Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng
vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai
cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng
người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con.
Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng.
Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở
giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho
thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
a) Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên.
b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác
và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả xếp
nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng…thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quảcủa đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?
Gợi ý:
a) – Xem khái niệm luận điểm ở phần trên (mục 1).- Luận điểm trong đoạn văn trên là: Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.- Cách lập luận trong đoạn văn trên là lập luận theo kiểu dùng phép tương phản.
b) Lập luận theo cách của Ngô Tất Tố tạo cho đoạn văn rất giàu sức thuyết phục.Chính việc bắt đầu từ cái sở thích của Nghị Quế cũng như cái gọng chó má mà hắn ta đãdùng với chị Dậu, mà cái luận điểm mà tác giả đưa ra ở cuối đoạn hấp dẫn và thuyết phục hơn.
c) Các ý trong đoạn văn rất hấp dẫn. Nếu đưa luận điểm “đùng đùng giở giọng chó mángay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ…yêu gia súc”xuống dưới sẽ không làm nổi bật được luận điểm “chất chó đểu của giai cấp nó”.
d) Việc đặt những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chóvào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình tập trung vào một ý chung, làm nổi bật bản chất thú vật của bọn địa chủ.
Ôn tập về luận điểm