K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2020

Nước ta có truyền thống "Tôn sư trọng đạo", coi trọng giáo dục, quý trọng người làm thầy. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng "thừa thầy thiếu thợ" hiện nay. Người ta thích làm "thầy" và cũng thích con mình làm "thầy" hơn là làm thợ.


- Thầy ở đây nghĩa là gì? Là người có kiến thức, có kinh nghiệm, làm công tác truyền dạy kiến thức chuyên môn cho lớp người sau. HIểu theo nghĩa hẹp, chỉ người giáo viên, giảng viên đứng trên bục giảng dạy các em học sinh, sinh viên. Rộng hơn là người tri thức, làm việc trí óc, văn phòng...
Thợ: người lao động chân tay.
- Vì sao có vấn nạn "thừa thầy"?
+ Do truyền thống, suy nghĩ đã đi vào nếp nghĩ của người dân ta: làm thầy hơn làm thợ. Làm thầy sẽ được tôn trọng hơn, cao quý hơn.
+ Suy nghĩ : làm thầy nhẹ nhàng hơn làm thợ. Dù công việc kiếm ra ít tiền thu nhập hơn nhưng nhàn hơn.
+ Thích sự ổn định (vì làm thầy được biên chế, nhà nước trả lương lúc về hưu)
+ Làm thợ, làm công nhân ở nước ta vẫn chưa có chế độ phúc lợi xã hội hợp lý. Tiền lương và chế độ phúc lợi cơ bản của người công nhân còn thấp. Khi không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, người công nhân có thu nhập ít hơn hẳn so với ngành nghề khác thì mấy ai muốn làm. Người ta vẫn coi "dốt mới làm thợ", mà chưa hiểu được làm thợ bây giờ cũng cần có kiến thức, tay nghề cao. Do vậy càng khiến cho người ta thích được làm thầy hơn.
+ Các trường đại học mọc lên như nấm, quá nhiều trường đại học nhưng chất lượng chưa được kiểm nghiệm hết. Học sinh vào được đại học dễ dàng hơn cả vào cấp 3. Cao đẳng cũng rất dễ để liên thông lên đại học. Định hướng cho phù hợp với năng lực của các em còn chưa rõ ràng. Chính ngay các trường phổ thông còn trọng thành tích, tính thành tích dựa trên số học sinh đỗ đại học. Người ta còn quá coi trọng tấm bằng mà nhiều khi không cần biết chất lượng và trình độ người giữ tấm bằng ấy như thế nào. Chưa đào tạo gắn với nhu cầu thực tế của xã hội.
...


- Hiện trạng thiếu thợ ở nước ta:
+ SInh viên ra trường thất nghiệp, làm không đúng chuyên ngành mình đã được học ở đại học, cao đẳng. Sinh viên đại học ra trường về bán rau không phải là quá hiếm thấy. Thầy thừa, thiếu việc nhưng lại không chịu chuyển hướng sang lĩnh vực còn thiếu nhân lực.
+ Đất nước thiếu công nhân lành nghề, thiếu lực lượng công nhân kỹ thuật cao. Tỉ lệ người lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn còn nhiều.
+ Các cơ sở đào tạo nghề một cách bài bản, có chất lượng còn thiếu.
+ Hiện nay nước ta đang có những giải pháp khắc phục hiện trạng này nhưng chưa có hiệu quả nhiều.


- Có đúng là "thừa thầy thiếu thợ"? Theo tôi, đất nước ta phải đang ở tình trạng thiếu thầy, thiếu cả thợ . Vì sao? Người làm thầy có năng lực giỏi chưa cao. Số người có trình độ đại học trên bình quân dân số cũng chưa nhiều. Công nhân có tay nghề trong các công xưởng nhà máy có thể nói là khan hiếm. Đa phần số lượng công nhân hiện thời không qua trường lớp đào tạo mà chủ yếu dạy việc cho nhau.
- Tác hại:
Tiến độ CNH - HĐH đất nước ở nước ta sẽ chậm lại, tăng trưởng kinh tế ở nước ta sơ với thế giời không cao.
Nguồn nhân lực nước ta dồi dào nhưng không thể tận dụng. Giá trị sử dụng nguồn nhân lực còn thấp. Nhân lực sẵn có thì nhiều nhưng vẫn phải nhập khẩu nhân lực trình độ cao từ nước ngoài -> Lãng phí.
- Giải pháp:
+ Phải khắc phục việc đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội, cơ cấu không hợp lý dẫn đến “thừa thầy, thiếu thợ”...
+ mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện mạng lưới giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên toàn quốc, chú trọng đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng quy mô giáo dục trung học phổ thông và phát triển mạnh mẽ dạy nghề, nhất là các tỉnh đồng bằng và miền núi. Tăng nhanh tốc độ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, đội ngũ những nhà quản lý, các chủ DN... Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế, phân bố rộng khắp trên cả nước.
+ xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục.
+ Giới thiệu việc làm ngay khi ra trường , liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các công ty, doanh nghiệp.
...


KL: Tất cả mọi nghề đều cao quý. Chỉ có con người mới tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Chúng ta nên nhìn nhận lại quan niệm về thầy - thợ đã tồn tại bấy lâu trong suy nghĩ của nhân dân ta. Là thanh niên , chúng ta càng cần có suy nghĩ tiên tiến hơn, và dám dấn thân, làm việc có ích cho đất nước.

13 tháng 12 2017

1. Mở bài

Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.

2. Thân bài

a. Giải thích thế nào là vô cảm

– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

b. Thực trạng của bệnh vô cảm

– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)

– Biểu hiện:

   + không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình

   + không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường

c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm

– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.

– Thị trường phát triển, thực dụng.

– Do phụ huynh nuông chiều con cái...

– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người

– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống

– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.

– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.

– Thiếu tình yêu thương trái tim.

d. Hậu quả của bệnh vô cảm

– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.

– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.

e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm

– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.

– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.

– Mở lòng với những người xung quanh.

3. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.

- Bài học rút ra cho bản thân.

22 tháng 2 2017

1. Mở bài

Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.

2. Thân bài

a. Giải thích thế nào là vô cảm

– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

b. Thực trạng của bệnh vô cảm

– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)

– Biểu hiện:

   + không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình

   + không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường

c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm

– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.

– Thị trường phát triển, thực dụng.

– Do phụ huynh nuông chiều con cái...

– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người

– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống

– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.

– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.

– Thiếu tình yêu thương trái tim.

d. Hậu quả của bệnh vô cảm

– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.

– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.

e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm

– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.

– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.

– Mở lòng với những người xung quanh.

3. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.

- Bài học rút ra cho bản thân.

14 tháng 7 2019

a. Mở bài

Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.

b. Thân bài

1. Giải thích bệnh vô cảm là gì?

Chẳng hạn: "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

2. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Trong gia đình - Ngoài xã hội - Nhất là giới trẻ

 

Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình ...

3. Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh:

- Do không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.

- Không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém.

- Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí.

- Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.

- Do phụ huynh nuông chiều con cái ...

- Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.

4. Hậu quả

- Ảnh hưởng của nó tới việc phát triển nhân cách, phát triển của xã hội ... nó có sức tàn phá ghê gớm.

- Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn cả người xung quanh. Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn.

- Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm "lệch chuẩn" hay "loạn chuẩn" đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ ....

Nói đến truyền thống "Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta.

Có thể đi sâu vào phân tích như "Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người vẫn yêu quí, quan tâm đến người khác..." có thể tìm đọc trên báo hoặc internet.

Và đưa ra ý kiến của mình đây là những hành động đáng noi gương.

5. Nêu biện pháp giải quyết vấn đề trên.

Từ các nguyên nhân ở trên, các bạn có thể tự mình nêu ra một số biện pháp giải quyết. Ví dụ: cần tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng ý thức, gia đình và nhà trường cùng chung tay xây dựng nhân cách cho thanh thiếu niên, ...

c. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình.

- Bài học rút ra cho bản thân.

19 tháng 6 2017

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của người Việt:

    + Kính trọng thầy cô, những người dạy học, làm nghề dạy học

    + Trọng đạo là trọng nghĩa tình, lẽ phải, những điều tốt đẹp trong đạo đức

Truyền thống này được thể hiện trong nhà trường: học trò kính trọng thầy cô, học hỏi những điều hay lẽ phải, rèn luyện

    + Trong gia đình: con cái kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị những người bề trên, nghe và sống theo truyền thống của gia đình, dòng họ

28 tháng 4 2021

Cho xin câu trả lời nha,tui cần gấp lắm rồi:(!