K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.Văn học Tìm những điểm chung về nghệ thuật và nội dung trong ba bài Tức cảnh Pác Bó- Ngắm trăng - Đi đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.Tiếng Việt Bài 1 : Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau : a1.Con có nhận ta con không ? a2.Con đã nhận ra con chưa ? b1.Hôm nào lớp cậu kiểm tra văn ? b2.Lớp cậu kiểm tra văn hôm nào ? Bài 2 : Hãy cho biết các câu nghi vấn sau được dùng để làm gì ? a. Bộ...
Đọc tiếp

I.Văn học
Tìm những điểm chung về nghệ thuật và nội dung trong ba bài Tức cảnh Pác Bó- Ngắm trăng - Đi đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.Tiếng Việt
Bài 1 : Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau :
a1.Con có nhận ta con không ?
a2.Con đã nhận ra con chưa ?
b1.Hôm nào lớp cậu kiểm tra văn ?
b2.Lớp cậu kiểm tra văn hôm nào ?
Bài 2 : Hãy cho biết các câu nghi vấn sau được dùng để làm gì ?
a. Bộ truyện này giá bao nhiêu?
b. Cậu có thể cho mình mượn vở bài tập toán được không?
c. Không phải nó lấy cái bút thì ai lấy ?
d. Sao khốn khổ cái thân tôi thế cơ chứ ?
e. Mày có muốn biết thế nào là lễ độ không hả ?
g. Bài hát này do ai sáng tác?
Bài 3 : Đặt các câu cầu khiến để :
a. Nói với bác hàng xóm cho mượn cái thang
b. Nói với mẹ để xin tiền mua sách
c. Nói với bạn để mượn quyển truyện
d. Nói người khác đeo khẩu trang khi đang ở nơi có nhiều người.
e. Nói với lớp học giữ trật tự khi thầy cô chưa lên lớp
Bài 4 : Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây
a. Vào đêm trước ngày khai trường của con , mẹ không ngủ được
b. Con là một đứa trẻ nhạy cảm
c. Cây hoa đào là loài thân gỗ nhỏ, có thể cao từ 5-10 mét , lá hình mũi mác, hoa nở vào đầu mùa xuân.
d. Hoa đào bích nở ra có màu đỏ hồng rực mạnh mẽ , kiêu sa.
e. Cảm ơn cậu đã mang đến cho tớ bộ sách này.
g. Văn học mở ra cho ta những chân trời hiểu biết mới
h. Mẹ mua xe đạp cho con rồi đấy !
giúp tớ với các bạn, yêu các bạn nhiều nhiều nhiều ......


0

– Hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ: tuy là hai hoàn cảnh riêng nhưng đều có điểm giống nhau đó là những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, thử thách tinh thần con người.

+ Tức cảnh Pác Bó sáng tác khi Người sống và làm việc trong hang Pác Bó, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt gian khổ, thiếu thốn.

+ Ngắm trăng (vọng nguyệt) được viết trong tù, gian khổ.

– Nội dung: hai bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình cảm với thiên nhiên của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh.

+ Tức cảnh Pác Bó thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sông đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm ưiệc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về mặt vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng bởi cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sông, không hề bị khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Người chiến sĩ trong bài thơ là một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên đặc biệt là luôn vững tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi.

+ Ngắm trăng (vọng nguyệt): đằng sau những vần thơ là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên trên mọi hoàn cảnh. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ — sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ.

+ Hình thức nghệ thuật: hai bài thơ sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt, bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc.

+ Tức cảnh Pác Bó: bốn câu thơ tứ tuyệt của bài thơ tự nhiên, bình dị thể hiện một giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh. Giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người toát lên một niềm vui thích, sảng khoái cao độ trong tinh thần của nhân vật trữ tình. 

+ Ngắm trăng (vọng nguyệt): bài thơ tứ tuyệt giản dị thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn. Bài thơ vừa có màu sắc cổ điển (đề tài: vọng nguyệt và những thi liệu cổ: rượu, hoa, trăng; cấu trúc đăng đối, hình ảnh chủ thể trữ tình: ung dung, giao cảm đặc biệt với thiên nhiên), vừa mang tinh thần thời đại (hồn thơ lạc quan, thể hiện tinh thần thép),…

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 2 2019

* Điểm chung: Ba bài thơ đều được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt, hình thức ngắn gọn, cô đọng.

* Điểm riêng:

- Bài "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi Bác hoạt động Cách mạng ở Pác Bó.

- Bài "Ngắm trăng" được sáng tác khi bác bị bắt giam, sống trong hoàn cảnh tù đày.

- Bài "Đi đường" được sáng tác khi Bác trên đường chuyển lao từ nhà tù này đến nhà tù khác. Qua hành trình chuyển lao, người tù Cách mạng - nhà thơ đã nhận thức được những điều mới mẻ.

24 tháng 2 2019

cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

đều thể hiện phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ cách mạng (bác)

thơ mang hòa quyện chất thép và chất tình 

câu này cô giáo mình kt 15 phút òi nên mk nhớ rõ lắm. ok đúng

3 tháng 5 2020

(?)Tìm những điểm chung về nghệ thuật và nội dung trong ba bài thơ tức cảnh pác bó- ngắm trăng - đi đường của Chủ tịch HCM
*Điểm chung về nghệ thuật:
-Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
-Ngôn ngữ giản dị, đời thường
-Hình ảnh gần gũi, giàu sắc thái biểu cảm
-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị thành công lớn
-Có sự kết hợp hài hài giữa nhiều màu sắc trong tác phẩm.

*Điểm chung về nội dung:
-Cả 3 bài thơ đểu thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống Cách Mạng gian khổ, khó khăn.

17 tháng 6 2019

Đáp án

- Chép thuộc lòng bài thơ:

   “Sáng ra bờ suối, tối vào hang

   Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

   Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

   Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

   + Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa…