I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
* VÍ DỤ:
1. Con mèo / chạy // làm đổ lọ hoa.
C V => Cụm C-V làm chủ ngữ
CN VN
2. Cái bàn này // chân / đã gãy.
C V => Cụm C-V làm vị ngữ
CN VN
3. Quyển sách bạn / cho mượn // rất hay.
C V => Cụm C-V làm phụ ngữ của cụm danh từ
CN VN
4. Nó // nói rằng nó / sẽ đến.
C V => Cụm C-V làm phụ ngữ của cụm động từ
CN VN
II. BÀI TẬP
Bài tập 1: Tìm các cụm C – V làm thành phần câu trong các câu sau và và cho biết cụm C – V đó mở rộng thành phần nào? (làm đủ 3 bước: xác định CN-VN; tìm cụm C-V; kết luận) (6,0đ)
1. Cách mạng tháng Tám thành công đêm lại độc lập tự do cho dân tộc.
2. Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.
3. Nhà này cửa rất rộng.
4. Quyển sách mẹ cho con rất hay.
5. Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
6. Chúng tôi đoán rằng bạn Nam sẽ đạt giải Nhất.
7. Trong những lúc nhàn rỗi, chúng tôi thường hay kể chuyện. Và tôi nghe câu chuyện này của một đồng chí già kể lại.
8. Ông lão cứ ngỡ mình còn chiêm bao.
9. Thầy giáo khen bài tập làm văn mà Nam viết.
10. Quyển sách mà tôi mua bìa rất đẹp.
11. Cái áo treo trên móc giá rất đắt.
12. Chú khen cháu là người có gan to, thua mà không nản chí.
Bài tập 2: Hãy mở rộng những danh từ, cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu sau thành một cụm C – V làm chủ ngữ. Phân tích thành phần câu vừa thêm. (1,0đ)
1. Người thanh niên ấy làm mọi người rất khó chịu.
(VD: Người thanh niên / đang hút thuốc ấy // làm mọi người rất khó chịu)
2. Nam làm cho bố mẹ vui lòng.
3. Gió làm đổ cây.
Bài tập 3: Thêm cụm C – V vào chỗ trống làm phụ ngữ cho danh từ. Phân tích thành phần câu vừa thêm. (1,5đ)
1. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn……………
2. Chúng tôi chép lại bài thơ………………………
3. Vấn đề mà…………………………………………… vẫn chưa được giải quyết.
Bài tập 4: Thêm cụm C – V làm phụ ngữ cho cho cụm động từ. Phân tích thành phần câu vừa thêm. (1,5đ)
1. Mọi người đều lắng nghe cô giáo/giảng bài.
C V
2. Tôi nhìn thấy cây gạo/ bị đổ
c v
3. Tôi tin rằng cơn bão không ảnh hưởng đến đời sống