K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2022

TN : Khi tiến bước vào tương lai

12 tháng 2 2020

- Nêu vấn đề: Đoạn 3 trong bài thơ Nhớ rừng: Con hổ sống trong hào quang của quá khứ, khi nó làm chúa tể sơn lâm để quên đi thực tại giả dối, tầm thường.

-> Bạn sẽ không làm được gì nếu cứ chìm đắm vào hào quang trong quá khứ và trốn tránh hiện tại.

=> Đối mặt với hiện thực để tìm hướng đi, cách giải quyết cho những vướng mắc đang gặp phải.

- Vì sao phải đối diện với hiện thực, thực tại:

+ Quá khứ đã qua -> không thay đổi được. Tương lai chưa đến -> chưa thể lo xa. Chỉ có hiện thực ngay lúc này, bây giờ là cái ta có thể thay đổi được, điều khiển được theo ý mình.

+ Tỉnh táo đối mặt với hiện thực mới có câu trả lời cho những vướng mắc, khó khăn, biết tháo gỡ từng nút thắt.

- Biểu hiện: (nêu dẫn chứng).

- Quên đi thực tại, sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa mà luôn luôn sống mãi trong quá khứ hoặc ảo vọng về tương lai.

- Bài học: Trân trọng quá khứ, sống ở hiện tại, hướng tới tương lai.

16 tháng 1 2022

Tham khảo:

Trong kho tàng tục ngữ dân gian ta ,có biết bao nhiêu là những câu tục ngữ vàng ,ngọc được trân quý cho tới tận ngyà nay.Không thể ko kể đến câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".Trước hết ,để có thể hiểu câu tục ngữ này một cách đúng đắn thì cần phải có một khái niệm chính xác về nó đã."Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nếu xét theo nghĩa đen thì có thể hiểu rằng khi ta ăn quả ta phải nhớ đến công sức của người trồng .Vì nếu ko có người trồng thì làm sao có quả để chúng ta ăn?Qua cái nghĩa đen ,qua cái hình ảnh" ăn quả "đó ta lại suy ra cái nghĩa bóng :Quả ở đây ko còn là trái ngọt nữa mà chính là thành quả lao động còn người trồng cây kia thì tượng trưng cho những người tạo ra thành quả lao động ấy.Với công sức ,mồ hôi nước mắt những người lao động đã làm ra cho ta "những trái ngọt"thì ta phải biết trân trọng ,quý mến nó hơn nữa cũng cần phải biết ơn lấy người làm ra cái "quả "cho mình hưởng .Đấy mới là cái thông điệp ,lời răn dạy sâu sắc mà ông cha ta nhắm tới .Nó thực sự là lời răn dạy ý nghĩa mà ta cần luôn mang theo bên mình.Được lưu truyền từ thời này sang thời khác. Vào các thời phong kiến xưa kia thì người ta tổ chức cúng bái để cảm tạ trời đất hay các phong tục thờ cúng tổ tiên.Còn đối với con người ngày nay ,chúng ta vẫn thấy xuất hiện các dịp lễ tết tưởng nhớ công ơn những con người có công với đất nước và tiêu biểu là "dỗ tổ Hùng Vương"và còn rất nhiều ngày đặc biệt :thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,…để thể hiện lòng biết ơn với những người có công lớn trong việc xây dựng đất nước ngày càng phát triển.Qua đây ,ta cần phải khắc ghi câu tục ngữ :"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" vào sâu trong tim ,trong trí óc và làm theo cho đúng với lễ nghĩa ,phong tục Việt Nam mà có thể ngẩng đầu với Tổ Quốc

18 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

   Sống đẹp là một lối sống rất cần trong cuộc sống ngày nay. Vậy như thê thế nào là sống đẹp? Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống đẹp trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, bảo dung giữa người với người. Hiện nay trong cuộc sống có vô vàn những con người sống đẹp với những hành động, cử chỉ ấm lòng người. Ví dụ như trong thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn, đã có người mang nước sâm lạnh ra ngoài vỉa hè cho mọi người uống mà không lấy tiền. Hay ở trên mạng xã hội đưa tin có một thành niên dân tộc nhặt được ví của người lạ và đã tìm mọi cách để trả cho họ mà không cần cảm ơn. Những hành động đẹp như vậy đã giúp người gần người hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộ phận không nhỏ những người sống tiêu cực, đi ngược lại với đạo đức xã hội. Những hành động như thế đáng đáng phê phán và lên án gay gắt. Như thế sẽ làm xã hội ngày càng đi xuống, còn người ngày càng thờ ơ lạnh nhạt với nhau. Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?

 

Tham_khảo_download

Nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống ta có được hầu hết đều phải đánh đổi một thứ gì đó. Nhưng trong cách sống, trong lối sống thì sống đẹp lại chẳng cần phải đánh đổi hay phụ thuộc vào ai, mà chính ở tự bản thân mỗi người. Lối sống đẹp là sống như thế nào? Hãy định nghĩa nó bằng hành động, bởi những cái trừu tượng được chứng minh cụ thể thì đều dễ khiến ta nắm bắt và tiếp nhận, để biết trân trọng và yêu thương nhiều hơn.

Sống đẹp là sống biết yêu thương, san sẻ những khó khăn, hoạn nạn với người khác. Đó là những sự đồng cảm xuất phát từ trái tim, là giọt nước mắt xót khi bắt gặp hoàn cảnh khốn khó, là chiếc bánh mì yêu thương gửi đến cụ ăn xin trong cảnh mưa tầm tã của Sài Gòn. Là sự chung tay, kêu gọi giúp đỡ em bé mồ côi đang bị tim bẩm sinh chực chờ giữa sự sống và cái chết, là ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng bằng những tấm lòng nhân ái cho cụ già neo đơn không nơi nương tựa. Là những thành niên tình nguyện mang trên mình màu áo xanh hy vọng lặn lội tới những vùng quê nghèo khó giúp đỡ người dân khắc phục lũ lụt; là cậu học trò nhỏ gồm hết số tiền dành dụm ủng hộ những bạn nhỏ khó khăn nơi vùng cao,.... Và còn nhiều nhiều những nghĩa cử cao đẹp khác nữa vẫn ngày ngày lan toả, dù âm thầm lặng lẽ sống họ vẫn làm sáng lên tình nhân ái bao la, dạt dào, kết nối những trái tim yêu thương, kết nối đồng loại,

Bởi: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Sống đẹp còn là sống có lí tưởng, có mục đích. Sống và cống hiến, sống với niềm tin và những động cơ đúng đắn. Bởi khi có lí tưởng ta mới có thể vững vàng vững bước. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, biết bao người chiến sĩ thậm chí là những học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế giảng đường nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm gác bút nghiên, tình nguyện lên đường ra chiến trận, sẵn sàng cầm súng bảo vệ đất nước. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng độc lập tự do, vì hòa bình của tương lai. Khi đất nước sống trong cảnh thanh bình, phát triển và hiện đại, mỗi chúng ta cần phải xây dựng cho chính mình mục đích sống, lí tưởng sống. Phải rèn luyện, trau dồi chính bản thân mình cả về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống để vươn tới những giá trị chân thiện mỹ của con người, điểm tô cho cuộc đời. Khi bạn hết mình vì lí tưởng dẫu có khó khăn thách thức cũng không nản lòng, có thất bại cũng không lùi bước, vẫn tiếp tục vươn lên, tiến bước thì đó là sống đẹp, sống vì hạnh phúc và tương lai của chính mình, của mọi người.

Sống đẹp còn là lối sống không ích kỷ hẹp hòi, không mưu cầu vụ lợi, vì bản thân mình mà sẵn sàng đạp đổ công lao của người khác, chà đạp lên danh dự nhân phẩm của người khác. Sống đẹp là vui khi thấy người khác thành công, là cùng nhau san sẻ, giúp đỡ, hợp tác và đoàn kết để đạt được kết quả tốt, vì lợi ích tập thể. Là lấy thành công của người khác làm động lực cho chính mình, không ghen tị, xu nịnh. Đó là lối sống văn minh, biết thích ứng với những vấn đề mới của xã hội, tiếp thu những tiến bộ và xoá bỏ những lạc hậu, cũ kỹ. Sống đúng pháp luật, tôn trọng và chấp hành kỷ luật, giao tiếp lịch sự văn minh. Biết lên án những hãn động phi đạo đức, mất nhân tính. Phê phán những thói hư tật xấu còn tồn tại trong đời sống xã hội.

Trong thực tế, có rất nhiều biểu hiện của lối sống thiếu ý thức, sống không "đẹp" theo đúng nghĩa đen của nó. Đó là việc hành xử thô lỗ cộc cằn, sống không mục đích, không có chính kiến, sa vào các tai tệ nạn xã hội. Một số người vì vụ lợi cho bản thân mà bán rẻ lương tâm chính mình, sống vô cảm, lạnh lùng với những người xung quanh. Sống đẹp giúp con người biết yêu thương, gần gũi nhau hơn, lối sống đẹp không chỉ giúp bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn mà còn góp phần làm nên văn hoá của một đất nước, một xã hội văn minh, lịch sự, một đời sống lành mạnh, tương thân tương ái. Bạn và tôi, hãy tập cho mình lối sống đẹp ngay từ bây giờ, yêu thương và trân quý và giúp đỡ nhau mỗi ngày, dựng xây cuộc đời thêm đẹp tươi.

"Ơi ! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lý chẳng bao giờ đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời"

6 tháng 9 2021

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu

H/t

Câu hỏi:* Đọc bài văn: “Không sợ sai lầm”1. Luận điểm: không sợ sai lầm2. Những câu mang luận điểm          - Bạn ơi… cuộc đời (Câu đầu)          - Một người . . . tự lập được          - Khi tiến bước  . . . sai lầm?          - Tất nhiên . . . sai lầm          - Những người . . .  của mình (Câu cuối)  3. Luận cứ          - Bạn sợ sặc nước . . .          - Bạn sợ nói sai . . .          - Một người mà...
Đọc tiếp

Câu hỏi:

* Đọc bài văn: “Không sợ sai lầm”

1. Luận điểm: không sợ sai lầm

2. Những câu mang luận điểm

          - Bạn ơi… cuộc đời (Câu đầu)

          - Một người . . . tự lập được

          - Khi tiến bước  . . . sai lầm?

          - Tất nhiên . . . sai lầm

          - Những người . . .  của mình (Câu cuối)

  3. Luận cứ

          - Bạn sợ sặc nước . . .

          - Bạn sợ nói sai . . .

          - Một người mà không chịu mất gì . . .

          - Nếu bạn sợ sai . . .

          - Người khác bảo bạn sai . . .

          - Có người phạm sai lầm . . .

          - Nhưng có người biết suy nghĩ . . .

=> Luận cứ hiển nhiên, mang tính thuyết phục cao

=> Phương pháp lập luận tổng – phân – hợp

cái mik tô đậm là bài của thầy mik. Cho mik hỏi Phương pháp lập luận tổng – phân – hợp là gì với lại câu đó có phải là đang trl câu c trong sgk trang 43 ko vậy? (mik hỏi phần luyện tập í)

2
21 tháng 2 2021

a. Bài văn nêu lên luận điểm : Không sợ sai lầm

- Những câu mang luận điểm :

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

+ Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

+ Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Luận cứ : 

- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

- Những luận cứ này rất hiển nhiên và thuyết phục người đọc.

c.  Cách lập luận chứng minh ở bài "Không sợ sai lầm" là cách chứng minh bằng việc lấy dẫn chứng từ những sự thật hiển nhiên trong cuộc sống . Còn cách lập luận chứng minh trong bài " Đừng sợ vấp ngã" thì lại lấy dẫn chứng là những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến mọi người. Hai cách chứng minh này có sự khác nhau nhưng đều làm nổi bật lên được vấn đề mà bài viết muốn truyền đạt nhằm thuyết phục người đọc.

21 tháng 2 2021

mik bik r nhưng mà ý mik mún hỏi là cái câu cuối có phải đang trl câu c ko thui:)