K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2020

Tham khảo:

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lý tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Lí tưởng sống là gì?

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Bàn luận

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:

  • Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
  • Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.

=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.

+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.

+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay

- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)



20 tháng 1 2022

Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình? Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Đồng thời, đó còn là việc mỗi người đem hết trí tuệ, tài năng, sức lực của mình để cùng làm giàu đẹp cho quê hương đất nước. Còn “thế hệ trẻ” là những người thanh niên, họ mang trong mình sức khỏe, sức trẻ và niềm khao khát, nhiệt huyết. Hơn ai hết, họ chính là tương lai, là những chủ nhân mới của đất nước. Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, với khát khao cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. ..Tất cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước.

3 tháng 3 2021

TK:

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay. Vậy sự cống hiến là gì và vai trò của nó là gì? Cống hiến là sự hy sinh bản thân, là dốc lòng đóng góp công sức vào việc chung của tập thể, cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là của thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Ta có thể thấy được sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong thời chiến, họ là những thanh niên xung phong xả thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trở lại thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ lại ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, là thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy học tập, rèn luyện bản thân để góp một phần nhỏ bé của mình cống hiến cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

6 tháng 2 2022

Em theo các ý mà chị gợi ý để viết nhé!

Nêu ra câu chủ đề (VD: Trong cuộc sống này, sự cống hiến của tuổi trẻ là một trong những điều quan trọng nhất...)

Thế nào là sự cống hiến của tuổi trẻ?

Biểu hiện?

Dẫn chứng (Trong tình hình dịch bệnh Covid19 hiện nay)?

Trái ngược với sự cống hiến?

Liên hệ bản thân em (Em đã làm gì để thể hiện sự cống hiến?)

Kết luận lại. 

6 tháng 2 2022

Ok

Giúp mình với mình đang cần gấpB1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay....
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp

B1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.

B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay. Trong đoạn văn có ít nhất 2 câu nghi vấn được sử dụng với những mục đích khác nhau.

B4 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

B5 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề tuổi trẻ và sự sáng tạo.

B6 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách lập luận quy nạp nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và một thành phần khởi ngữ.

B7 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách.

B8 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề : Sức mạnh của niềm hi vọng.

B9 : Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận (Euripides)

 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

B10 : Hãy chọn một thói quen em muốn rèn luyện và viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

0
28 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

TK#

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

10 tháng 10

1. Mở đoạn

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Bàn về vai trò, sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống con người.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

– Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định.

– Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/tu-y-kien-niem-tin-tao-nen-suc-manh-hay-viet-doan-van-ngan-voi-chu-de-niem-tin-trong-cuoc-song

21 tháng 7 2021

đề kiểu gì vậy em?

10 tháng 10

Xã hội hiện nay đang trên đà phát triển, tồn tại song song với những thời cơ là những khó khăn, thách thức và một trong những khó khăn nhất định trong phát triển đất nước đó là bệnh tật. Ngoài những căn bệnh liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người như bệnh tim, bệnh lao phổi, bệnh ung thư..., phải kể đến những bệnh về tinh thần và lối sống của con người như bệnh ích kỷ, bệnh vô cảm... Trong đó, bệnh vô cảm thực sự là một căn bệnh rất nguy hiểm và đáng quan ngại, gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân con người và cả xã hội, cần phải ngăn chặn và chữa trị kịp thời.

        Để tìm hiểu về căn bệnh vô cảm, trước hết chúng ta phải hiểu vô cảm là gì. "Vô" là không, "cảm" là tình cảm, cảm xúc, cảm nhận, rung cảm của con người, "vô cảm" chính là không có cảm xúc, cảm nhận, không bị rung động trước tình cảm con người. Bệnh vô cảm là thái độ sống thờ ơ, vô tâm, lạnh nhạt với những người xung quanh, không chia sẻ và quan tâm đến người khác, luôn mang trong mình suy nghĩ ích kỷ, nhỏ nhen. Nguyên nhân của căn bệnh này đến từ nhiều hướng, thứ nhất là do bản tính sẵn có của con người, vốn có tính ích kỷ, thờ ơ và xa lánh với mọi người xung quanh; thứ hai là do tác động của môi trường sống, khi sống ở môi trường con người ít giao tiếp với nhau, chỉ mải miết quay cuồng trong học tập, công việc, tranh đua sẽ không có cơ hội để con người để ý đến những người khác, việc khác, ít có thời gian tiếp xúc và bày tỏ cảm xúc với nhau, dần dần sẽ trở nên vô cảm; thứ ba là do sự phát triển của xã hội, của khoa học công nghệ và quá trình đô thị hóa, xã hội phát triển con người ta chỉ mải lo làm ăn, quan trọng vật chất hơn tình cảm, thời buổi công nghệ khiến con người ta ham mê đắm chìm trong công nghệ, ít dành thời gian trò chuyện và quan tâm lẫn nhau; cuối cùng vô cảm cũng chính do cách giáo dục của gia đình, bố mẹ mải làm không quan tâm con cái hay ép buộc, áp đặt con cái theo suy nghĩ của mình sẽ khiến các con trở nên vô cảm, bất mãn...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/top-30-bai-nghi-luan-ve-su-tho-o-vo-cam-trong-cuoc-song

     Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người. Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.

TK#

Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hả cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. đó là sự gian dối, thiều trung thực.

Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi.

Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.

Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta nên ủng hộ và làm theo, cần phải học hỏi và tích lũy nhiều hơn. Tôi sẽ học tập theo đức tính này vì nó sẽ giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của mọi người đối với mình.