K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2016

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

21 tháng 5 2016

+ cuối năm 938 Lưu Hoàng Tháo chỉ huy thủy quân Nam Hán tiến vào nước ta, nước triều rút Ngô Quyền tổng tấn công, quân Nam Hán thua to, Hoàng Tháo thiệt mạng, vua Nam Hán thu quân về nước.

28 tháng 8 2016

1/Nghìn lẻ một đêm:

Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng của Nghìn lẻ một đêm được kết nối xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông A-rập, thời Sassanid có một vị vua Ba Tư Shahriyar. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên "ở giữa Ấn Độ vàTrung Quốc" (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết (trong một số bản: ba đêm một lần). Thấy đất nước lâm nguy,Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ chết. Nhưng trước sự quyết tâm của con ông đành phải đem con dâng cho vua Shahriyar. Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên sau nàng đã tìm được cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái nàng là Dinarzade, nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu nàng kể chuyện. Những câu chuyện được sắp xếp khéo léo để đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng.

Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi, về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hai nàng cũng kể về những thị trấn,sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thủy sử dụng pháp thuật, về các loài ngựa biết bay, chó biết nói, người hóa cá, cá lớn hơn cá voi, chim khổng lồ. Nàng kể về những cặp tình nhân trong các túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các chuyện của nàng ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus. Hàng ngàn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm hóa, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy việc giết người. Cảm phục nàng Sheherazade, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới linh đình, sau đó cùng nhau sống hạnh phúc đến bạc đầu và họ có với nhau ba người con trai.

2/Tần Thủy Hoàng:(ko có tóm tắt xin lỗi)

Tần Thủy Hoàng là con trai cả của Trang Tương Vương nước Tần [2][12], mẹ là Triệu Cơ, vốn là một người thiếp của Lã Bất Vi - một thương nhân và sau trở thành Tướng quốc nước Tần. Ông sinh ra vào tháng giêng[13] năm 259 TCN [14], ở đô thành Hàm Đan của nước Triệu (趙). Vì lý do nơi sinh này nên có ý kiến cho rằng lúc nhỏ, ông họ Triệu tên Chính[12]. Tổ tiên của ông được cho là đến từ vùng Cam Túc [2].

Sử sách, mà cụ thể là sử ký Tư Mã Thiên ghi nơi sinh và cha mẹ ông[15]; nhưng chính Tư Mã Thiên cũng cho biết, có thuyết nói rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi[16].

Năm 265 TCN, vua Tần là Tần Chiêu Vương lập con trai thứ là An Quốc quân Doanh Trụ làm Thái tử. Công tử Tử Sở là con trai giữa của Thái tử với một người vợ thứ, Hạ Cơ. Hạ Cơ không được An Quốc quân yêu mến, nên Tử Sở phải đi làm con tin của Tần ở nước Triệu để đảm bảo cho một hiệp ước đình chiến giữa hai quốc gia [16][17]. Tần nhiều lần đem quân đánh Triệu, làm Triệu thua to trong trận Trường Bình đẫm máu, nên nước Triệu càng bạc đãi Tử Sở. Sau ông có quen với Lã Bất Vi, một thương gia giàu có. Bằng mưu mô của mình, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ, vũ nữ và người thiếp của Lã đang mang thai [17], cho Tử Sở, lại giúp Tử Sở về Tần làm Thái tử rồi lên ngôi vua, thành Trang Tương Vương nước Tần. Cái thai trong bụng được Triệu Cơ giấu kín, để đủ tháng sinh ra, đặt tên là Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này.

Tuy nhiên, theo ý kiến của một số sử gia Trung Quốc hiện đại gần đây[18] thì Doanh Chính là con của Tử Sở chứ không phải là con của Lã Bất Vi. Thuyết này lập luận tập trung vào 2 điểm:

  • Một bộ phận lớn triều thần nước Tần vẫn tin vào việc Doanh Chính là con Tử Sở và vẫn hết lòng ủng hộ Doanh Chính trước sau như một. Do đó, chính quyền của Doanh Chính vẫn đứng vững trước cuộc binh biến do Phàn Ô Kỳ phát động nhằm dựng Thành Kiệu lên ngôi. Đại tướng Vương Tiễn đi dẹp cuộc binh biến này trả lời Phàn Ô Kỳ: "Thái hậu có mang mười tháng mới sinh, vậy nay tức là con tiên vương đẻ ra..." Ngay trong thời đó, những người theo thuyết gán Lã Bất Vi là cha Doanh Chính cũng không thể lý giải một cách khoa học vì sao Triệu Cơ lại mang thai Doanh Chính tới 12 tháng mà lập luận theo cách "thiên mệnh" rằng: "Có thể tại lòng trời muốn sinh ra một vị chân mạng thiên tử nên mới để người mẹ hoài thai lâu như vậy...". Các nhà sử học lý giải rằng: Thực tế, Doanh Chính vẫn chỉ nằm trong bụng mẹ 10 tháng như những đứa trẻ khác kể từ khi Vu Cơ về với Tử Sở. Do cộng thêm thời gian Vu Cơ ở với Bất Vi, thời gian mới là 12 tháng.
  • Thuyết này là sản phẩm của sĩ phu các nước chư hầu Sơn Đông bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt. Họ căm hờn vì bị mất nước, nên nhân việc mẹ vua Tần từng là thiếp của Bất Vi để đặt ra chuyện này nhằm hạ thấp kẻ thù không đội trời chung của mình.

Các giáo sư John Knoblock và Jeffrey Riegel, trong bản dịch Lã thị Xuân Thu của họ, gọi câu chuyện này "rõ ràng là sai, nhằm mục đích phỉ báng Bất Vi và xúc phạm Hoàng đế đầu tiên." [19]

Hai năm ngay trước khi Tần Thủy Hoàng ra đời (262 TCN - 260 TCN), nước Tần và nước Triệu đánh nhau đẫm máu trongtrận chiến Trường Bình, kết cục 450.000 quân Triệu đều bị thảm sát, Triệu đại bại. Vì vậy, Triệu đối xử với công tử Tử Sởhết sức khắc nghiệt, "xe ngựa, vật dụng dùng chẳng được sẵn, ở cảnh cùng khốn có vẻ bực bội[16]", dù ông đã nổi danh khắp chư hầu với tư cách là người kế thừa vương vị khi cha ông lên ngôi. Năm 257 TCN, Tần Chiêu Vương sai tướng Vương Ý vây đô thành Hàm Đan, Triệu cùng quẫn muốn giết Tử Sở, ông cùng Lã Bất Vi chạy thoát về với quân Tần, nhưng Triệu Cơ cùng Doanh Chính không kịp trốn theo, phải ở lại Triệu. Triệu muốn giết cả hai người nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, vì thế hai mẹ con đều sống. Họ lẩn trốn trong dân gian suốt 7 năm trời đằng đẵng (257 TCN - 250 TCN)[16].

Năm 250 TCN, Tần Chiêu Tương vương chết, An Quốc quân lên ngôi, tức là Tần Hiếu Văn Vương, lập Tử Sở làm Thái tử, nước Triệu bèn đưa Triệu Cơ và Doanh Chính về Tần. Hiếu Văn Vương làm vua không lâu thì chết, Tử Sở kế thừa vương vị, tức là Tần Trang Tương Vương, phong Lã Bất Vi chức Thừa tướng, tước Văn Tín hầu. Năm 247 TCN, Trang Tương Vương mất sau ba năm trị vì, ngôi vua thuộc về Doanh Chính, khi ấy mới 13 tuổi [15][20].

Tần Vương lên ngôi, tôn mẹ là Triệu Cơ (赵姬) làm Thái hậu, phong Thừa tướng Lã Bất Vi làm Tướng quốc, gọi là "trọng phụ", coi như người cha thứ hai của mình[16].

Tướng quốc vốn là chồng cũ của thái hậu, thường ra vào cung cấm tư thông với bà ta. Tần Vương còn nhỏ nên không hay biết hoặc giả vờ không hay biết. Sau đó thì Lã Bất Vi cảm thấy lo sợ nhà vua nhỏ tuổi biết chuyện nên ngầm sai người tìm kiếm một nam nhân cường tráng, dương vật lớn là Lao Ái (嫪毐) [21]. Theo Sử ký, ông trước tiên dùng Lao Ái làm gia nhân rồi dâng Ái vào cung giả làm hoạn quan bằng cách nhổ râu để "hầu hạ" thái hậu. Sau một thời gian thái hậu sợ Tần vương biết chuyện bèn dời Hàm Dương về cựu đô là Ung Thành (雍) sống cùng Lao Ái và sinh được 2 con trai [21].

Nhờ thái hậu, Lao Ái được phong làm Trường Tín hầu, cũng mưu xây dựng thế lực, mở phủ nuôi thực khách như Lã Bất Vi. Lao Ái mưu đồ cho con mình và thái hậu nối ngôi khi Tần vương Chính qua đời. Nhưng trong một bữa ăn tối do say rượu nên Lao Ái bắt đầu khoác lác về việc là cha dượng của vị vua trẻ [21].

Năm 238 trước Công nguyên, Doanh Chính đi du lịch đến Ung Thành. Lao Ái chiếm con dấu của thái hậu và huy động một đội quân trong một nỗ lực để bắt đầu một cuộc đảo chính và nổi loạn [21]. Hơn 1 triệu đồng tiền đồng được đặt trên đầu của Lao Ái nếu bị bắt sống hoặc nửa triệu nếu chết [21]. Những người ủng hộ Lao Ái bị bắt và bị chặt đầu còn Lao Ái thì bị trói và xé xác bởi 5 cỗ xe ngựa, trong khi toàn bộ gia đình của ông ta thì bị giết cả 3 họ. Hai người con riêng của thái hậu đều bị giết và bà bị giam lỏng cho đến khi chết nhiều năm sau đó. Vụ việc liên quan tới Lã Bất Vi, ông bị cách chức, lưu đày rồi sang năm 235 TCN thì được cho một chén rượu độc để tự tử [5][21]. Doanh Chính sau đó nắm quyền đầy đủ như vua của nước Tần. Thay thế Lã Bất Vi, Lý Tư trở thành thừa tướng mới.

Nước Yên khi đó nhỏ, yếu và thường xuyên bị sách nhiễu bởi các binh sĩ nên không phải là đối thủ của nước Tần [22]. Vì vậy Thái tử Đan nước Yên cầu xin dũng sĩ Kinh Kha đi hành thích Tần vương Chính vào năm 227 TCN [4][22]. Đi theo Kinh Kha có Tần Vũ Dương. Họ giả vờ tặng cho Doanh Chính bản đồ của Đốc Cương và cái đầu của Phàn Ư Kỳ [22].

Mang theo một thanh chuỷ thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ, Kinh Kha và Tần Vũ Dương vào trong triều đình nước Tần. Tần Vũ Dương mang tờ bản đồ còn Kinh Kha mang đầu Phàn Ư Kỳ. Tần Vũ Dương hoảng sợ biến sắc mặt do run lên vì sợ hãi. Kinh Kha giải thích rằng cộng sự của ông "chưa bao giờ dám đặt mắt vào Thiên tử" và lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần [22]. Khi mở bản đồ Kinh Kha rút thanh chuỷ thủ đâm Doanh Chính. Nhà vua liền lùi lại và rút thanh kiếm sau lưng để bảo vệ mình [22]. Vào thời điểm đó, các quan đều không được phép mang vũ khí. Kinh Kha đuổi theo, cố gắng để đâm nhà vua nhưng lại trượt. Doanh Chính lại rút kiếm của mình và cắt đùi Kinh Kha. Kinh Kha liền ném con dao găm nhưng lại trượt một lần nữa. Chịu tám vết thương từ thanh kiếm của nhà vua, Kinh Kha nhận ra nỗ lực của ông đã thất bại. Cả Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết sau đó [22] Nước Yên bị chinh phục bởi nước Tần 5 năm sau đó[22].

Cao Tiệm Ly là một người bạn thân của Kinh Kha, người muốn trả thù cho cái chết của ông.[23]. Là một người nghệ sĩ gảy đàn trúc nổi tiếng, một ngày kia ông được triệu tập bởi Doanh Chính để chơi các nhạc cụ. Một số người trong cung điện biết đến ông trong quá khứ kêu lên, "Đây là Cao Tiệm Ly" [24]. Do không muốn giết một nhạc sĩ có tay nghề cao, hoàng đế đã ra lệnh móc mắt ông [24] nhưng lại cho phép Cao Tiệm Ly chơi đàn trong sự hiện diện của ông [24] Ông nghe Cao Tiệm Ly gảy đàn rất thích thú nên mỗi ngày lại cho phép xích lại gần hơn. Cao Tiệm Ly lén đổ chì vào bầu đàn rồi nhân dịp Doanh Chính ngồi cạnh mà đánh nhưng vì mắt mù nên đánh không trúng. Cao Tiệm Ly sau đó bị xử tử [24]

Khi Tần vương Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với 6 nước chư hầu còn lại. Đất Tần đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN). Các nước chư hầu Sơn Đông luôn bị đẩy vào thế chống đỡ, nhiều lần tổ chức liên minh chống Tần nhưng chỉ đạt được một số thắng lợi tạm thời, không ngăn cản được quân Tần đông tiến. Tần vương tiếp tục duy trì chính sách "thân xa đánh gần", giao hảo với nước Tề, uy hiếp lấn chiếm Tam Tấn và Sở. Nước Tềgiữ quan hệ với Tần nên không ra quân cứu các chư hầu khác.

Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng cha con Vương Tiễn, Vương Bí và Mông Ngao, Mông Vũ làm tướng đánh dẹp các nước.

Năm 230 TCN, Tần vương Chính tung ra các chiến dịch cuối cùng của thời kỳChiến Quốc nhằm chinh phục các vương quốc độc lập còn lại. Nước Hàn (韓) trước đó bị Tần đánh bại nhiều lần, đã rất nhỏ yếu không còn khả năng kháng cự nên là nước đầu tiên bị hạ. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương chính thức thôn tính nước Hàn.

Sau khi diệt Hàn, Tần vương Chính điều quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xui Khai gièm pha Lý Mục. Triệu U Mục vươngnghe lời gièm, tin rằng Lý Mục có mưu phản, bèn giết chết Lý Mục. Sau đó quân Tần nhân cơ hội nước Triệu bị động đấtliền tấn công để chinh phục nơi Doanh Chính được sinh ra [25][26]. Năm 228 TCN, quân Tần phá vỡ kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.

Tần vương Chính quay sang đánh Ngụy để hoàn tất chiến thuật diệt Tam Tấn đầu tiên trong 6 nước. Năm 225 TCN, quân Tần hùng mạnh tấn công Đại Lương, tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng.

Ngay trong năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương Chính bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận.

Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Nước Sở, quốc gia chư hầu lớn lớn nhất và kình địch nhất của nước Tần đến năm 223 TCN bị chinh phục [27].

Chỉ còn 2 nước Tề phía đông và Yên phía bắc. Năm 222 TCN, Tần vương sai con Vương Tiễn là Vương Bí mang quân tấn công Yên. Yên vương Hỉ sợ hãi bỏ Kế tại Liêu Đông để chạy sang Bình Nhưỡng, rồi lừa bắt giết thái tử Đan, nộp đầu chonước Tần để tạ tội với Tần vương Chính. Nhưng Tần vương Chính vẫn hạ lệnh tiến quân, phá vỡ thành Bình Nhưỡng, bắt sống Yên vương Hỷ và gia đình hoàng gia.

Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) bị bắt bèn tự sát.

Còn lại nước Tề ở phía đông nước Tần mà bây giờ là bán đảo Sơn Đông, vốn không quen việc chiến tranh suốt hơn 40 năm. Năm 221 TCN, Tần vương Chính lấy cớ Tề vương Kiến mang 300.000 quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam đánh úp kinh thành Lâm Tri. Tề vương Kiến không chống nổi, phải đầu hàng. Cả 6 nước hoàn toàn bị thôn tính.

Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn Trung Quốc đã được thống nhất bởi một nhà cai trị mạnh mẽ. Trong cùng năm đó, Doanh Chính tự xưng là "Thủy Hoàng Đế" (始皇帝), không còn là một vị vua theo nghĩa cũ và vượt xa những thành tựu của các vị vua nhà Chu cũ [28].

Ở miền Nam, các cuộc mở rộng bằng quân sự tiếp tục trong suốt triều đại của ông, với các vùng khác nhau được sáp nhập với tỉnh Quảng Đông và một bộ phận hiện nay của Việt Nam [26].

Sau khi đã thôn tính các chư hầu, Tần Vương Chính đề nghị các bầy tôi bàn về danh hiệu cho mình. Thừa tướng là Vương Quán, Ngự sử Đại phu Phùng Kiếp, Đình úy Lý Tư cho rằng cơ nghiệp của Tần vương Chính lớn hơn cả Ngũ Đế thời cổ; trong các vua cổ đại thì Thái Hoàng là cao quý nhất nên khuyên ông xưng là Thái Hoàng. Tần vương Chính quyết định bỏ chữ thái, lấy chữ hoàng, thêm chữ đế, của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là Hoàng Đế.

Đồng thời, ông phê chuẩn các kiến nghị khác của bầy tôi, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng gọi là trẫm. Ông truy tôn vua cha Tần Trang Tương Vương là Thái thượng hoàng.

Vì là hoàng đế Trung Hoa đầu tiên nên ông xưng hiệu Thủy Hoàng Đế. Thủy Hoàng có nghĩa là "hoàng đế đầu tiên", và ông muốn con cháu đời sau lấy danh hiệu: Nhị thế, Tam thế... cho đến vạn thế.

Tần Thủy Hoàng cũng theo thuyết Ngũ hành: đất, gỗ, kim loại, lửa và nước. Người ta tin rằng nhà Chu trước đó cai trị bởi sức mạnh của lửa, đại diện bởi màu đỏ. Nhà Tần kế tục, lấy hành thủy (nước) mà cai trị, đại diện là màu đen. Màu đen trở thành màu sắc cho hàng may mặc, cờ, cờ hiệu[29]. Các mối liên quan khác bao gồm phía bắc là hướng hồng y, mùa đông và số sáu [30].

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử của các đơn vị hành chính của Trung Quốc

Tần Thủy Hoàng bắt vương tộc sáu nước mà ông đã chiếm, kể cả gia đình các đại thần của họ, phải dời đến Hàm Dương, kinh đô của Tần, để cho ông dễ kiểm soát họ. Triều đình đem phát mãi hết đất đai của họ.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, trong một nỗ lực để tránh cục diện chư hầu cát cứ như đời Chu, lập tức thực hiện một loạt cải cách quan trọng, hủy bỏ chế độ cũ, các quốc gia chinh phục được không được phép được gọi là quốc gia độc lập [31]. Ông chia cả nước thành 36 quận (郡) và sau đó là 40 [26]; quận thú, huyện lệnh do triều đình bổ nhiệm, có thể điều động bất cứ lúc nào. Quận là một quân khu lớn, nhất là ở những miền mới chiếm được. Vì muốn thống nhất quốc gia, Tần Thủy Hoàng chia mỗi quận thành nhiều huyện (县), hương (乡) và các đơn vị lý (里) [32], có một quận thú coi về dân sự, và một quân uý coi về quân sự. Ở trên cùng, có một viên giám ngự sử chỉ chịu trách nhiệm với nhà vua, như vậy không một viên quan nào chuyên quyền được, không thể thành một ông chúa như thời trước khi thành lập nhà nước. Quan lại lớn nhỏ đều không truyền lại cho đời sau, mà là do Hoàng đế đích thân bổ nhiệm dựa trên thành tích [32]. Ông còn đưa các quý tộc cũ chuyển về thủ phủ Hàm Dương để tiện giám sát quản lý. Thời Tần Thủy Hoàng, 36 quận tương ứng với tỉnh ngày nay. Hệ thống này là khác với triều đại trước, vốn có liên minh lỏng lẻo và liên đoàn [33]. Người dân không còn có thể được xác định bởi khu vực bản địa hoặc nhà nước phong kiến trước đây của họ, như khi một người từ Sở được gọi là "người Sở" (楚人) [32][34]

Tới năm 213 TCN, vị Đại phu người Tề[35] là Thuần Vu Việt nhắc lại đề nghị xin phong đất cho người tông tộc làm chư hầu, Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư bác đi.

Tần Thủy Hoàng theo Pháp gia nên khuyến khích binh, nông; ghét công, thương. Muốn nắm hết mối lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có những xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ Thục và miền An Dương (phía nam Lạc Dương ngày nay), hẳn là để làm ruộng.

Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruộng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước.

Năm hay mười nhà họp nhau thành một liên gia, chịu chung trách nhiệm với nhau. Chế độ này được áp dụng ở Trung Hoa cho tới đầu đời nhà Hán. Tráng đinh nào cũng phải đi lính tới già. Gia đình nào có ba người đàn ông thì phải chia làm hai hộ. Hình luật khắc nghiệt hơn thời trước nhiều.

Kinh tế và văn tự[sửa | sửa mã nguồn]

 Trọng lượng 5 - cân với một mô tả từ sắc lệnh của Tần Thủy Hoàng để tiêu chuẩn hóa trọng lượng và các phép đo, 221 TCN

Ông cũng thống nhất Trung Quốc về kinh tế bằng cách tiêu chuẩn hóa các đơn vị phép đo của Trung Quốc như trọng lượng và đơn vị đo, tiền tệ, chiều dài các trục bánh xe để tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển trên hệ thống đường bộ [33] và để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở đến các quận và kinh đô. Hoàng đế cũng phát triển một mạng lưới rộng lớn đường giao thông và kênh kết nối các tỉnh để cải thiện thương mại giữa chúng [33]. Các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau cũng tiêu chuẩn hóa [32].

Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữ và chữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Theo Lý Tư, chữ viết của nhà nước Tần đã được chuẩn hóa thông qua việc loại bỏ các hình thức biến thể trong chữ viết của nước Tần. Chữ viết mới được tiêu chuẩn hóa này sau đó đã được chính thức phổ biến trong tất cả các khu vực được chinh phục, do đó cùng với các chữ viết khu vực để hình thành một ngôn ngữ, một hệ thống truyền thông cho toàn cõi Trung Quốc [32].

Vụ ám sát của Trương Lương[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Trương Lương

Năm 230 TCN, nước Tần đánh bại nước Hàn. Một quý tộc Hàn có tên là Trương Lương thề trả thù hoàng đế Tần. Ông bán tất cả tài sản có giá trị của mình và vào năm 218 TCN, ông đã thuê 1 lực sĩ làm sát thủ và làm cho anh ta 1 một cái chuỳ sắt nặng một trăm hai mươi cân (khoảng 160 lb hoặc 97 kg) [21] Cả 2 người ẩn nấp trong 1 bụi cây dọc theo tuyến đường đi chơi của hoàng đế và khi đoàn xa giá đến gần, sát thủ liền ném chùy làm vỡ tan toa xe đi đầu. Tuy nhiên, Thủy Hoàng thực ra là ở trong toa xe thứ hai. Do đó, nỗ lực không thành công [36], Cả hai người đều trốn thoát được mặc dù bị truy lùng gắt gao [21].

Xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc: Vạn Lý Trường Thành[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Vạn Lý Trường Thành

Tần trong nhiều năm đã chiến đấu với nhiều bộ tộc du mục ở phía bắc và tây bắc. Các bộ lạc Hung Nô không bị đánh bại và chinh phục, do đó chiến dịch kéo dài và không thành công, và để ngăn chặn Hung Nô xâm lấn biên giới phía bắc, Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng một bức tường phòng thủ to lớn [26][37]. Bức tường này có hàng trăm ngàn người được huy động để xây dựng và là tiền thân của Vạn Lý Trường Thành hiện tại của Trung Quốc. Nó kết nối với rất nhiều khúc thành được xây dựng trong suốt bốn thế kỷ trước bởi các nước Yên, Triệu, Nguỵ nên là một mạng lưới các bức tường nhỏ liên kết bảo vệ những vách đá khó vượt qua. Một tượng đài vĩ đại của Trung Quốc cho đến ngày nay, Vạn Lý Trường Thành vẫn còn tồn tại, mở cửa cho công chúng [28][38].

Nam: Kênh Linh Cừ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Kênh Linh Cừ

Miền Nam Trung Quốc có một câu nói nổi tiếng "Ở miền Bắc có Trường Thành, ở miền Nam có kênh Linh Cừ" (北有长城,南有灵渠) [39]. Năm 214 TCN, Thủy Hoàng bắt đầu dự án xây dựng một kênh đào lớn để vận chuyển quân nhu cho quân đội[40] Kênh cũng cho phép vận chuyển nước giữa phía bắc và phía nam Trung Quốc [40]. Với chiều dài 34 km, con kênh này nối liền sông Tương chảy vào sông Dương Tử và sông Li Giang rồi lại chảy vào sông Châu Giang [40]. Con kênh kết nối hai tuyến đường thủy chính của Trung Quốc và hỗ trợ sự mở rộng của nhà Tần vào phía tây nam [40]. Công trình được coi là một trong những 3 những kỳ công tuyệt vời của kỹ thuật Trung Quốc cổ đại bên cạnh Vạn Lý Trường Thành và Đô Giang Yển của Tứ Xuyên [40].

Khác

Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng di chuyển ra khỏi cung điện Hàm Dương (咸阳宫) và bắt đầu xây dựng cung A Phòng (阿房宫) khổng lồ về phía nam của sông Vị, dựa trên tên người thiếp yêu nhất của Tần Thủy Hoàng [41]. Phải dùng 70 vạn tù nhân để cất, chở đá từ các núi phương bắc xuống, chở gỗ từ các rừng phương nam lên.

Chưa hết, trong một khoảng mà bán kính dài trên trăm cây số chung quanh kinh đô, còn xây thêm 270 cung điện nữa. Bao nhiêu châu báu, nhạc công và vũ nữ của lục quốc, ông gom cả về đó để làm vui tai mắt cho ông. Tương truyền cuối đời Tần, kinh đô bị chiếm và đốt, ba tháng sau ngọn lửa mới tắt.

Khi chiếm được kinh đô một nước chư hầu nào, Thủy Hoàng sai người vẽ kiểu cung điện của nước đó để về xây dựng lại y hệt tại Hàm Dương, ở bên cung điện của ông, thành một dãy dài cả mấy dặm. Bao nhiêu đồng và vũ khí trong thiên hạ gom cả về để đúc 12 pho tượng, mỗi tượng nặng 24.000 cân bày trong cung.

Tư tưởng

Trong khi Trung Quốc thời Chiến Quốc trước đó là có chiến tranh triền miên, nó cũng được xem như là thời của tự do tư tưởng [42]. Tần Thủy Hoàng loại bỏ hàng hàng trăm tư tưởngbao gồm Nho giáo và các triết lý khác [42][43]. Sau khi Trung Quốc thống nhất, với tất cả các trường phái khác bị cấm, Pháp gia đã trở thành hệ tư tưởng ủng hộ của triều đại nhà Tần [32]. Pháp gia là một hệ thống mà về cơ bản yêu cầu mọi người tuân theo pháp luật hoặc bị trừng phạt.

Bắt đầu từ năm 213 TCN, với nỗ lực vận động của Lý Tư và để tránh việc các học giả so sánh triều đại của ông với quá khứ, Tần Thủy Hoàng ra lệnh cho đốt phần lớn sách, chỉ cho giữ những sách về chiêm tinh học, nông nghiệp, y học, bói toán, và lịch sử của nhà nước Tần [44]. Điều này cũng phục vụ mục đích thúc đẩy hơn nữa việc cải cách liên tục của hệ thống chữ viết bằng cách loại bỏ các chữ viết lỗi thời[28]. Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trừng phạt một cách nặng nề.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, vào năm sau ở Hàm Dương có hơn 460 nhà nho bị chôn sống do sở hữu những cuốn sách bị cấm [44][45]. Con cả của Thủy Hoàng là hoàng tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên [46]nên Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận. Thư viện triều đình thì vẫn còn giữ bản sao của những cuốn sách bị cấm nhưng hầu hết trong số này đã bị phá hủy khi Hạng Vũ đốt cháy cung điện Hàm Dương vào năm 206 TCN [47].

 

 

Mở mang cương thổ

Mới hoàn thành sự thống nhất Trung Quốc, chưa kịp củng cố ở trong, Thủy Hoàng đã nghĩ đến việc mở mang bờ cõi ra nước ngoài.

Các dân tộc du mục miền bắc gọi chung là Hung Nô vẫn là mối lo từ đời Thương, Chu. họ thường xâm lấn biên giới, có chỗ sống lẫn lộn với người Trung Hoa. Đầu đời Tần họ đã len lỏi vào Hà Nam, Tần Thủy Hoàng vội chặn họ lại, sai Mông Điềmlàm chánh tướng cầm quân, cùng với con Vương Bí, cháu Vương Tiễn là Vương Ly làm phó tướng, đưa quân đánh dẹp và trấn thủ biên giới phía bắc.

Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi. Quân Hung Nô bị đánh đuổi từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.

Mông Điềm đánh bại Hung Nô, trấn thủ Thượng Quận (nay là phía đông nam huyện Du Lâm – Thiểm Tây), bắt đầu việc cai trị biên giới. Trong quá trình chinh phạt, Mông Điềm trước sau chú trọng khai phá vùng biên ải, lấy các vùng đất mới làm thành "Tân Tần Địa", chia thành 44 huyện, cắt đặt quan lại.

Mông Điềm chiêu tập nam đinh trong nước đi xây dựng các tuyến phòng thủ ở những nơi hiểm yếu dọc theo biên giới. Trong vài năm, ở biên giới phía bắc Hàm Dương đã xây dựng được ba tuyến phòng ngự.

  • Tuyến thứ nhất nằm ở Bắc sông Hoàng Hà, giữa núi Âm Sơn và Dương Sơn.
  • Tuyến thứ hai là phía tây, quận Cửu Nguyên, nằm dọc theo phía tây dãy Âm Sơn nối với Trường Thành ở nước Triệu.
  • Tuyến thứ ba chính là Trường Thành có từ thời Tần được điều chỉnh lại.

Trên cơ sở đó, Mông Điềm còn huy động sức dân trong nước xây dựng Trường Thành dọc theo biên giới phía đông. Lúc bây giờ, ở biên giới phía bắc nước Tần, ngoài Trường Thành của nước Tần còn có Trường Thành của nước Triệu và nước Yên còn lại từ thời Chiến Quốc. Phía tây Trường Thành bắt nguồn từ Lâm Thao [48]. Phía đông trải dài tới tận Liêu Đông, dài hơn vạn dặm. Đây chính là Vạn Lý Trường Thành nổi tịếng thế giới ngày nay

Tần Thủy Hoàng còn sai Đồ Thư đem quân, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương đi đánh lấy Bách Việt, tức các tỉnh Chiết Giang, Lục Lương(???), Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), và một phần miền Bắc của Việt Nam, thời đó gọi là Âu Lạc của An Dương Vương(hay Tượng quận theo cách gọi của Trung Quốc).

Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà đưa những người thường trốn tránh, người ở rể và người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, đóng đồn ở núi Ngũ Lĩnh, lập thành Quế Lâm, Tượng quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.

Năm 213 TCN, Thủy Hoàng lại đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành và đi thú ở đất Nam Việt.

Có thể coi Tần Thủy Hoàng đã lập được một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới thời đó, và người phương Tây, do những thương nhân chở lụa sang bán, đã biết danh nhà Tần, gọi Trung Hoa là nước Tần.

Chỉ trong mười mấy năm Thủy Hoàng thực hiện được bấy nhiêu công trình về nội trị, tổ chức hành chính, thống nhất ngôn ngữ, văn tự v.v..., xây cất, đắp đường, mở mang cương vực, được nhiều sử gia coi là vĩ đại Trong những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng sợ cái chết và tuyệt vọng tìm kiếm thuốc trường sinh, được cho là sẽ cho phép ông sống mãi mãi. Ông bị ám ảnh với việc có được sự bất tử và bị lừa bởi nhiều người nói có thể cung cấp thuốc trường sinh [49]. Ông cũng viếng thăm đảo Chi Phù ba lần để đạt được sự bất tử [50]

Tần Thủy Hoàng nghe theo lời Hầu Sinh và Lư Sinh muốn tu tiên, bèn tự xưng là chân nhân nhưng ít lâu sau hai người lại bất bình vì sự hà khắc của Thùy Hoàng nên cùng nhau bỏ trốn. Thủy Hoàng cũng cấp cho Từ Phúc một con tàu chở hàng trăm đồng nam và đồng nữ tìm kiếm núi Bồng Lai thần bí [36]. Họ cũng được gửi đi để tìm An Cơ Sinh, một người bất tử 1.000 năm tuổi mà Tần Thủy Hoàng cho là đã gặp trong một chuyến vi hành và là người đã mời ông đi tìm mình ở Bồng Lai[51]. Những người này không bao giờ trở lại, có lẽ bởi vì họ biết rằng nếu họ quay về mà không có thuốc trường sinh như đã hứa, họ chắc chắn sẽ bị tử hình. Truyền thuyết cho rằng họ đến Nhật Bản và thuộc địa hóa nó [49]. Cũng có thể là việc đốt sách, vốn được xem như là một sự lãng phí về văn học, là một phần trong nỗ lực của Thủy Hoàng để tập trung tâm trí của các học giả giỏi nhất của ông trong việc nghiên cứu giả kim thuật. Một số học giả bị tử hình là những người không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng về khả năng siêu nhiên của họ. Điều này có thể là phương tiện cuối cùng để kiểm khả năng của họ: nếu bất kỳ người trong số họ có sức mạnh siêu nhiên, họ chắc chắn sẽ sống lại [28]. Do Thủy Hoàng sợ chết và các "linh hồn xấu xa", ông cho xây dựng một loạt các đường hầm và lối đi thông qua mỗi cung điện của mình, bởi vì chúng sẽ giữ cho ông an toàn từ các linh hồn xấu xa vì ông di chuyển mà không bị nhìn thấy.

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." [52] Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột [12].

Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.

Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.

Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến hoàng tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius[22][22][53][54]. Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra[55] mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử [55].

Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế [22], bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường[22]. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết [22].

Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối [22]. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.

Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.

Âm mưu của người kế vị[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối cùng, sau khoảng hai tháng, Lý Tư và xa giá trở lại Hàm Dương, nơi mà các tin tức về cái chết của Tần Thủy Hoàng mới được công bố [22]. Sau khi ông chết, Phù Tô theo lệ sẽ là hoàng đế nối ngôi [56].

Lý Tư và Triệu Cao âm mưu giết Phù Tô vì vị tướng được yêu thích bởi Phù Tô là Mông Điềm, người mà họ không ưa [56] và sợ; anh trai của Mông Điềm là 1 viên quan cấp cao, người đã có lần trừng phạt Triệu Cao [57]. Họ đã sợ rằng nếu Phù Tô được lên ngôi, họ sẽ bị mất quyền lực [56], vì vậy nên Triệu Cao bèn cùng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho hoàng tử Phù Tô (con cả của Thủy Hoàng), đặt ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử; sau đó lại làm một bức thư khác gửi cho hoàng tử Phù Tô và tướng Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết [56]. Kế hoạch này đã thành công, và em của Phù Tô là Hồ Hợi bèn lên nối ngôi, tức là Nhị Thế hoàng đế [22]

Tần Nhị Thế tuy nhiên lại không có khả năng như người cha của mình. Các cuộc khởi nghĩa nhanh chóng nổ ra. Triều đại của ông là một thời điểm bất ổn về dân sự và tất cả mọi thứ được xây dựng bởi Tần Thủy Hoàng sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn [26]. Một trong những nỗ lực nổi dậy ngay lập tức là việc Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa ở làng Đại Trạch[52].

Lăng mộ và di tích

Một trong những dự án đầu tiên mà Tần Thủy Hoàng thực hiện trong khi còn sống là xây dựng lăng mộ cho mình. Năm 215 TCN, ông ra lệnh cho tướng Mông Điềm dùng 300.000 người để bắt đầu việc xây dựng [45]. Các nguồn khác lại cho rằng ông ra lệnh cho 720.000 lao động để xây dựng ngôi mộ [20]. Một lần nữa, với quan sát của John Man của về dân số của thời gian (xem đoạn trên), các ước tính lịch sử có vẻ còn gây tranh cãi. Ngôi mộ chính (nằm ở vị trí 334°22′52,75″B109°15′13,06″Đ) có chứa xá Thủy Hoàng vẫn chưa được mở ra và có bằng chứng cho thấy rằng nó vẫn còn tương đối nguyên vẹn [58].

Tư Mã Thiên mô tả ngôi mộ rất nhiều châu báu, có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sôngDương Tử và biển Đông đều bằng thủy ngân. Hầm mộ ngày đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá, một loại cá đặc biệt giống hình người. Quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào đào mả thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào [59]. Ngôi mộ được xây dựng trên núi Li Sơn, cách Tây An 30 km. Các nhà khảo cổ học hiện đại đã xác định ngôi mộ, và đã đưa người máy vào thăm dò sâu bên trong. Các thăm dò cho thấy số lượng thủy ngân cao bất thường, tỷ lệ cao khoảng 100 so với tự nhiên, cho thấy rằng một số phần của truyền thuyết là đáng tin cậy [55]. Bí mật của ngôi mộ được duy trì vì hầu hết các công nhân xây dựng ngôi mộ đều bị giết [55][60].

Nhà sử học Trung Quốc Tư Mã Thiên, viết một thế kỷ sau cái chết của hoàng đế đầu tiên, đã viết rằng cần đến hơn 700,000 người để xây dựng lăng mộ. Nhà sử học người Anh John Man chỉ ra rằng con số này lớn hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới tại thời điểm đó và tính toán nền móng đã được xây dựng bởi 16.000 người trong hai năm [61]. Trong khi Tư Mã Thiên không bao giờ đề cập đến đội quân đất nung, những bức tượng này đã được phát hiện bởi một nhóm các nông dân đào giếng vào ngày 29 tháng 3 năm 1974 [62]. Các binh sĩ này được tạo ra với một loạt các hỗn hợp khuôn đất sét và sau đó tiếp tục được cá nhân hóa bằng tay bởi các nghệ sĩ. Có khoảng 6.000 Chiến binh đất nung và mục đích của họ là để bảo vệ Hoàng đế trong thế giới bên kia khỏi các linh hồn xấu xa. Cũng trong đội quân này là xe ngựa và 40.000 vũ khí thực sự bằng đồng [63].

3/Tam quốc diễn nghĩa:

Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa với nhau ở vườn đào.

Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần đi trấn áp chẳng mấy chốc dập tắt cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Sau khi Hán Linh Đế mất vào tháng 5 năm 189, Hà Tiến lập Hán Thiếu Đế kế vị. Điều đó khiến Đổng thái hậu (mẹ của Hán Linh Đế) không hài lòng. Hà Tiến phải đầu độc giết bà ta để trừ họa. Sau đó Hà Tiến lại có mâu thuẫn với bọn hoạn quan, đặc biệt là 2 hoạn quan Trương Nhượng và Kiển Thạc nên muốn giết sạch hết bọn chúng để có uy quyền tuyệt đối trong triều. Hà Tiến lấy chuyện này bàn với Viên Thiệu. Viên Thiệu khuyên Hà Tiến nên triệu tập các trấn khắp cả nước vào Lạc Dương diệt hoạn quan. Tiến phê chuẩn ngay, kêu gọi quân đội ở các trấn vào cung giết hoạn quan. Hành động này của Hà Tiến bị Tào Tháo phản đối và cho rằng ông là kẻ làm loạn thiên hạ. Bọn hoạn quan về sau cũng biết tin này, cũng lo đối phó trước. Tháng 8 năm 189, khi mà mưu đồ diệt hoạn quan của Hà Tiến chưa thành thì ông lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung Trường Lạc và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần do Viên Thiệu cầm đầu đem quân vào cung giết sạch đám hoạn quan này, báo thù cho Hà Tiến.

Trong số các quan lại nhận lệnh Hà Tiến để diệt hoạn quan có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào kinh làm loạn triều đình. Năm 190, ông ta phế truất Hán Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình. Thứ sử Đinh Nguyên phản đối hành động này, hắn ỷ có tướng hầu làLữ Bố hộ vệ nên không sợ bị Đổng Trác hãm hại. Tuy nhiên Đổng Trác lại dùng kế mua chuộc Lữ Bố, tặng cho Lữ Bố vàng bạc châu báu và con ngựa Xích Thố của mình. Lữ Bố nổi lòng tham, làm phản giết Đinh Nguyên ngay trong đêm hôm đó để quay về theo Đổng Trác.

Chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt (190-200)[sửa | sửa mã nguồn]

Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu để diệt Đổng Trác. Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi cũng đi theo liên quân diệt gian tặc. Lữ Bố thường xuyên được Đổng Trác sai đi trấn áp, có lần một mình Lữ Bố đấu với cả ba anh em Lưu, Quan, Trương nhưng sau đó cả 2 bên phải rút lui vì kiệt sức. Năm 191, liên quân Viên Thiệu đã tập trung dưới chân thành Lạc Dương. Nghe theo lời của mưu sĩ Lý Nho, Đổng Trác phải bắt hoàng đế, quan lại, xua hàng trăm vạn dân chúng từ Lạc Dương về Trường An lập kinh đô riêng, hắn còn sai Lữ Bố đào bới lăng mộ các vua nhà Hán trước đây để cướp vàng bạc châu báu, sau đó phóng hỏa thiêu cháy Lạc Dương rồi bỏ chạy. Liên quân của Viên Thiệu thừa cơ tiến vào Lạc Dương.

Trong thời kì Đổng Trác nắm quyền, vẫn còn nhiều trung thần như Vương Doãn đang tìm cách diệt trừ Trác. Một lần, Vương Doãn đã sử dụng liên hoàn kế, ban đầu tặng con gái của ông ta là Điêu Thuyền cho Lã Bố nhưng sau đó lại dâng cho Đổng Trác. Lữ Bố tức giận hỏi Vương Doãn tại sao lại làm vậy. Vương Doãn nói rằng phải dâng Điêu Thuyền cho Trác vì bị Trác ép buộc. Có lần Lữ Bố nhân lúc Đổng Trác đang cùng Hán Hiến Đế bàn chính sự, Lữ Bố lén tới điện Phượng Nghi để gặp Điêu Thuyền. Điêu Thuyền nghe lời Vương Doãn, đã nói khích vài câu để li gián Đổng Trác với Lữ Bố. Đổng Trác nghi ngờ, vội vã về phủ, thấy Lữ Bố đang ôm Điêu Thuyền, nổi giận ném long kích vào Lữ Bố. Lữ Bố đã may mắn tranh được. Từ đó Lữ Bố hận thù Đổng Trác, tuyên bố rằng sẽ giết Đổng Trác để trả thù. Cuối cùng năm 192, Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi Lữ Bố, do cùng giành giật Điêu Thuyền. Thuộc hạ của Đổng Trác là Lý Nho cũng bị chém đầu.

Trong lúc đó, trong các quan lại trong liên quân chống Đổng Trác lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sáchvà Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ truyền quốc. Viên Thiệu nghi ngờ, lệnh cho Lưu Biểu ở Kinh Châu đem quân đánh úp Tôn Kiên đang ở Giang Đông để đòi lại ngọc tỉ. Tôn Kiên chạy thoát được nhưng quân sĩ đã tử thương quá nửa. Từ đó Tôn Kiên hận thù Lưu Biểu, chỉ chờ cơ hội báo thù. Cuối năm 191, Tôn Kiên dẫn quân đánh Kinh Châu và Tương Dương nhưng bị Lưu Biểu đánh bại, bản thân Tôn Kiên cũng bị tử trận. Con của Tôn Kiên là Tôn Sách phải đổi Hoàng Tổ vừa bắt sống được để lấy thi thể Tôn Kiên về an táng. Sau đó, Tôn Sách cùng các tướng dưới trướng chạy sang Hoài Nam nương nhờ Viên Thuật. Lúc đó liên quân chống Đổng Trác đã bị tan rã, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau, quên cả chuyện quan trọng là diệt Đổng Trác. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.

Viên Thiệu chỉ có 2 quận nhỏ là Quan Đông và Hà Nội. Có lúc lương thực bị cạn kiệt, Viên Thiệu phải mượn lương của lãnh chúa Hàn Phức ở Kí Châu. Bàng Kỷ bày mưu cho Viên Thiệu là một mặt dụ Công Tôn Toản cùng Thiệu đánh Kí Châu, mặt khác báo tin này cho Hàn Phức. Hàn Phức hoảng sợ, lại hèn nhát. Sau khi nghe lời dụ của sứ giả Viên Thiệu là Tuân Thâm, Hàn Phức liền mời Viên Thiệu tới Kí Châu để dâng Kí Châu cho Thiệu nhằm bảo vệ Kí Châu khỏi sự xâm phạm của Công Tôn Toản bất chấp lời can gián của nhiều quan lại khác như Cảnh Võ. Viên Thiệu lấy được Kí Châu mà không tốn một sức lực nào, cho Hàn Phức ở lại Kí Châu sống tới hết đời. Công Tôn Toản biết mình bị Viên Thiệu lừa gạt, lập tức cất quân báo thù. Kết quả là quân của Toản thảm bại, bản thân Toản suýt bị tướng của Viên Thiệu là Văn Xú bắt sống nếu không cóTriệu Vân cứu.

Không lâu sau khi Đổng Trác bị giết chết, thuộc hạ khác của hắn là Lý Thôi và Quách Dĩ cùng Trương Tế, Phàn Trù đang đóng quân ở My Ổ cùng nhau nổi dậy làm loạn, báo thù cho chủ khi không được Vương Doãn xá tội. Con rể Đổng Trác làNgưu Phụ cũng nổi dậy hưởng ứng. Lã Bố diệt được Ngưu Phụ, chủ quan khinh địch nên Lý Thôi, Quách Dĩ tận dung Lã Bố là kẻ hữu dũng vô mưu để lập mưu đánh bại Lã Bố thành công. Chẳng bao lâu sau, bọn Thôi, Dĩ chiếm được Trường An, giết được Vương Doãn, buộc Lã Bố phải bỏ trốn. Lý Thôi, Quách Dĩ nắm vua Hiến Đế thay Đổng Trác.

Cuối năm 193, Mã Đằng và Hàn Toại câu kết với Hán Hiến Đế, đem quân vào Trường An diệt bọn Lý Thôi nhưng thất bại. Phàn Trù nhận lệnh truy kích nhưng lại tha Hàn Toại vì nể tình đồng hương. Lý Thôi nghi ngờ Phàn Trù làm phản nên sang năm 194 liền hành thích giết chết Phàn Trù trong một bữa tiệc.

Năm 193, Tào Tháo cho cha mình là Tào Tung từ quê nhà tới căn cứ Sơn Đông của mình, có đi qua nghỉ đêm ở Từ Châu. Lãnh chúa Từ Châu là Đào Khiêm lệnh cho Trương Khải tiếp tục hộ tống Tào Tung về Sơn Đông. Nhưng Trương Khải lại nảy sinh ý đồ làm phản, đã giết Tào Tung trong đêm. Tào Tháo vô cùng tức giận, đem quân đánh Từ Châu báo thù cho cha mình, quân Đào Khiêm chống cự rất khó khăn, phải liên thủ với Lưu Bị mới đẩy lui được quân Tào. Năm 194, Đào Khiêm ốm chết, Lưu Bị thay Đào Khiêm cai quản Từ Châu.

Sau khi bị Lý Thôi, Quách Dĩ đánh bại, Lã Bố tạm thời chạy trốn, lưu vong một thời gian. Sau đó Lã Bố thấy Tào Tháo lơi lỏng phòng bị nên đã tập hợp quân đội cùng các thuộc hạ như Cao Thuận, Hầu Thành, Trươn

28 tháng 8 2016

Dài quá nhỉ bạn 

 

9 tháng 5 2022

cố lên các bạn

9 tháng 5 2022

bạn nào có câu trả lời khác ạ

 

6 tháng 1 2018

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Versailles (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, bước từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" (Le Parie) ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.

Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người về nước triệu tâp hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Tháng 7/1954, Hiệp định Genève được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn"

6 tháng 1 2018

– Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Thưở sinh thời , Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

– Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

– Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

– Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.

– Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.

=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

– Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…

13 tháng 5 2018

once upon the time , there was a beautiful princess .she live in a castle on the mountain . one day , a prince passing the castle and he saw that princess.but she guarded by the witch could not get out .the prince withdrew the sword and killed the witch. Finally ,they lived happily togerther forever.

13 tháng 5 2018

---A golden egg story:

One day a countryman going to the nest of his Goose found there an egg all yellow and glittering.

When he took it up it was as heavy as lead and he was going to throw it away, because he thought a trick had been played upon him.

But he took it home on second thoughts, and soon found to his delight that it was an egg of pure gold.

Every morning the same thing occurred, and he soon becam rich by selling his eggs.

As he grew rich he grew greedy; and thinking to get at once all the gold the Goose could give, he killed it and opened it only to find, nothing.

Greed often overreaches itself: Tham quá thì thâm

10 tháng 1 2018

Tiểu sử của Lê Doãn Sửu :

Lê Doãn Sửu(1901-1943)

Vào giữa mùa Xuân năm Tân Sửu(1901), Lê Doãn Sửu ra đời tại lkhu phố Đệ Thập, thành phố VInh(nay là phường Bến Thuỷ- thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An. Vợ chồng anh Lê Doãn Xường và Nguyễn Thị Chắt đã đặt tên con là Lê Doãn Sửu để không quên năm sinh của cậu con trai đầu lòng. 

Thành phố Vinh vào những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tư bản Pháp lợi dụng quyền thống trị đã cướp đất của nông dân quanh vùng để xây dựng các nhà máy. Người nông dân không có một tấc đất cắm dùi, ngoài ra còn chịu cảnh sưu cao thuế nặng và họ lâm vào cảnh bần cùng hoá. Hàng ngày người đàn ông phải đi làm thuê trong các nhà máy còn phụ nữ ở nhà buôn thúng bán mẹt hoặc đi làm thuê, cấy rẽ nhưng vẫn không đủ ăn. Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn như bao gia đình khác ở trong vùng, Lê Doãn Sửu phải đi làm thuê cùng với cha trong nhà máy Diêm vào năm 16 tuổi. 

Nhà máy Diêm ra đời năm 1907 thuộc công ty vô danh Rừng và Diêm(gọi tắt là SIFA) với số lượng công nhân khoảng 750 người trong đó công nhân nam chiếm 1/4, nữ chiếm 2/4 và trẻ em chiếm ¼. Nhà máy có 6 bộ phận chính: nhà đẽo, nhà kẽm, bộ phận cầm bàn, sấy vỏ, bỏ que, quét phấn và dán tem. Ngoài ra có bộ phận nhỏ làm nhiệm vụ sửa chữa nhà cửa, phân xưởng. Mỗi bộ phận có một cai và một phó cai quản lý công nhân. Giám đốc và phó giám đốc nhà máy là người Pháp thông qua quản lý của nhà thầu khoán là Trương Đắc Lạp. Trẻ em vào làm việc trong nhà máy Diêm thường ở bộ phận bỏ que(que diêm đã hoàn chỉnh bỏ vào bao). 

Lê Doãn Sửu hàng ngày được chứng kiến cảnh công nhân bị bọn chủ đánh đập vì những lỗi nhỏ. Trẻ em làm việc mỗi ngày từ 17 dến 18 giờ nhưng chỉ được trả với đồng lương hết sức thấp và thường xuyên bị đánh đập: nếu xếp que diêm vào hộp chậm là bị đánh hoặc xếp que không chặt cũng bị đánh...Lúc nào tên cai Học cũng lăm le chiếc roi dài dò xét công nhân trong xưởng.

Cùng các bạn trong khu phố làm ở nhà máy Diêm như Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Phúc, Nguyễn Viết Lục... trông thấy cảnh chủ nhà máy đối xử với công nhân như vậy Lê Doãn Sửu rất tức, nhung không biết làm thế nào. Tuổi trẻ hăng hái họ định tìm cách trừng trị bọn cai, nhưng nếu trừng trị không thành thì sẽ bị đuổi việc ... 

Năm 1921, Lê Doãn Sửu và các bạn nghe nói có phong trào thanh niên xuất dương sang Xiêm, Trung Quốc để hoạt động cách mạng chống Pháp, nhưng nhà anh quá nghèo, cơm không đủ ăn lấy tiền đâu mà làm lộ phí. Hàng ngày các anh nghe tiếng thì thầm bên tai: ở nước ngoài có ông Mã Khắc Tư(Các Mác) giỏi lắm, ông Lý Ninh(Lê nin) đánh đổ chế độ Nga Hoàng ...ở nước ta có ông Nguyễn Ái Quốc đang ở bên Tây mà Tây thì lùng bắt mãi không được... 

Lúc này Lê Mao, một người bà con trong họ cách nhà anh 2 km, ít tuổi hơn Lê Doãn Sửu nhưng được anh em công nhân trong nhà máy Diêm yêu quý, công nhân coi Lê Mao như anh trai, lớp có tuổi thì coi như người thân đã bàn anh và các bạn cần thiết phải tổ chức một hình thức sinh hoạt tinh thần để mở mang trí óc. Các anh tìm mua các sách báo như báo “Tiếng dân”, “Tân Thế kỷ” để qua đó hiểu thêm về phong trào cách mạng trên thế giới, hiểu thêm sinh hoạt của thợ thuyền trong nước. 

Trong những năm 1923-1924, Lê Doãn Sửu cùng Lê Mao và các bạn trẻ làm trong các nhà máy Diêm, Trường Thi, Cưa....thường đến hội trường Quảng Tri ở trong thành phố Vinh để nghe thầy giáo Trần Văn Tăng, Hà Huy Tập và Trần Phú nói chuyện về lịch sử nhân loại, về những tấm gương nghĩa sỹ yêu nước. Từng bước một Lê Doãn Sửu và các bạn trẻ trong các nhà máy đã được bồi đắp thêm lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống ách cường quyền. 

Giữa năm 1924, Lê Doãn Sửu và các bạn của anh nghe anh chị em thợ trong nhà máy bàn tán nhỏ to về việc Phạm Hồng Thái ôm bom giết tên Méc lanh, toàn quyền Đông Dương, lúc y đến Sa Điện (Quảng Châu- TrungQuốc). Lần đầu tiên được nghe chuyện lạ như vậy, tìm hiểu kỹ thì ra Phạm Hồng Thái trước đây là cũng thợ nhà máy Đèn Bến Thuỷ và anh cũng là người Hưng Nguyên đã xuất dương sang Trung Quốc từ đầu năm. Lê Doãn Sửu rất khâm phục tinh thần quả cảm của Phạm Hồng Thái và anh thường nghĩ: giá như trước đây mình có tiền đi xuất dương thì....Và thời gian sau dồn dập nhiều sự kiện trọng đại đã cuốn hút lớp thanh niên như Lê Doãn Sửu. Các anh tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu(1925) và dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh(tháng 3/1927). 

Ngày 14/7/1925 tại núi Con Mèo(Bến Thuỷ) Hội Phục Việt ra đời do Lê văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn ...sáng lập(Hội Phục Việt nhằm: tập hợp lực lượng yêu nước trong nhân dân, đánh đổ thực dân Pháp, khôi phục lại nền độc lập cho đất nước). Hội đã mở rộng cơ sở tổ chức ra cả nước. Dưới sự chỉ đạo của Tổng bộ Hội Phục Việt, phong trào yêu nước ở Vinh - Bến Thuỷ có điều kiện phát triển và nhanh chóng trở thành trung tâm của phong trào yêu nước trong tỉnh và cả xứ Trung Kỳ. Cơ sở của Hội phát triển hầu khắp trong các nhà máy và các đường phố và trường học ở Vinh Bến Thuỷ. Ở nhà máy Diêm, đồng chí Lê Mao đã sớm trở thành thành viên của Hội Phục Việt và anh đã tích cực xây dựng cơ sở của Hội trong nhà máy Diêm; một thời gian sau Lê Doãn Sửu cũng được kết nạp vào Hội. Năm 1927, 4 tiểu tổ Hưng Nam (sau này đổi tên là Tân Việt) do Nguyễn Khắc Long thành lập với tên “Xuân, Hạ Thu, Đông” ở trong các nhà máy và làng Yên Dũng Hạ, Lê Doãn Sửu cùng Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Viết Lục, Phạm Châu, Lê Thị Kiều Hà, Đinh Văn Đức, Lê Thị Vy là những thanh viên tích cực của các chi bộ đó. 

Một thời gian sau do yêu cầu của tổ chức, Lê Doãn Sửu chuyển sang nhà máy Cưa làm việc cùng Nguyễn Viết Lục. Tại đây các anh đã xây dựng được cơ sở của Đảng Tân Việt, nhà máy Trường Thi có Lê Viết Thuật phụ trách, cảng Bến Thuỷ có Phạm Châu, nhà máy Diêm có Lê Mao. .. 

Ngày 11/ 4/1928, nhân việc chủ nhà máy đuổi một công nhân, các đồng chí Lê Mao( nhà máy Diêm) và Nguyễn Viết Lục, Lê Doãn Sửu( nhà máy Cưa, thuộc hãng SIFA) đã lãnh đạo công nhân đình công phản đối chủ đuổi thợ vô lý và đòi tăng lương, bỏ cúp phạt. Công nhân nhà máy Diêm nghỉ việc buổi sáng thì chiều hôm đó công nhân nhà máy Cưa cũng nghỉ việc đồng thời đưa yêu sách tương tự. Lần đầu tiên bị thợ hai nhà máy bãi công cùng một lúc, bọn chủ hết sức hoảng hốt. Vì thế ngày hôm sau, chủ hai nhà máy này đã tập trung công nhân lại tuyên bố tăng lương đồng loạt cho mỗi người 5 xu một ngày.ắThng lợi của cuộc đấu tranh đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của công nhân trong toàn thành phố. 

Tháng 5/1929, nhân dịp cuộc đấu tranh vạch mặt tên Cao Kiên(phó trưởng khu phố Đệ Thập) một khu phố bao gồm thợ thuyền và dân cày, lạm dụng quyền để thu thuế nhà ở tăng gấp ba lần, Đảng Tân Việt chủ trương đưa người của mình vào nắm chính quyền cơ sở để tạo điều kiện cho tổ chức Đảng hoạt động, Đồng chí Lê Mao và Phạm Châu trúng cử chánh, phó lý làng Yên Dũng Hạ; Phạm Châu làm lý trưởng, Lê Mao làm phó lý, từ đó hai đồng chí càng có điều kiện đi lại công khai để hoạt động cách mạng. 

Sau khi thành lập, cuối năm 1929, Ban chấp hành lâm thời Trung ương Đông Dương cộng sản Đảng đã cử đông chí Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung vào xây dựng cơ sở Đảng ở Trung Kỳ. Các đồng chí đã gặp đồng chí Võ Mai và thành lập Kỳ bộ Đông Dương cộng sản Đảng Trung Kỳ, Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Cơ quan Xứ uỷ đóng ở làng Vang(thuộc Hưng Nguyên, giáp thành phố Vinh), được một thời gian cơ quan Xứ uỷ dời xuống cống Đệ Nhất, phố Cô Đầu(nay là khu vực bên trái nhà thiếu nhi Việt Đức, Thành phố Vinh). 

Vào Nghệ An đồng chí Nguyễn Phong Sắc đặc biệt chú ý phong trào công nhân Vinh Bến Thuỷ. Đồng chí đã gặp Lê Mao, Lê Viết Thuật và Lê Doãn Sửu, lấy đó làm nòng cốt để phát triển tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng trong giai cấp công nhân ở Vinh Bến Thuỷ. Kỳ bộ Trung Kỳ đã xây dựng được cơ sở Đảng sâu rộng ở vùng xung quanh thành phố Vinh Bến Thuỷ và trong các nhà máy. 

Sau vụ Đông Dương cộng sản Đảng tổ chức rải truyền đơn ở Nghệ An kêu gọi quần chúng kỷ niệm ngày phản đối đế quốc chiến tranh(1/8/1929), đồng chí Trần Văn Cung bị bắt, cơ quan của Xứ uỷ phải chuyển đồ đạc và tài liệu ấn loát xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu ở làng Yên Dũng Hạ. 

Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam ra đời(3/2/1930), tháng 3/1930, Xứ uỷ Trung Kỳ được thành lập và đã chỉ định ra hai Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nghệ An: Tỉnh bộ Vinh (bao gồm Vinh Bến Thuỷ, hai huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Thanh Hoá); Tỉnh uỷ Nghệ An (gồm các huyện còn lại). 

Ngày 20/2/1930, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã triệu tập Lê Doãn Sửu cùng các đảng viên Tân Việt như: Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Lợi, Lê Viết Thuật, Lê Mao, Nguyễn Phúc, Nguyễn Khắc Thiện...tại Dăm Mụ Nuôi(làng Yên Dũng Thượng, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (nay là phường Hưng Dũng, thành phố Vinh) nói về việc thống nhất lại Đảng và chuyển các đồng chí này thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời thành lập Tỉnh đảng bộ lâm thời Vinh, đồng chí Lê Mao được bầu làm Bí thư, Ban chấp hành lâm thời gồm các đồng chí Lê Viết Thuật, Lê Doãn Sửu, Nguyễn Phúc, Nguyễn Viết Lục. Hội nghị đã phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí: 

-Đồng chí Lê Mao: phụ trách phong trào chung cả tỉnh 
- Đồng chí Lê Viết Thuật: phụ trách nhà máy Trường Thi và các khu phố khu vực Vinh 
-Đồng chí Nguyễn Phúc: phụ trách khu vực Bến Thuỷ 
-Đồng chí Nguyễn Viết Lục: trực tiếp nhận giấy tờ và mệnh lệnh cấp trên 
-Đồng chí Lê Doãn Sửu: Phụ trách phong trào nông dân huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc. 

Sau khi cơ quan Xứ uỷ chuyển xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu, các đồng chí lãnh đạo Xứ uỷ, Tỉnh uỷ, giao thông liên lạc như Nguyễn Thị Nghĩa(cán bộ liên lạc giữa Trung ương và Xứ), Nguyễn Thị Duệ(cán bộ Xứ) ....thường đi ăn nghỉ tại đây. Để che mắt địch hoạt động, đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa trong vai là cô vợ lẽ người Bắc Kỳ của anh công nhân Lê Doãn Sửu. Hàng xóm làng giềng xì xào anh Sửu có hai vợ nhưng các bà ăn ở hoà thuận. Anh Sửu là người tốt số biết dạy vợ... Sau những chuyến đi buôn xa từ ở ngoài Bắc Kỳ về, cô vợ lẽ lại đảm đang công việc nội trợ, gánh nước, quét nhà, giặt giũ quần áo cho “anh ấy” và đi chợ, nấu ăn đỡ tay cho bà cả. 

Đồng chí Lê Doãn Sửu có dáng người mập, đầu anh thường húi cua đôi mắt to sáng và hay nhấp nháy,- Chị Nguyễn Thị Minh Khai đặt biệt danh cho anh là "anh nhấp nháy" và  chị Nguyễn Thị Nhuân và NguyễnThị Duệ lúc làm việc với anh đều gọi là "anh nhấp nháy". Lê Doãn Sửu thường nói rất nhanh và tính hay đùa nên mọi người ai cũng quý mến. Trong lúc đi hoạt động Lê Doãn Sửu thường cài trang, lúc là công nhân khuân vác với áo nâu bạc màu cỏ vắt chiếc khăn có mỏ neo; lúc thì itrong  vai một thầy cúng với áo dài thâm quần cháo lòng đội khăn đóng màu đen.  Và không bao giờ bị lộ.

Một thời gian sau đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa bị lộ và bị địch đón bắt tại sân ga Trường Thi. Chúng đưa chị về giam tại nhà lao Vinh. Tại nhà lao Vinh mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Nghĩa không khai nửa lời và đồng chí đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Cơ quan Xứ uỷ lại phải chuyển đi nơi khác. 

Nhân ngày Quốc tế Lao động(1/5/1930), chủ trương của tỉnh bộ Vinh - Bến Thuỷ là huy động công nhân và nông dân khu vực Vinh - Bến Thuỷ làm cuộc biểu tình nhằm biểu dương lực lượng và đưa yêu sách cho nhà chức trách thực dân ở Vinh. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc, đặc phái viên của Trung ương Đảng tại Trung Kỳ được cử phụ trách chung. Tỉnh bộ Vinh- Bến Thuỷ do đồng chí Lê Mao làm Bí thư trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy. Vì các nhà máy riêng biệt nên Tỉnh bộ quyết định mỗi nhà máy có một Ban chỉ huy riêng(mỗi ban có từ 3-7 người). Nhà máy Diêm Bến Thuỷ có 3 người trong ban chỉ huy là: Lê Viết Cường, Nguyễn Thị Duệ, Dương Diên và Lê Mao ngoài việc chỉ huy chung còn trực tiếp chỉ huy cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm. Nhà máy Điện có 3 người: Nguyễn Duy Thiện, Tài Dung, Bình. Nhà máy Cưa Lao Xiên gồm ba người: Lê, Hậu, Hiến. Nhà máy Cưa Kỳ Sùng Thúc gồm Lê Văn và hai ngườ nữa. Các đơn vị công nhân khuân vác ở cảng Bến Thuỷ có 7 người do Lê Doãn Sửu chỉ huy, nhà máy Trường Thi do Lê Viết Thuật trực tiếp chỉ huy. 

Về phía nông dân quanh vùng Vinh Bến Thuỷ, ban chỉ huy gồm Hoàng Trọng Trì, Trần Cảnh Bình... 

Cuộc biểu tình của công nông Vinh- Bến Thuỷ đã thu hút hơn 1.200 người (gồm công nhân các nhà máy và nông dân các làng Ân Hậu, Lộc Đa, Yên Dũng ...)tham gia, được tổ chức chu đáo; tuy bị đàn áp đẫm máu nhưng đã gây tiếng vang lớn, mở đầu cho cao trào đấu tranh cách mạng trong cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc biểu tình được Đảng đánh giá “Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng xứ ta, công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền”. 

Được phân công phụ trách phong trào cách mạng huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu như con thoi đi lại giữa hai vùng. Đã nhiều lần đồng chí cùng đồng chí Nguyễn Phong Sắc tham dự và chỉ đạo trực tiếp phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc. 

Vào khoảng tháng 3/1930, Xứ uỷ Trung Kỳ bắt liên lạc với Lê Xuân Đào, là một đảng viên Tân Việt tích cực ở Hưng Nguyên để xây dựng cơ sở Đảng Tháng 4/1930, đồng chí Lê Xuân Đào đã thành lập chi bộ ghép Đảng cộng sản đầu tiên của hai tổng Phù Long(Hưng Nguyên) và Nam Kim(Nam Đàn) do đồng chí Lê Xuân Đào làm Bí thu. Đồng chí Lê Doãn Sửu lúc này với bí danh là Đông đã về bắt liên lạc với Lê Xuân Đào để xây dựng cơ sở Đảng trong cả vùng. 

Để chuẩn bị cho cuộc biểu tình của nhân dân huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên ngày 12/9/1930 đạt kết quả tốt, đồng chí Lê Doãn Sửu đã cùng đồng chí Lê Xuân Đào và các đảng viên trong chi bộ ghép tuyên truyền vận động nhân dân tham gia. Do được chuẩn bị chu đáo, cuộc biểu tình đã thu hút hơn 8.000 nông dân thuộc ba tổng Phù Long, Thông Lãng p(hủ Hưng Nguyên) và tổng Nam Kim(huyện Nam Đàn) tham gia. Đoàn biểu tình với hàng ngũ chỉnh tề, trang bị gậy gộc, giáo, mác giương cao cờ búa liềm vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu. Đến ga Yên Xuân, ban chỉ huy bắt trói xếp ga và cắt đứt đường điện tín. Khi đoàn biểu tình đến Thái Lão, thực dân Pháp cho hai máy bay ném bom vào đoàn người. Cuộc biểu tình giải tán. Đến chiều khi bà con nông dân ra khâm liệm và mai táng những đồng chí hy sinh thì thực dân Pháp lại cho máy bay đến ném bom một lần nữa. Tổng cộng số người thiệt mạng trong cuộc biểu tình lên đến 217 người và 125 người bị thương. Ngoài ra chúng còn bắt giam hàng trăm người khác. Vụ tàn sát cực kỳ dã man của thực dân Pháp đã làm chấn động dư luận trong nước và Quốc tế. Ngay sau cuộc biểu tình của nhân dân Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu đã cùng các đồng chí trong Tỉnh Đảng bộ Vinh, đồng chí Lê Xuân Đào tổ chức truy điệu những người hy sinh, quyên góp ủng hộ những người bị thương.. Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Nghệ An phát truyền đơn, đăng báo ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng, tố cáo tội ác của chính quyền thực dân Pháp và tay sai. Truyền đơn của Đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh: không được đụng đến nhân dân Nghệ Tĩnh; không được đuổi công nhân xã Đệ Thập; không được bắn giết các cuộc biểu tình; không được ném bom tàn sát.... 

Sau cuộc biểu tình ngày 12/9 ở Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu và Lê Xuân Đào đã tích cực chuẩn bị cho việc thành lập phủ uỷ Hưng Nguyên. Cũng trong thời gian này vợ đồng chí Lê Doãn Sửu sinh con gái đầu lòng nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, việc nhà đồng chí đã trông nhờ vào ông bà nội ngoại. 

Vào cuối tháng 9/1930, Tỉnh uỷ Vinh đã chỉ định ra Ban chấp hành Thành Đảng bộ Vinh - Bến Thuỷ gồm các đồng chí: Trần Hường, Nguyễn Văn Dật, Nguyễn Thị Liên và đồng chí Lê Doãn Sửu, Uỷ viên Tỉnh uỷ Vinh được cử làm Bí thư. Thành uỷ Vinh - Bến Thuỷ được Tỉnh uỷ giao nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo các tổ chức cơ sở Đảng và phong trào cách mạng trong thành phố, còn các chi bộ Đảng ở nông thôn giao về huyện uỷ Hưng Nguyên và Nghi Lộc. 

Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của các tỉnh Đảng bộ phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 9/1930 trở đi chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã, các xã bộ nông đứng lên nắm chính quyền điều hành công việc của địa phương. 

Tháng 10/1930, khi đồng chí Lê Viết Thuật đang hoạt động ở Hà Tĩnh được điều về cơ quan Xứ uỷ, đồng chí Lê Doãn Sửu và Nguyễn Phúc...được Xứ uỷ giao nhiệm vụ chỉ đạo phong trào cách mạng hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm duy trì thành quả Xô Viết và đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của địch. 
Cuối năm 1930, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh ở thành phố Vinh các tổ chức quần chúng ra đời. Đồng chí Lê Doãn Sửu giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Thị Nhuận và NGuyễn THị Duệ(công nhân nhà máy Diêm) tổ chức Hội phụ nữ giải phóng. Tổ chức này đã thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia(công nhân, buôn bán...). Các hội viên đóng góp ủng hộ vê ftinh thần và vật chất trong lúc gặp khó khăn, quyên góp quần áo gửi cho anh em tù chính trị ở lao Vinh đấu tranh bị địch tịch thu và đốt hết quần áo. 

Để chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng sát sao hơn, Xứ ủy  Trung Kỳ đã tổ chức Hội nghị toàn thể (từ ngày 22/4 đến 29/4/1931) tại làng Lộc Đa, tổng Yên Trường, Hưng Nguyên(nay là xã Hưng Lộc, thành phố VInh). Hội nghị ra quyết định giải thể cấp Tỉnh ủy Vinh và thành lập Khu ủy Vinh, Khu ủy Bến Thủy. Hai khu ủy này trực thuộc Xứ ủy. Xứ ủy đã cử hai đồng chí là Nguyễn Văn Lợi và Đinh Văn Đức chỉ đạo việc thành lập hai khu ủy(tháng 5/1931).

Khu ủy Vinh gồm 5 ủy viên do đồng chí Phan  Công Vượng làm Bí thư. Khu ủy Bến Thủy do đồng chí Lê Doãn Sửu làm Bí thư.

Để đối phó với phong trào cách mạng đang dâng lên ở hai tỉnh, thực dân Pháp đã tìm mọi cách dìm phong trào vào trong biển máu. Chúng xây thêm các đồn bốt, điều lính các nơi về Nghệ Tĩnh, hàng ngàn chiến sỹ cách mạng bị bắt và chuyển giam trong các nhà tù Lao Bảo, Kon Tum, Ban Mê Thuột, Côn Đảo, Trà Khê....Vào tháng 8/1931 đồng chí Lê Doãn Sửu bị sa vào tay địch. Chúng kết án đồng chí khổ sai chung thân cùng với 12 người khác như Nguyễn Cầu, Phạm Châu, Nguyễn Cận, Mai Trọng Tín, Tôn Gia Chung...(theo bản án số 152 ngày 29/10/1931) và sau đó bản án được Hội đồng cơ mật giảm xuống 13 năm khổ sai và 7 năm quản thúc; đồng thời đày đi nhà tù Buôn Ma Thuột. (theo bản án số 246 ngày 24/6/1932 của Hội đồng cơ mật).

Giữa năm 1934, đồng chí Lê Doãm Sửu và nhiều đồng chí khác được  trả tự do nhân dịp toàn quyền Rô bin đến Đông Dương và vua Bảo Đại cưới vợ. Về Vinh Lê Doãn Sửu xin trở lại làm công nhân và tiếp tục hoạt động. Tên của anh lại nằm trong sổ theo dõi của mật thám Pháp(số A.15.941). 

Năm 1936-1937  phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ ở Vinh phát triển mạnh. Anh Sửu hòa mình vào phong trào đấu tranh của công nhân Vinh Bến Thủy. Ngày 15/7/1937 Lê Doãn Sửu bị bắt trên đường từ Thà Khẹt(Lào) về Vinh(theo Thông tư mật số 845-CS ngày 27/5/1937 của Paul. Hum bert chánh mật thám Vinh gửi liêm phóng Trung Kỳ tại Huế. bị giam ở đồn bang tá VInh, nhưng không có lý do buộc tội thực dân Pháp phải thả anh ra.
Cuối năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính phủ Pháp tuyên chiến với Đức và bắt đầu thi hành chính sách phát xít giải  tán Đảng cộng sản và các tổ chức dân chủ trong nước cũng như ở các nước thuộc địa của Pháp. Ở Đông Dương chúng điên cuồng tấn công vào Đảng cộng sản và các đoàn thể quần chúng của đảng. Toàn quyền Đông Dương ngày 28/9/1939 ra Nghị định giải tán các tổ chức nghiệp đoàn, tương tế, ái hữu ở Đông Dương. Ngày 5/10/1939, chính phủ Nam triều ra Đạo dụ cấm hội họp, tuyên truyền cộng sản và tịch thu sách báo tiến bộ ở Việt nam. Ở Nghệ An, nhất là ở VInh Bến Thủy, ngoài llực lượng cảnh sát , mật thám cũ, thực dân Pháp còn cấp thêm ngân sách cho mỗi phố trưởng lập một đơn vị "đoàn phòng" gồm 30 tên canh phòng trong khu phố. Những người  tù chính trị đã mãn hạn đều bị quản thúc chặt chẽ.

Ngày 20/7/1940, Sô nhi(chánh mật thám Trung Kỳ) đã ra lệnh cho các sở mật thám thuộc Trung Kỳ :  "không thể đợi chúng  tổ chức xong và có bằng chứng cụ thể mới truy tố. Trong bất cứ tình huống nào, dù chưa có bằng chứng để truy tố cũng phải thi hành tức khắc một trong những biện pháp đã định trong Sắc luật ngày 21/1/1940, đặc biệt là đem những tên hoạt động mạnh nhất đi trại trung đặc biệt".

   Lê Doãn Sửu lại bị thực dân Pháp bắt  và đưa đi an trí tại Trà Khê(Tỉnh Phú Yên) theo Quyết định số 4206 ngày 7/12/1943. Nói là an trí nhưng nơi đây là rừng thiêng nước độc hoang vu. Thực dân Pháp muốn đọa đày để giết dần giết mòn người chiến sỹ cộng sản. 

Hôm bị dẫn giải qua ngã ba đầu làng, vợ chồng đồng chí gặp nhau lần cuối. Lê Doãn Sửu khuyên vợ đừng khóc, can đảm đứng lên, nuôi dạy con thật tốt. Lời đồng chí dặn vợ câu nói cuối cùng mà sau này bà thường nhắc lại với con cháu: “Anh ra đi lần này không hẹn ngày về, em ở nhà chịu khó nuôi con. Nếu các con có nhớ cha, hãy nói: Các con nhìn lên Rú Quyết mà nuôi chí lớn. Còn em nếu nhớ anh, hãy nhìn xuống dòng sông Lam mà nuôi hận rửa sạch căm hờn”.

Đồng chí Lê Doãn Sửu ra đi lần này không bao giờ trở về nữa. Chỉ biết rằng vào một đêm giữa năm 1944, có 3 người lạ mặt vào nhà bà Cao Thị Kỷ, vợ đồng chí Lê Doãn Sửu tại khu phố Đệ Thập; họ mang theo một nải chuối, 5 quả cau và 1 thẻ hương. Một người nói với bà Kỷ: “Anh ấy đi rồi, chúng tôi là bạn của anh ấy trốn được về đây. Chúng tôi xin lập bàn thờ thắp cho anh ấy nén nhang”. Nói rồi họ lập bàn thờ thắp hương khấn vái và chào gia đình rồi vội bước đi thật nhanh. Trong khi đó mẹ con bà chưa hết bàng hoàng và chưa kịp hỏi thăm chồng mình mất ở đâu? nay mộ ở đâu...? 

Và cho đến năm 2010 trong thời gian tìm hiểu về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chíLê Doãn Sửu, chúng tôi mới được biết  đồng chíi đã hy sinh tại Trà Khê(Phú Yên) ngày 27/3/1944 trong thời gian bị an trí tại đây vì bị kiết lỵ nặng nhưng không được cứu chữa

Đồng chí Lê Doãn Sửu đã hy sinh vẻ vang vì sự nghiệp cách mạng. Đó là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 

Mình chỉ biết có thế thôi . k cho mình nhé !

 
24 tháng 2 2022

dai the

4 tháng 4 2022

xin lỗi tui not biết

4 tháng 4 2022

bạn chụp bài của bn để mik xem ko bn nt thế này mik ko hiểu