Thyết minh về ý thức của người dân trong việc chống dịch covid-19
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
`-` Hiện nay đại dịch covid đang bùng phát trở lại , và đang dần nghiêm trọng như trước , thuốc cũng đang dần cạn kiệt .
`-` Trong khi diễn biến covid phức tạp có nhiều người còn chủ quan , không đeo khẩu trang , rửa tay thường xuyên ... Dẫn đến đất nước có nhiều ca nhiễm và tử vong .
`-` Qua điều đấy mọi người cần có ý thức về việc phòng và chống đại dịch covid 19 để đất nước có thể trở lại bình yên như trước . Như ra đường nên đeo khẩu trang , cách xa 2 mét với mọi người xung quanh , thường xuyên rửa tay khi về hay đi ra khỏi nhà .
`-` Không những vậy học sinh chúng ta cũng cần có ý thức để không lây lan nhiều như trước kia , tuyên truyền với mọi người xung quanh về tác hại của nó .
`-` Nếu có các dấu hiệu về mắc covid nên đi bệnh viện để kiểm tra và thực hành cách ly tại nhà . Khi đg cách ly , chúng ta cũng nên nghiêm chỉnh chấp hành . Những quy định nghiêm khắc của nhà nước về phòng chống covid là để đất nước không lâm vào tình trạng khó khăn nên người dân Việt Nam nên chấp hành nó .
`-` Là những học sinh chúng ta cần nên chấp hành đẩy lùi covid-19 , luôn ý thức trách nhiệm của cá nhân . Vì vậy hãy cùng chung tay đẩy lùi đại dịch covid 19 .
# Đây là những gì nghĩ ra được nếu thấy cái nào hay thì ghép thành một đoạn văn nhe ;-;
Xã hội ngày càng phát triển, trc là diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay. Những chuyển biến xấu của nó khiến toàn thế giới vô cùng lo lắng. Trc tình dình trên, chúng ta cần phải thật bình tĩnh, k tung những tin bịa đặt, sai sự thật. Đeo khẩu trang, thực hiện tốt các biện pháp cách ly tại nhà. Có như vậy mới giúp đc cho bản thân và cho cộng đồng. Cập nhật tình hình sức khỏe của mình thường xuyên tại nhà. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức cho bản thân để phòng tránh dịch bệnh. Ta đag đối diện vs 1 lối nguy hiểm của toàn xã hội, vì vậy mà ý thức chấp hành tốt là việc cần làm ngay lúc này để diệt giặc Covid..
MK còn vài chỗ đag thiếu xót, bn có thể tự thêm vô cho dài đoạn văn của mk ra nha!!!
Chúc bn hc tốt
TK:
I. Mở bài
- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
- Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
2. Biểu hiện tình đoàn kết
* Khi có chiến tranh
- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).
* Khi hòa bình
- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.
- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.
- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.
- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.
3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết
– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.
– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.
– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.
- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.
- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Làm sao có được sự đoàn kết ?
+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.
+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.
- Lên án người không có sự đoàn kết:
+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.
+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.
III. Kết bài
- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.
Cùng nhau đẩy lùi dịch Co-vid-19!!!!!!!!!!!!!!!!!
Trong những ngày này, nhân dân cả nước đang vui mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020).
Đất nước sau 45 năm thống nhất liên tục đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị; các nhiệm vụ về bảo đảm an sinh xã hội, chính sách người có công...
Tuy nhiên, từ ngày 23/1/2020, dịch COVID-19 được xác định ở Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc chiến đầy cam go, thử thách. Để kết nối sự chung tay, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, huy động sự vào cuộc của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19" và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng sau 45 ngày chính thức phát động.
Lan tỏa mạnh mẽ nghĩa cử cao đẹp
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trụ sở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như cơ quan Mặt trận 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã đón nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đến ủng hộ phòng, chống dịch.
Thông điệp của lòng yêu thương đã lan tỏa mạnh mẽ. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn chia sẻ: "Thật xúc động khi được tiếp nhận rất nhiều sự ủng hộ dù ít, dù nhiều từ tấm lòng của các cụ, các bác lớn tuổi đến các cháu thiếu nhi; từ những người có điều kiện kinh tế hay đang còn khó khăn; của các tổ chức tôn giáo, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế; các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân; từ các thầy cô giáo đến các em học sinh; từ các chiến sỹ công an, quân đội đến huấn luyện viên bóng đá, các cầu thủ, nghệ sỹ và rất nhiều những cô bác, anh chị với nhiều nghĩa cử cao đẹp."
Tính từ khi phát động đến ngày 29/4/2020, số tiền, hiện vật các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch được hơn 1.900 tỷ đồng, trong đó thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gần 914 tỷ đồng, tại 63 tỉnh, thành phố, tổng số tiền, hàng ủng hộ và đăng ký ủng hộ được hơn 1.025 tỷ đồng; trong đó ủng hộ bằng tin nhắn thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia đầu số 1407 do Ban Thường trực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Bộ Y tế phát động từ ngày 19/3/2020 đến nay được khoảng hơn 150 tỷ đồng.
Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường trực đã chuyển tiền ủng hộ tới Bộ Y tế để mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời chuyển hiện vật tới Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… để có thêm những đồ dùng, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đồng bào, cán bộ, chiến sỹ tại các địa điểm cách ly trên cả nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng ghi nhận sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong suốt thời gian qua; đồng thời ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao Mặt trận Tổ quốc các địa phương đã thường xuyên phối hợp, kịp thời hưởng ứng thực hiện hiệu quả ngay sau khi phát động, nhất là các đồng chí ở cơ sở, đã rất vất vả, cực nhọc trong quản lý, theo dõi, phục vụ tại các khu vực cách ly...
Đồng chí Trần Thanh Mẫn cũng bày tỏ sự cảm ơn, trân trọng, chia sẻ về những nhọc nhằn, sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn ngành Y tế, lực lượng Quân đội, Công an, đặc biệt, là sự đồng tâm, hiệp lực của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài trong cuộc chiến với đại dịch; qua đó hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động, kịp thời quán triệt, triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được thực hiện với nhiều hình thức; vận động nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở.
Ở các địa phương, phát huy vai trò của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, người uy tín trong cộng đồng, trong đồng bào dân tộc, tôn giáo, triển khai tuyên truyền đến từng địa bàn khu dân cư, hộ gia đình... Bên cạnh đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần phòng, chống dịch.
Nhiều suất cơm, phần quà vẫn tiếp tục được chia sẻ với người nghèo tại TP.HCM |
Chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn
Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, Việt Nam đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý, góp phần làm nên những thành công bước đầu trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trước hết, đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó nổi bật là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ ngành ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương… đã vào cuộc quyết liệt, quyết đoán với thông điệp quan trọng là "chống dịch như chống giặc," không ai đứng ngoài cuộc.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và phương châm "4 tại chỗ": chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ, cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của toàn dân.
Ngay từ những ngày đầu dịch bệnh, thông qua các tin nhắn, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung cấp thông tin chính thống, minh bạch, giúp mỗi người dân tiếp cận liên tục, kịp thời để hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng ngừa. Những thông tin về diễn biến của bệnh được cơ quan chức năng cập nhật và thông báo công khai trên trang thông tin của Bộ Y tế và các phương tiện truyền thông, giúp người dân tin tưởng, có cách ứng phó hợp lý.
Đến nay, Việt Nam đã 13 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Với 270 ca mắc COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn cho rằng, Việt Nam đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, với chi phí thấp, được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19.
"Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng; nhiệm vụ hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc các cấp là tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thật tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại hội nghị của Bộ Chính trị ngày 23/4/2020 và Chỉ thị số 19, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới," Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định.
Do đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần động viên nhân dân huy động nguồn lực, khắc phục hậu quả nghiêm trọng của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giúp nhau ổn định cuộc sống; lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp trong xã hội, nhân rộng những mô hình, sáng kiến, sáng tạo giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng hay hợp tác xã, doanh nghiệp… vươn lên mạnh mẽ trong khó khăn, thử thách.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ tin tưởng: Mỗi người, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm khắc phục khó khăn, chung sức, đồng lòng, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để góp phần khắc phục nhanh hậu quả của dịch COVID-19; phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, tạo khí thế mới trong quá trình tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
Quyết sách đúng đắn của Việt Nam là huy động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, cùng chung tay quyết chiến thắng đại dịch Covid-19. Chính sự phối hợp nhịp nhàng cùng tinh thần quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đã tạo nên sức mạnh kiên cường để chiến đấu và quyết chiến thắng đại dịch Covid-19.Khi tôi viết những dòng này thì đại dịch Covid-19 do virus SARS-COV-2 gây ra, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019 đã lan ra trên 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đại dịch Covid-19 này nguy hiểm đến mức, đêm 11/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố là đại dịch toàn cầu và ngày 18/3, người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phát biểu với báo giới rằng, Covid-19 là kẻ thù chống lại nhân loại.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “minh bạch, công khai, không giấu dịch”, cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã tích cực vào cuộc, dành mọi ưu tiên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời giữ gìn sự ổn định, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, xáo trộn trong xã hội. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch đề ra phương châm chỉ đạo chủ động, bình tĩnh, sáng suốt, đồng bộ, bám sát tình hình diễn biến của đại dịch để xử lý linh hoạt, nhanh nhạy với tinh thần Bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
Đặc biệt, hơn bao giờ hết, Việt Nam chú trọng thông tin, tuyên truyền, vận động, động viên, hướng dẫn... người dân thường xuyên, liên tục, bằng rất nhiều hình thức, phong phú, đơn giản, dễ hiểu, hấp dẫn, dễ đi vào lòng người (tin nhắn nhắc nhở, hướng dẫn; thơ, ca, tranh, tiểu phẩm…) trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo giấy, trang tin điện tử, mạng xã hội, đến cả loa phát thanh phường, xã, nơi công cộng…
Bên cạnh đó, Chính phủ đã có các biện pháp ngăn chặn quyết liệt như: cách ly, phong tỏa khu có dịch, đóng cửa trường học, hoãn các hoạt động tổ chức đông người, triển khai làm việc online... Để đảm bảo đời sống dân sinh, Chính phủ có các phương án đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế cần thiết cho người dân, có biện pháp chống tăng giá…
Với phương châm chỉ đạo đúng đắn và tinh thần cả hệ thống chính trị đồng bộ vào cuộc, cũng như việc thực hiện tốt nguyên tắc chống dịch như: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, trong đó việc phát hiện sớm và ngăn chặn và rất quan trọng, nên giai đoạn 1 của chiến dịch chống dịch Covid-19 của Việt Nam (từ ngày 23/1 đến 18h ngày 19/4) đã giành được thắng lợi trọn vẹn. Tất cả 205 ca nhiễm đã được chữa khỏi và xuất viện.
Các chiến sĩ biên phòng, bác sĩ quân y trở thành những người lính trên tuyến đầu, sẵn sàng đối mặt với những rủi ro của dịch Covid-19.
Đó là sự gắn kết, đồng lòng giữa Đảng, Chính phủ và toàn thể quân đội, nhân dân trong trận chiến chống đại dịch Covid-19.
Đó là hàng chục nghìn “thiên thần áo trắng”, các y, bác sỹ trong bộ đồ bảo hộ kín mít, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động, tạm gác lại tình thân, những ngày tháng chung sống cùng gia đình, người thân để làm nhiệm vụ; những nhà khoa học sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để nuôi cấy, phát hiện cơ chế hoạt động của virus, điều chế vaccine phòng dịch, sáng tạo bộ kit xét nghiệm, buồng khử khuẩn toàn thân di động, dung dịch sát khuẩn…
Đó là hàng nghìn y, bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y trong toàn quốc tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch.
Đó là hàng trăm nghìn người Việt ở các vùng dịch khắp thế giới được đón miễn phí về nước, được cách ly, điều trị miễn phí.
Đó là hơn 700 tiếp viên hàng không - những người đang làm công việc mà nguy cơ lây nhiễm nằm trong top 3, đăng ký xin không nhận lương hoặc nghỉ không lương 2,3 tháng để đảm đương nhiệm vụ.
Đó là hơn 10.000 chiến sĩ quân đội hàng tháng trời sẵn sàng hy sinh thầm lặng, ngủ bạt giữa rừng, bên ngoài sân, sảnh các khu tập thể, nhường doanh trại để làm khu cách ly tập trung, và chính họ thâu đêm suốt sáng lo từng bữa ăn miễn phí cho gần nửa triệu người Việt Nam từ nước ngoài về và cả người nước ngoài đến Việt Nam trong khu cách ly tập trung.
Đó là những cán bộ ngoại giao ở các cơ quan đại diện trên khắp thế giới không quản ngày đêm bám trụ ở địa bàn, liên tục đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, bất chấp nguy cơ lây nhiễm để tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân khi công dân gặp khó khăn như mất hộ chiếu, "kẹt" ở sân bay do đóng cửa đường hàng không...
.Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...
Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…
Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.
Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam
Tham khảo!
Thú thực với bạn, trước ngày lên đường, qua báo chí, mạng xã hội, chúng tôi đã tưởng tượng ra một Sài Gòn hỗn loạn, đau thương, một hệ thống y tế bị đánh sập và vỡ trận. Nhưng không, khi vào đến nơi, tôi không thấy một Vũ Hán, một Lombardy nào ở đây cả, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn lâm nguy, nhưng không loạn. Nơi đoàn chúng tôi làm việc, bệnh viện Hồi sức COVID-19 tại thành phố Thủ Đức là một trong những mặt trận khốc liệt, và có lẽ cũng như tất cả các mặt trận mà các đồng nghiệp ngồi đây tham gia. Dù có những hy sinh, mất mát, đã là một cuộc chiến, thương vong là điều không thể tránh. Dù có lúc, áp lực từ hơn 10.000 ca nhiễm; hơn 400 ca tử vong mỗi ngày khiến cho chúng tôi phải gồng mình gấp nhiều lần. Nhưng ca trực với đầy đủ anh em đồng nghiệp Bắc, Trung, Nam vẫn đoàn kết nắm chặt tay nhau, kiên gan lì lợm giữ chặt đội hình, không có ai bi quan, nản chí.
Để có được tinh thần đó, không thể chỉ bằng nỗ lực cá nhân, mà phải đến từ cả niềm tin vào hệ thống. Chúng tôi luôn luôn biết, mình không đơn độc. Lãnh