K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN VĂN BẢN:Câu 1:- Tục ngữ là: ……………………………………………………………………………………………..- Các chủ đề chính của tục ngữ đã học: ………………………………………………………………...- Nghệ thuật đặc sắc của tục ngữ: ………………………………………………………………………Câu 2:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.- Tác giả:...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:

Câu 1:

- Tục ngữ là: ……………………………………………………………………………………………..

- Các chủ đề chính của tục ngữ đã học: ………………………………………………………………...

- Nghệ thuật đặc sắc của tục ngữ: ………………………………………………………………………

Câu 2:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Tác giả: …………………………………….

- Phương thức biểu đạt: ………………………………………………….

- Luận điểm chính: ……………………………………………..

- Phương pháp lập luận: ………………………………………….

Câu 3:

Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

- Tác giả: …………………………………….

- Phương thức biểu đạt: ………………………………………………….

- Luận điểm chính: ……………………………………………..

- Phương pháp lập luận: ………………………………………….

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

Câu 1:

- Rút gọn câu là: ………………………………………………

- Mục đích của việc rút gọn câu là:…………………………

- Cách dùng câu rút gọn: ……………………………….

Câu 2:

- Câu đặc biệt là: ……………………………………

- Tác dụng của câu đặc biệt: …………………………………

Câu 3:

- Đặc điểm của trạng ngữ:………………………………………………..

- Công dụng của trạng ngữ: ………………………………………………

III. TẬP LÀM VĂN:

- Đặc điểm văn nghị luận: …………………………………………………..

- Luận điểm: ……………………………………………………………….

- Luận cứ: ………………………………………………………………….

- Lập luận: ……………………………………………………………………

làm ơn làm hết hộ mình với ạ!!! Làm Ơn!!!

0
10 tháng 2 2022

Câu 1 : Em tự làm 

Câu 2 :

`-` Cái răng, cái tóc là góc con người

`+` Nội dung : Tôn vinh giá trị con người, nói lên tính nết tốt đẹp của mỗi con người

`+` Nghệ thuật : 

`@` Diễn đạt ngắn gọn hàm xúc.

`@` Sử dụng hình  ảnh  hoán dụ tạo sinh động cho lời văn.

`-` Một mặt người bằng mười mặt của

`+` Nội dung : nói lên con người, sức khỏe của con người còn quý hơn vàng bạc.

`+` Nghệ thuật : 

`@` diễn đạt ngắn gọn , xúc tích.

`@` Sử dụng hình ảnh  so sánh, ẩn dụ, nói quá, nhằm nói lên giá trị con người.

 

13 tháng 3 2018

nhanh len

21 tháng 4 2018

Thế nào là tục ngữ? Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về chủ đề thiên nhiên - lao động sản xuất và một câu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ ấy? Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với câu tục ngữ đó?

*Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày

Câu tục ngữ: "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

Về nội dung:

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

Về nghệ thuật:

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Câu tục ngữ khác về thiên nhien và lao động, sản xuất: - Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

-Ráng mỡ gà thì gió, ráng.

Câu tục ngữ:"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Về nội dung:

*Nghĩa đen: Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành *Nghĩa bóng: Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ

Về nghệ thuật:

-Ngắn gọn: Số lượng từ: 6 từ

-Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.

Câu tục ngữ đồng nghĩa:

-Uống nước nhớ nguồn

-Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Câu tục ngữ trái nghĩa:

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.

-Ăn cháo đá bát.

-Qua cầu rút ván.

24 tháng 1 2022
Ruột ngựa, phổi bò.
Chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm.Thương người như thể thương thân.
Dạy ta sống ở đời phải đề cao lương thiện, biết giúp đỡ, yêu thương người khác như chính bản thân mình.Thấy sang bắt quàng làm họ.
Những kẻ sống không ngay thẳng, nịnh bợ. Người là vàng của là ngãi.
Đây cũng là một câu tục ngữ đề cao giá trị con người, con người quý báu hơn tất cả.Trông mặt mà bắt hình dong.
Chỉ nhìn bề ngoài mà đoán biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác. Đây là một câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống ở đời đừng vội vàng phán xét người khác chỉ vì vẻ bề ngoài. Con mắt là mặt đồng cân.
Con mắt là quan trọng nhất trên khuôn mặt. Để nhìn nhận sự việc ta dùng mắt để quan sát. Và nhìn vào đôi mắt cũng dễ dàng nhận biết được đó là người khôn hay người dại. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
Ý nói con người ta ai cũng có tật đến chết đi vẫn khó sửa đổi.Miếng ăn là miếng nhục.
Ý nói sự hy sinh phẩm giá con người để tồn tại, mưu sinh. Lòng người như bể khôn dò.
Người ta hay nói dò sông, dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người, câu tục ngữ này cũng có nghĩa đó.Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
Lòng người khó đoán, gặp hoạn nạn mới biết bạn hay thù.

a, 

Biết ơn,nhớ ơn

b,

ND: Ăn quả là hưởng thụ trái ngon quả ngọt thì phải nhớ tới công lao của người tạo ra thành quả ấy.

NT: ẩn dụ

c,

Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lý làm người, truyền thống nhớ ơn, sống có tình có nghĩa. Phải biết ơn, ghi nhớ công lao của những người đã cống hiến sức lực, thời gian, để rồi tạo ra thành quả để cho ta được tận hưởng.

10 tháng 1 2019

1.Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức.

Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

2. Hình tượng

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ...

3. Vần điệu và sự hòa đối

Ða số tục ngữ đều có vần. Gồm 2 loại: vần liền và vần cách.

Nhịp điệu là yếu tố quan trọng trong tục ngữ. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca ...

Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý.