạnh chung
\(\widehat{ABE}=\widehat{GBE}\)(BE là tia phân giác của \(\widehat{ABG}\))
Do đó: ΔABE=ΔGBE(cạnh huyền-góc nhọn)
⇒BA=BG(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔBSO vuông tại O và ΔBCO vuông tại O có
BO là cạnh chung
\(\widehat{SBO}=\widehat{CBO}\)(BO là tia phân giác của \(\widehat{SBC}\))
Do đó: ΔBSO=ΔBCO(cạnh huyền-góc nhọn)
⇒BS=BC(hai cạnh tương ứng)
Ta có: BS=BA+AS(A nằm giữa B và S)
BC=BG+GC(G nằm giữa B và C)
mà BS=BC(cmt)
và BA=BG(cmt)
nên AS=GC
Xét ΔAES vuông tại A và ΔGEC vuông tại G có
AS=GC(cmt)
AE=GE(ΔABE=ΔGBE)
Do đó: ΔAES=ΔGEC(hai cạnh góc vuông)
⇒ES=EC(hai cạnh tương ứng)
mà EC=CF(cmt)
nên SE=CF(đpcm)
c) Xét ΔEOS vuông tại O và ΔECO vuông tại O có
ES=EC(cmt)
EO là cạnh chung
Do đó: ΔEOS=ΔECO(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
⇒\(\widehat{SEO}=\widehat{CEO}\)(hai góc tương ứng)
hay \(\widehat{SEO}=\widehat{CEF}\)
mà \(\widehat{CEF}=\widehat{CFE}\)(cmt)
nên \(\widehat{SEO}=\widehat{CFE}\)
mà \(\widehat{SEO}\) và \(\widehat{CFE}\) là hai góc ở vị trí so le trong
nên SE//CF(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)
Ta có: AE=EG(ΔAEB=ΔGEB)(7)
Ta có: ΔEGC vuông tại G(EG⊥BC)
mà EC là cạnh huyền
nên EC là cạnh lớn nhất
hay EC>EG(8)
Từ (7) và (8) suy ra AE<EC(đpcm)