I. Đọc - hiểu: (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở bên dưới:
ĐI ẨU
Hàng ngày, không ai có thể đứng yên một chỗ mà không cần di chuyển. Đó là sự đi lại(Trừ phi người ốm nằm bất động). Có rất nhiều phương tiện giúp người đi cho nhanh, cho đỡ mệt. Nhưng tùy cách đi, có cách đẹp, đáng khen; có cách xấu, đáng chê.
Thành phố nào cũng thường đông đúc, chật hẹp nên phải có quy định cho người đi bộ, cho các lạo xe cộ. Nước ta có tập quán đi bên tay phải. Bên phải là đúng luật.
Dáng người đi bộ khoan thai, uyển chuyển. Đi bộ không gõ guốc cồm cộp, không lê dép quèn quẹt, cũng không chen lấn xố đẩy. Đi bộ mà lại chen vào giữa hai người khác đi ngược chiều là điẩu.
Còn xe cộ? Xe mà nhảy lên vỉa hè để đi là sai. Phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào người khác, không những không xin lỗi mà còn quay lại cà khịa với người bị đâm lại càng sai. Ấy là chưa kể có những kẻ chuyên ăn vạ về chuyện này thì lại càng sai biết chừng nào! Đáng trách cả mấy cậu học sinh “choai choai” cứ ngang nhiên ngồi trên xe, phóng xe ngay trên bãi cỏ công viên làm cho các em nhỏ, cụ già sợ xanh cả mặt.
Đêm yên tĩnh, cứ rú ga, bóp còi inh ỏi thì đáng phải phạt lắm. Đua xe đánh võng thì đáng “bỏ tù” vì voi thường tính mạng người khác. Lái xe không có bằng, say bia say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy là một cái thói đi ẩu, cần xử lý thật nghiêm.
Đi xe máy, ô tô mà có những thái độ “láo xược” ấy thì dù xe đẹp đến đâu, áo quần có sang đến mấy chẳng qua cũng chỉ là kẻ thiếu văn hóa, thiếu giáo dục mà thôi.
An toàn là cần thiết. Dáng đi đứng, sự đi lại cũng cần đúng luật lệ. Đó là biểu hiện nếp sống văn minh của đời sống, khẩn trương nhưng trật tự, kỷ cương chứ không thể tùy tiện, vong mạng, bất chấp xã hội.
Đương nhiên, muốn thế, phải nghiêm pháp luật. Những nhà chứ trách phải làm hết trách nhiệm của mình, chẳng hạn: phải có vỉa hè cho người đi bộ, phải có đủ biển báo hiệu, đèn tín hiệu ở các ngã ba, ngã tư; phải phạt thật nặng với những kẻ cố tình coi thường luật lệ như đi ngược chiều, đi vào đường cấm, cố tình vượt đèn đỏ, ban đêm rú ga đẻ nghịch chơi, say bia, say rượu còn lái mô tô, ô tô vù vù
Thành phố của chúng ta đang ngày một rộng ra và cũng đông lê. Chuyện đi là là vấn đề cần được coi trọng, không phải chỉ chú ý đối với người điều khiển xe cơ giới mà coi nhẹ phần xe thô sơ, phần người đi bộ.
Đi đứng cũng là thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục của mỗi người, và đồng thời thể hiện trình độ văn minh, kỷ cương pháp luật của một thành phố, một đất nước vậy. Đi ẩu cần phải loại trừ khỏi nếp sống đô thị càng sớm càng tốt.
a, Bài văn nghị luận bàn về vấn đề gì? Để làm rõ vấn đề ấy người viết đã đưa ra những luận điểm nào?
b, Xác định bố cục của bài văn?
c, Dựa vào bài văn em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đi lại của học sinh trường em?
II. Làm văn (6.0 điểm)
Đề bài: Thuyết minh về vai trò của cây cối (của rừng, ...) trong việc bảo vệ môi trường sống.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: PTBD Chính của Đoạn Trích là Tự Sự. Ngoài ra có thêm cả Miêu tả và Biểu cảm.
Câu 2: Từ láy: Mộc mạc, chân chất, lạ lùng, nồng nàn, rậm rạp
Câu 3: Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ và thuần túy tỏa ra từ những cảnh vật trong làng. Cái mùi hương đó thấm sâu vào trong cả cái hồn của tác giả.
Câu 4: BPTT so sánh: Giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mẹ mới...
Tác dụng: Bày tỏ niềm yêu thương, xúc động, bồi hồi về những mùi hương nơi quê hương đã thấm sâu vào kí ức của tác giả
Câu 5: Phép nối đó là phép lặp: Nước hoa, mùi hoa
Em đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, mùi hương của quê hương - những hương thơm, chân chất, giản dị đối với mỗi con người là thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng và hằn sâu vào con óc của mỗi người. Hương nước hoa đúng là rất thơm, thơm thiệt nhưng đó chỉ là những hương thơm giả thôi, đâu nào sánh bằng những hương thơm chân chất, giản dị mà gắn bó với biết bao kỉ niệm kia được.
Câu bị động trong đoạn văn trên: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả
Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
→ Sự xuất hiện của câu chủ động không hợp lí, câu đầu đang nói về “hắn”, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài, không thể đột ngột nói tới chủ thể khác ( người đàn bà)
C1: tự sự
C2 : kể lại việc vì sao lại có hồn Thị Nghi .
C5 : BPTT: điệp ngữ (hoặc ; người )
Tác dụng : nhấn mạnh , làm rõ việc Thị Nghi quậy quạng , quấy nhiễu và phá phách qua những việc làm là hoặc nhập vào người này hoặc nhập vào người kia và làm rõ nên tội trạng của Thị Nghi khiến người dân phải cảnh giác , sợ sệt => Qua đó làm nên tính gợi hình và gợi cảm hơn trong câu văn , để người đọc dễ hình dung ra được câu chuyện đó , gióp phần diễn đạt một cách mạch lạc và rõ ràng nhất.
C6 : thiếu câu hỏi!