K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2021

Tham Khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_tri%E1%BB%81u_%C4%91%E1%BB%8F

24 tháng 10 2021

- Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu. 

- Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy nhanh chóng trong các cột nước.

(Tham khảo)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Bài viết tham khảo

       Thủy triều đỏ là cách gọi thông thường, nhưng các nhà khoa học thường gọi là hiện tượng nở hoa của tảo ở biển.

       Hiện tượng tảo nở hoa (có tài liệu còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước) gây ra bởi các loài vi tảo và vi khuẩn lam sống trong nước biển hoặc nước ngọt khi chúng phát triển rất nhanh, bùng phát quá mức về mật độ tế bào hoặc sinh khối. Hiện tượng tảo nở hoa xảy ra cả ở biển và nước ngọt, khi xảy ra ở biển thì gọi là thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt nước hoặc ở tầng đáy.

Đặc biệt, những thực vật phù du và sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.

       Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Không phải tất cả việc nở rộ tảo đều dày đặc đủ để làm cho nước đổi màu, và không phải tất cả những nước đổi màu có liên quan đến nở rộ tảo đều đỏ. 

       Hiện tượng tảo nở hoa có thể do các loài tảo có độc tố và các loài không có độc tố. Khi các tảo độc nở hoa, chúng tiết ra các độc tố thuộc về 3 nhóm: nhóm độc tố gan, nhóm độc tố thần kinh, nhóm độc tố gây tiêu chảy. Chúng không chỉ gây độc cho các sinh vật sống trong nước như cá, giáp xác, động vật thân mềm, động vật có vú ở biển (như cá voi, sư tử biển)… mà còn gây độc cho cả một số loài chim, cho con người khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, khi tiếp xúc hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc.

       Các độc tố có thể ảnh hưởng tới không khí, gây khó thở. Ngoài việc tạo ra các độc tố, chúng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước do chuyển màu, có mùi tanh khó chịu, hàm lượng oxy giảm đột ngột do phân hủy một lượng sinh khối lớn.Tảo không độc khi nở hoa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khi lượng sinh khối lớn của chúng bị chết và phân hủy.

       Tóm lại, hiện tượng nở hoa của tảo, đặc biệt là tảo độc gây tác hại tới hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với con người, gây thiệt hại cho ngành kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Thực tế, không phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại. Chúng có thể có lợi vì là thức ăn cho sinh vật trong đại dương.

       Theo một cuốn sách của ông Kin-Chung Ho, Đại học Mở Hong Kong, sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước - thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi - dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.

Thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều nước: Hoa Kỳ, Brasil, Úc, Philippines, Trung Quốc, Anh, Malaysia…và gây ra nhiều thiệt hại.

       Năm 1968, tại Anh có 78 trường hợp người bị ngộ độc do ăn sò xanh nhiễm độc tố của tảo Alexandrium tamarense. Tính đến năm 1995, tại Philippines đã có 1422 người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc tảo Pyrodinium bahamense var compressum và 82 người trong số này đã tử vong. Năm 1998, một loài tảo mới xuất hiện ở vùng biển Hong Kong đã gây ra thuỷ triều đỏ, ảnh hưởng đến 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá, hủy hoại hơn 80 % trữ lượng cá thường xuyên. Năm 2013, hai người Malaysia đã chết do ăn cá nhiễm tảo độc từ thủy triều đỏ ở bờ biển đảo Borneo.

Tất cả các bang ven biển của Hoa Kỳ đều bị thủy triều đỏ và chịu nhiều thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra, đặc biệt là ở New England, Florida, khu vực gần Vịnh Mexico… Thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra đối với nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch lên tới hàng chục triệu đô la.

       Tại Việt Nam, hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo cao nhất, hiện tượng này. Tháng 6 - 7/2014, thủy triều đỏ tạo nên các trận bọt biển màu đỏ vàng ở bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm (Phan Thiết, Bình Thuận). Xác cá và nhiều động vật, rong tảo biển dạt vào và phân hủy, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. Cư dân ở đây cho biết hiện tượng thủy triều đỏ thường xuất hiện ở vùng biển này vào tháng 6 hàng năm.

       Đồng thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Hiện tượng nở hoa nước thường xảy ra trong các hồ nước ngọt và các ao nuôi thủy sản. Hiện tượng tảo nước ngọt nở hoa cũng đã gặp ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hồ Xuân Hương (thành phố Đà Lạt) và gần đây, trong tháng 4/2016 tại sông Ba, đoạn chảy qua xã Chư Ngọc huyện Krông Pa, Gia Lai.

       Theo các nhà khoa học, hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm nghiên cứu cụ thể, lâu dài như: Về quy luật phát sinh và lan truyền của hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước; về sinh thái phát triển và sản sinh độc tố của một số loài vi tảo kể cả các loài đang hình thành có khả năng nở hoa. Trên cơ sở đó, có sự cảnh báo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời đánh giá đầy đủ về những thiệt hại mà nó gây ra.

9 tháng 3 2023

-Nguyên nhân: Hàm lượng oxy trong nước bị giảm nhanh chóng, sự trao đổi nước kém cũng như điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến, lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn

-Hậu quả: Gây bệnh cho người, động vật biển chết hàng loạt, mất cân bằng hệ sinh thái

Chúc bạn học tốt

 

9 tháng 3 2023

thanh you so much!!!!yeu

 

24 tháng 10 2017

- Thủy triều đỏ là do sự phát triển cực thịnh của những loài tảo nhỏ li ti, thủy triều đỏ làm nước biển đổi màu từ trong xanh đến vàng nhạt -> vàng thẫm -> đỏ như pha máu. Tảo sinh sôi nảy nở và chết đi với tốc độ cực nhanh, nó làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng

- Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày được gợi là thủy triều đen

26 tháng 10 2017
Hiện tượng thủy triều đỏ có liên quan chặt chẽ tới sự phú dưỡng của thủy vực. Nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan đến các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các trường khí - thủy văn. Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành Thủy triều đỏ. H

ầu hết các loài vi tảo biển nở hoa thường đưa đến hậu quả làm cho môi trường xấu đi, hàm lượng oxy hòa tan suy giảm nhanh chóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật.

Tảo chết và chìm xuống đáy thủy vực và bị phân hủy bởi các vi sinh vật khác đặc biệt là vi khuẩn.

Kết quả gây nên hiện tượng thiếu ôxy trong các tầng nước làm chết các loài thủy sản. Quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học trong nước, gây tăng các khí độc. Đến nay, các nhà khoa học đã xác nhận có khoảng trên 300 loài vi tảo đã hình thành sự nở hoa làm thay đổi màu nước. Trong đó có khoảng 1/4 loài (70 - 80 loài) gây hiện tượng nở hoa có khả năng sản sinh độc tố đang là mối đe dọa đến khu hệ động vật và thực vật tự nhiên ở nước, nghề nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của con
người (nguyên nhân do độc tố tảo có thể được tích lũy trong vài loài động vật thân mềm sò, ốc hay cá… và không bị phá hủy trong quá trình đun nấu, không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm. Do vậy cả ngư dân cũng như người tiêu dùng khó có thể xác định được các thực phẩm biển bị nhiễm độc do tảo gây ra. Hiện nay, có 5 loại triệu chứng ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm biển nhiễm độc tố tảo xảy ra với con người. Trong đó, đặc biệt dạng ngộ độc gây tê liệt cơ (PSP) có thể gây tử vong và
dạng ngộ độc Ciguatera rất phổ biến trong vùng nhiệt đới. Theo các nhà khoa học, trong vài thập kỷ qua, hiện tượng Thủy triều đỏ và nở hoa nước đang gia tăng ở cả 2 khía cạnh tần số/cường độ xuất hiện và phân bố địa lý.
Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi tên là “thủy triều đen”

Phân tích các mẫu nước hồ lấy từ nhiều nước trên thế giới cho thấy hiện tượng “thủy triều đen” thường xảy trong hồ nước vào mùa thu. Khi đó, chất hữu cơ dưới đáy hồ bắt đầu phân hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật, làm thiếu ôxy dưới đáy hồ, giảm hàm lượng pH và tăng nồng độ các gốc axít kali nitrat. Chu kỳ này làm tăng tình trạng thiếu ôxy trong nước và lây lan hợp chất sunfua biến nước hồ có màu đen và mùi hôi. Trong quá trình thay đổi chất lượng nước, các hoạt động của con người như thải chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào hồ cũng có thể tạo ra “thủy triều đen”
Chúc bạn học tốt!

Bộ Tài nguyên Môi trường hôm nay công bố độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển; và hiện tượng thủy triều đỏ là nguyên nhân cá chết hàng loạt ở dải ven biển miền Trung.

Thủy triều đỏ, hay còn gọi là tảo nở hoa, là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu, có thể tím, hồng, xanh hoặc đỏ.

Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. Thủy triều đỏ cũng không nhất thiết làm chuyển màu nước, khi mức độ tảo tích tụ không quá dày đặc.

Tuy vào loại tảo, thủy triều đỏ có thể sản sinh các độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác. Các nhà khoa học gọi đây là "hiện tượng tảo nở hoa độc hại" (HAB). Tác hại dễ thấy nhất của HAB là động vật biển hay các loài cá, giáp xác, thân mềm và các sinh vật khác chết hàng loạt.

Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Karenia brevis, loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico, khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy nước mắt. Những người bị bệnh hô hấp nặng hay kéo dài, như bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh hen suyễn, có thể bị ảnh hưởng nặng.

 

Thực tế, không phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại. Chúng có thể có lợi vì là thức ăn cho sinh vật trong đại dương.

Theo một cuốn sách của ông Kin-chung Ho, Đại học Mở Hong Kong, sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước - thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi - dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.

Yếu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ. Một số lần thủy triều đỏ xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.

Theo Scientific American, công chúng thường cho rằng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ, vì các loại tảo HAB phát triển mạnh trên các chất dinh dưỡng chứa trong nước thải và chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ có một số đợt HAB có thể liên quan đến ô nhiễm môi trường. Liên kết rõ ràng nhất có thể là với loại tảo Pfiesteria, thường gặp trong các vùng nước bị ô nhiễm. Trang này nhấn mạnh rằng chưa có kết luận về liên quan giữa Pfiesteria và ô nhiễm môi trường, nhưng các bằng chứng có vẻ khá mạnh.

Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Mexico, Canada và Trung Quốc. Khoảng 36 tấn cá chết ở Hong Kong vào cuối năm ngoái được cho là do hiện tượng này. Năm 2013, thủy triều đỏ tại bờ biển đảo Borneo, phần do Malaysia kiểm soát (đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia), làm hai người thiệt mạng, sau khi họ ăn sinh vật biển bị nhiễm độc.

2 tháng 11 2016

Thủy triều đỏ ko phải là màu nước mà là màu của các con tảo ở sông, ao , hồ,... khi chất thải từ các nhà máy thải ra sông, ao, hồ,... thì các con tảo sẽ sinh sản nhanh tới mức sông, ao, hồ,... thành màu đỏ.

12 tháng 11 2021

Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng gì?

A. Triều kém

B. Triều cường

C. Thủy triều đỏ

D. Thủy triều đen

12 tháng 11 2021

d nhaaaaaaaaaaa

Câu 1. Phân biệt bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. (tác nhân gây bệnh, con đường truyền bệnh, biểu hiện bệnh và cách phòng tránh)Câu 2. Nêu nguyên nhân của hiện tượng “thủy triều đỏ”Câu 3. Kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Nêu con đường lây nhiễm và biểu hiện của bệnh.Câu 4. Kể tên những loài nấm chủ yếu dùng làm dược liệu.Câu 5. So sánh Rêu với Dương xỉ.Câu 6. Phân biệt cơ...
Đọc tiếp

Câu 1. Phân biệt bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. (tác nhân gây bệnh, con đường truyền bệnh, biểu hiện bệnh và cách phòng tránh)

Câu 2. Nêu nguyên nhân của hiện tượng “thủy triều đỏ”

Câu 3. Kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Nêu con đường lây nhiễm và biểu hiện của bệnh.

Câu 4. Kể tên những loài nấm chủ yếu dùng làm dược liệu.

Câu 5. So sánh Rêu với Dương xỉ.

Câu 6. Phân biệt cơ quan sinh sản của cây Hạt trần với cây Hạt kín.

Câu 7. Nhờ quá trình nào mà thực vật góp phần cân bằng hàm lượng carbon dioxide và oxygen trong khí quyển.

Câu 8. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở những khía cạnh nào.

Câu 9. Nêu đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống.

Câu 10. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật.

Câu 11. Kể tên một số động vật gây hại trong cuộc sống hàng ngày mà em biết.

Câu 12. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh do giun sán. 

Câu 13. Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở khía cạnh nào.

Câu 14. Nguyên nhân gây suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

15
18 tháng 3 2022

tham khảo

1. 

1. Đường lây truyn:

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu và có 4 phương thức lây truyền:

-  Do muỗi truyền: đây là phương thức chủ yếu.

-  Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

- Do mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp).
-  Do tiêm chích: bơm tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.

2. Triệu chứng của bệnh sốt rét:

Biểu hiện ban đầu của bệnh đó là rét run - sốt nóng - sau đó vã mồ hôi. Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.

Sốt rét được chia làm hai loại: Sốt rét thông thường là sốt rét chưa có biến chứng và Sốt rét ác tính là sốt rét có biến chứng dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm và có thể tử vong sau 12 giờ đồng hồ sau khi có triệu chứng của bệnh. Đối với bệnh nhân mắc bệnh sốt rét việc chẩn đoán chính xác và kịp thời vô cùng quan trọng vì bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và đe doạ tính mạng người bệnh.

3. Tác hại của bệnh sốt rét

- Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

- Gan to, lách to.

- Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

- Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nỡ dễ mắc phải những tai biến.

4. Biện pháp phòng chống dịch:

Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh.

- Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh;

- Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;

- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;

- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.

3. Điều trị bệnh sốt rét:

Chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm càng tốt để giảm bớt nguồn bệnh và cắt đường lan truyền ký sinh trùng. Nên điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng: trẻ em trong vòng 12 giờ, người lớn trong vòng 24 giờ.

Điều trị cắt cơn kết hợp với điều trị chống lây lan (diệt giao bào); điều trị chống tái phát và điều trị sốt rét biến chứng phải theo đúng y lệnh của bác sỹ.

Nếu trong vùng có dịch, bệnh nhân sốt rét không cần phải cách ly nhưng cần điều trị tại cơ sở y tế để đảm bảo điều trị sớm, đúng phác đồ và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời khi có dấu hiệu tiền ác tính hoặc ác tính.

2.Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đỏ hay tảo nở hoa là vì ô nhiễm nguồn nước do lượng nước thải. Chủ yếu từ các khu dân cư, các trang trại nông nghiệp có chứa nhiều chất hữu cơ. Lượng nước thải ra sông, biển với hàm lượng lớn. Khi đó sẽ giúp cho tảo hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.

3.undefined

4.

...
Dưới đây  6 loại nấm dược liệu phổ biến, cung cấp cái nhìn sơ lược về một số lợi ích tiềm năng của chúng.

Nấm chaga. ...

Nấm vân chi. ...

Nấm linh chi. ...

Nấm hầu thủ ...

Nấm khiêu vũ ...

Đông trùng hạ thảo

5.Cả rêu và dương xỉ đều là những cây không ra hoa, không hạt. Dương xỉ là thực vật phát triển hơn rêuCác Sự khác biệt chính giữa rêu và dương xỉ là thế rêu là thực vật không có mạch trong khi dương xỉ là thực vật có mạch. Hơn nữa, cơ thể thực vật của dương xỉ được phân biệt thành lá, thân và rễ thật.

7.

Thực vật hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển trong quá trình quang hợp. Carbon dioxide được thực vật (với năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời) sử dụng để sản xuất ra các chất hữu cơ bằng tổ hợp nó với nước. Các phản ứng này giải phóng ra oxy tự do.Tên khác: khí cacbonic; thán khí; carbonic Oxi...Tỷ trọng và pha: 1,98 kg/m³ ở 298 K; 1,6 g/cm³ ... 8.số lượng loài và số lượng sống9.Có xương sống.10.a) Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm. b) Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển  phản ứng nhanh11.12.- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.13.14.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp  gián tiếp, như khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các ...
18 tháng 3 2022

Tham khảo

 câu 2 :  Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đỏ hay tảo nở hoa là vì ô nhiễm nguồn nước do lượng nước thải. Chủ yếu từ các khu dân cư, các trang trại nông nghiệp có chứa nhiều chất hữu cơ. Lượng nước thải ra sông, biển với hàm lượng lớn. Khi đó sẽ giúp cho tảo hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.

 

24 tháng 5 2018

- Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.