Xác định khởi ngữ trong các câu sau
- Hồi còn đế quốc Pháp, mỗi bận đi đâu xa, khoe làng, ông chỉ khoe cái sinh phần của tổng đốc làng
ông…(Làng – Kim Lân)
- Tình yêu quê hương làng mạc, đó chính là yếu tố bồi dưỡng tinh thần yêu nước của con người. ( Đặng
Thai Mai)
- Mặt Việt nóng như ngồi bếp, lại ruồi, ruồi dày đặc bay đập vào cổ Việt. Đói, nghe giặc đến gần sao bụng
nó bắt đói kì lạ… (Nguyễn Thi)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời đế quốc Pháp, khi đi xa, người ta thường tự hào về việc có quan chức cao cấp nhất trong làng.
- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.
- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)
- Tham khảo đoạn văn:
Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).
- Nét nổi bật trong tính cách ông Hai:
+ Ông là người hay khoe làng, tự hào về làng chợ Dầu
+ Khi nghe tin làng Việt gian theo tây, ông đau đớn, tủi nhục, ám ảnh nặng nề
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:
+ Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống thử thách gay cấn để bộc lộ tâm trạng, sự tủi nhục và nỗi ám ảnh của ông Hai
+ Ngôn ngữ nhân vật giàu tính khẩu ngữ, sinh động, thể hiện cá tính từng người