Lập dàn ý cho đề bài sau :
Tả con đường từ nhà đến trường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con đường đã nâng cấp thành đại lộ. Mặt đường được trải nhựa phẳng phiu. Lòng đường rộng ước chừng hơn ba mươi mét. Đường dài khoảng hai ki-lô-mét. Vỉa hè dành cho người đi bộ cũng rất rộng. Trên đấy được lát gạch nung rất chắc và đẹp. Từ xa nhìn lại, vỉa hè như một tấm thảm màu đỏ sẫm. Hàng cây sấu trên vỉa hè được trồng trong những cái ô vuông vức. Hàng cây trông chóng lớn, mới ngày nào cây còn bé tí mà nay đã xoè như những chiếc ô tiếp nối trên vỉa hè, toả bóng mát xuống lề đường. Hàng cây xanh tươi đã làm cho con đường thêm đẹp.
Buổi sáng, con đường trông thật tráng lệ, đầy sức sống. Xe đạp, xe máy chạy tấp nập trên đường. Tiếng còi rộn rã kêu vang, tiếng động cơ nổ giòn giã, tiếng trò chuyện của từng tốp học sinh hối hả trên đường,... Tất cả đã làm cho con đường thêm náo nhiệt. Trên cây sấu già ven đường, những chú chim nhảy nhót chuyền cành. Tiếng chim lảnh lót vọng ra, vang cả trên bầu trời xanh trong và cao vút.
Mặt trời lên cao, bụi hồng ánh sáng tràn lan khắp không gian, bao phủ lên con đường quen thuộc. Đường thưa người hơn nhưng không kém phần tươi vui. Những ngôi nhà cao tầng ở hai bên đường nguy nga, tráng lệ. Các cửa hàng, cửa hiệu mỏ' cửa chuẩn bị đón khách. Các bà, các cô đi chợ với những quang gánh kĩu kịt trên vai. Nào hoa, quả, rau tươi tiếp nối trên đường phố. Nhìn con đường lúc ấy thật trù phú, tươi vui.
Nắng lên, con đường bóng loáng như dải lụa óng ánh dưới nắng trời. Hàng cây xanh bên vệ đường đã uống hết sương đêm, chúng vươn lên đón nắng trời để giữ lấy màu xanh. Thỉnh thoảng, những chiếc lá vàng lìa cành rơi lác đác, rơi trên vai áo người qua đường như lưu luyến. Hoa rủ xuống lề đường, hoa lắc lư trong làn gió nhẹ. Hoa như muốn nói rằng: Con đường này đẹp lắm! Những buổi chiều đi học về, em thấy dâng tràn một niềm vui, niềm hạnh phúc vì con đường thân quen của em mỗi ngày một đẹp hơn. Em nhó' từng nụ hoa, từng viên gạch hồng trên vỉa hè, nhớ từng gốc sấu già thân thiết. Nơi ấy, chúng em đã từng có những giây phút ấm nồng.
Con đường không chỉ là bạn của riêng em. Nó còn là bạn của những bác lao công. Đêm đêm, trên con đường này, dù là mùa hè hay mùa đông lạnh giá, tiếng chổi tre luôn sột soạt dưới vệ đường. Các bác đang quét rác để giữ vệ sinh cho đường phố. Nhờ những bàn tay lao động cần cù ấy mà con đường luôn sạch sẽ.
Em rất yêu con đường phố thân quen. Con đường không những đẹp mà còn là nơi đã gắn bó với em trong những ngày cắp sách đến trường. Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp.
Mở bài: Giới thiệu ngôi nhà của em.
Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong bố mẹ sớm đến đón mình trở về nhà. Ngôi nhà thân thương luôn là nơi em mong được trở về.
Thân bài:
a. Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà.
• Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Ngôi nhà được làm bằng gì? Hình dáng của nó ra sao?'
• Ngôi nhà được bố mẹ em xây từ khi em học lớp Một.
• Ngôi nhà hình chữ nhật, bốn tầng, nàm ở trong một con ngõ nhỏ thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.
• Chiều rộng của ngôi nhà chừng ba mét, chiều dài độ mười lăm mét.
b. Miêu tả đặc điểm bên trong của ngôi nhà (từ dưới lên trên).
• Mái nhà được thiết kế như thế nào? Màu vôi trần, tường, nền nhà?
• Các phòng trong nhà: Có mấy phòng? Đó là những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Các phòng gắn bó với sinh hoạt của gia đinh và bản thân em như thế nào?
- Tầng một có hai phòng: phòng khách, phòng ăn và một khoảng sân nhỏ để bố mẹ em để xe. Giữa hai phòng là chiếc cầu thang rộng gần một mét dẫn lên tầng 2.
- Trên tầng 2, bố mẹ em cũng chia thành hai phòng: phòng ngủ của bố mẹ và phòng của hai chị em. Phòng của hai chị em được bố mẹ trang trí theo sở thích của chúng em. Sơn tường màu hồng, rèm cửa cũng màu hồng.
- Lên tầng tiếp theo, bố em dành hẳn một phòng để làm thư viện - phòng đọc sách. Phía bên kia cầu thang là phòng trống. Bố mẹ đã tính để phòng đó, khi nào nhà có khách thì sẽ để khách nghỉ ngơi tại đó.
- Trên tầng bốn, bố mẹ em đặt một phòng thờ ông bà, tổ tiên, một phòng đề phơi quân áo và bố em chơi cây cảnh.
- Toàn bộ ngôi nhà, bố mẹ em dùng gạch hoa xuất khẩu để lát. Mẹ em chọn màu gạch tùy từng phòng nhưng đều có vân hoa để tránh trơn, trượt.
Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà của mình. Đối với em, đây là tổ ấm chan chứa tình yêu thương.
Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong bố mẹ sớm đến đón mình trở về nhà. Ngôi nhà thân thương luôn là nơi em mong được trở về.
DÀN BÀI :
I. Mở bài
Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.
II. Thân bài
1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc
– Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng…?)
– Những nét riêng quen thuộc.
+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).
+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.
2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học
– Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
– Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.
– Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.
III. Kết luận
Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?
BÀI VIẾT :
Có lẽ sau này khi đã lớn, tôi sẽ đi rất nhiều nơi, qua rất nhiều con đường khác có thể to, có thể nhỏ, có thể giàu nhưng trong một góc ở trong tim mình, mọi đường nét của con đường từ nhà đến trường sẽ không bao giờ có thể phai nhòa.
Mỗi sớm mai thức dậy, khi bình minh lên trên thành phố, tôi sải từng bước trên con đường đến trường trong niềm vui hân hoan đón đợi. Nhà tôi ở trong một con ngõ nhỏ hướng ra mặt phố, đi từ ngõ ra là đường lớn và khoảng cách trường vẻn vẹn năm trăm mét đường thẳng. Trên con đường xi măng phẳng lì còn lấp lánh khi ánh mai tỏa rạng ngời, không bao giờ vắng những lượt xe đi ngang.
Dù mỗi sáng, khi tôi đi học còn khá sớm nhưng trên đường vẫn rộn ràng tiếng người, tiếng xe làm cho lòng tôi chợt thấy nhuốm màu mùi vị của cuộc sống tươi vui, nhiệt thành. Hai bên đường là nhà cửa cao tầng mọc san sát nhau với những mảng sơn lúc nào cũng tươi mới, càng rực rỡ hơn trong nắng và gió. Trên hè phố, luôn có thể nhìn thấy những tốp người đi bộ buổi sáng, những tốp học sinh đi học,… hòa mình trong không khí tươi vui nói cười của dòng người trên hè phố trong làn gió nhẹ khiến cho tôi yêu quý cuộc sống này biết bao.
Dọc con đường còn có những hàng ăn sáng rất khang trang và phong phú như hàng phở, bánh mì, bánh cuốn,… Tôi vẫn thường hay tạt vào các quán trên con đường này để mua đồ ăn sáng, có lẽ đã quen nên tôi luôn thấy đồ ăn trên con đường này là ngon nhất. Trên con đường ấy, cách trường khoảng năm mươi mét, sau khi qua một ngã tư đèn xanh đèn đỏ, hai bên đường lúc này chỉ còn là hai hàng cây xanh ngắt tỏa bóng mát khắp con đường, rải màu xanh dẫn đến ngôi trường thân yêu.
Khi đã bước vào cung đường này, nếu là mùa hè thì cái nóng bức ngoài kia không còn đáng lo ngại nữa mà thay vào đó là những luồng gió mát rượi và những tiếng chim hót líu lo trong vòng cây kẽ lá khiến cho ai cũng phải yêu đời hơn.Trong tôi, con đường đi học lúc nào cũng đẹp, cũng thân thương, là con đường vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi. Đây là con đường đưa tôi đến với ước mơ, với niềm vui mỗi ngày, là con đường cả đời tôi không bao giờ có thể quên.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về chim sơn ca: Hoàn cảnh nhìn thấy đôi chim sơn ca
2. Thân bài
* Tả hình dáng, kích thước của chim sơn ca: Nhỏ bé
* Tả màu sắc và đặc điểm bộ phận của chim sơn ca:
+ Màu lông: Thường có màu nâu hung, nâu xỉn màu
+ Mỏ: Hình chóp, trơn
+ Chân: Nhỏ, dài, các vuốt sau dài thích nghi đi lại và đứng trên mặt đất
* Gợi tả tiếng hót của chim sơn ca:
+ Hót vào chiều mát
+ Vừa bay vừa hót
+ Giọng hót hay, trong trẻo
* Tả hoạt động của đôi chim sơn ca: Đang tìm mồi, đang làm tổ hay đang chăm chim non...
3. Kết bài
- Ấn tượng của em về đôi chim sơn ca
Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.
Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.
Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Dân gian có câu:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.
Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.
Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:
Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)
- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)
2. Thân bài:
* Tả dòng sông:
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.
- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)
- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)
2. Thân bài:
* Tả dòng sông:
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.
- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
II. Thân bài:
1. Tả bao quát:
- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
- Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.
2. Tả chi tiết
- Đầu: đầu nó tròn như trái banh
- Mắt: long lanh
- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trong vui mắt
- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoảng 15 cm
- Chân: có móng vuốt
3. Hoạt động, tính nết của mèo
- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
- Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Nêu tình cảm của bạn với con mèo
1. Mở bài: Giới thiệu về con mèo
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Tả chi tiết
- Hoạt động, tính nết của mèo
3. Kết bài
I. MỞ BÀI
Giới thiệu tên con đường quen thuộc từ nhà em đến trường. Cho biết thời điểm em định tả (sáng, chiều, đi học, tan học về).
II. THÂN BÀI
Nếu là đường làng:
a. Tả bao quát
- Dài bao nhiêu cây số. Uốn lượn trong làng băng qua cánh đồng làng.
b. Tả chi tiết
- Lòng đường: Rộng, hẹp ra sao? Lối mòn trên mặt cỏ.
- Lề dường: Cây trồng, cột điện như thế nào?
- Đoạn trong làng: Xuyên qua nhà cửa, vườn cây.
- Đoạn ngoài đồng: Dòng mương, đồng ruộng bên đường.
c. Đời nét sinh hoạt: Học sinh đến trường. Người ra đồng, kẻ đến chợ.
Nếu là đường phố:
a. Tả bao quát
Đường gì? (Tên đường). Dài bao nhiêu cây số?
b. Tả chi tiết
- Lòng đường: Rộng hẹp ra sao? Đá đỏ hay rải nhựa.
- Lề đường: Cây cối, cột đèn, điện thoại.
- Cảnh hai bên đường: nhà tầng, nhà trệt, phố xá, cửa hàng, cơ quan, xí nghiệp.
c. Đôi nét sinh hoạt
- Quán điểm tâm giải khát mở cửa. Xe cộ dập dìu người lại qua tấp nập. Em cùng các bạn đến trường.
III. KẾT LUẬN
Yêu quý con đường. Dù mai đây khôn lớn vẫn không bao giờ quên được
Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường
1. Mở bài:
Tuổi thơ của em gắn liền với ngôi nhà, mái trường, dòng sông, đường phố...
Con đường em đến trường luôn gắn bó với em.
2. Thân bài:
- Con đường dài khoảng hai ki-lô-mét, rộng hơn ba mươi mét.
- Vỉa hè tương đối rộng, được lót gạch.
- Mặt đường bằng phẳng.
- Hàng cây hai bên vệ đường xanh tươi.
- Xe cộ đi trên đường nhộn nhịp, các loại xe đều đi đúng phần đường qui định.
- Lòng đường bóng loáng vào những buổi trưa hè.
- Người đi tập thể dục trên vỉa hè rất đông vào buổi tối và sáng sớm.
- Các cửa hàng và nhà cao tầng ở hai bên đường rất nguy nga, làm tăng vẻ đẹp sầm uất cho con đường
- Đại lộ về đêm rất sạch đẹp bởi bàn tay lao động của các cô công nhân quét rác.
3. Kết bài:
- Em rất yêu con đường phố quê em.
- Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp.