Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.
Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, ta thấy người, anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.
Câu chuyện khuyên chúng ta ko nên ganh ghét nhau du chỉ là 1 thứ nhỏ nhất
1. Tớ sẽ nói cho:
- Vì người anh xúc động trước tình cảm trong sáng của em, nhận ra điểm hạn chế của bản thân.
- Câu 2 tớ chịu
2. Đây là toán chứ ko phải ngữ văn
Câu 1 :
Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.
Đoạn kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.
Câu 2 :
Bởi vì qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện còn cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của ngưởi em đã giúp cho anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất nên truyện được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi.
~ Chúc bạn học tốt ~
Ý nghĩa:
- Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành.
- Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình.
Em hiểu đoạn kết đó là người anh lúc đó đã nhận ra những hạn chế của bản thân và cảm thấy xấu hổ tấm lòng nhân hậu, trong sáng của em mình
Qua đó, em thấy người anh cũng biết suy nghĩ, biết sửa sai.
Truyện " Bức tranh của em gái tôi" đã cảnh tỉnh mọi người điều:
- Cần có tấm lòng, trong sáng, hồn nhiên,nhân hậu(như nhân vật người em gái )
- Không nên ích kỉ(như nhân vật người anh trai)
B. Cần có tấm lòng, trong sáng, hồn nhiên, nhân hậu (như nhân vật người em gái).
C. Không nên ích kỉ (như nhân vật người anh trai).
Chúc bạn học tốt!!!
Câu a)
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
Câu b)
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.
Đoạn kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.
Đã hé mở ý nghĩa người anh hối hận và xấu hổ trước bức tranh em gái tôi