ĐỀ 3
Câu 1:
Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau:
a) Trùng trục như con bò thui
Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.
(1)
( Câu đố)
b) Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau
(2)
( Xuân Diệu)
c) Quân ta chia làm hai mũi tấn công.
(3)( Nguyễn Thi)
Câu 2 :
Đọc kĩ khổ thơ sau:
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.
( Nguyễn Bính, Chiều thu)
Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật của khổ thơ và nói ngắn gọn về cái hay của biện pháp tu từ đó.
Câu 3 :
Cho đoạn văn sau:
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi ngọn tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
( Thạch Lam)
Câu nào trong đoạn văn tả cảnh đêm trăng gây ấn tượng cho em nhất, em hình dung cảnh đó như thế nào?
Câu 4:
Lời kể của Mùa Xuân về niềm vui của thiên nhiên và con người.
ĐỀ 4
Câu 1: Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa của từ mắt.
- Thương ai con mắt lá răm
Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.
(Ca dao)
- Cây này nhiều mắt quá.
Câu 2 :
Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đó?
" Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng "
(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.
Câu 4:
Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.
Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.
giúp mình vs nha mai mình nộp r
Câu 1:
a. Mũi (nghĩa gốc): bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.
b. Mũi (nghĩa chuyển): điểm cuối cùng của đất nước.
c. Mũi (nghĩa chuyển): hướng đi.
Câu 2: Biện pháp nhân hóa - gió đuổi nhau, trái na ngơ ngác, đàn kiến trường chinh - làm cho các sự vật, con vật trở nên có hoạt động, mang sắc thái như con người.
Đề 4:
Câu 1:
- Mắt lá răm (nghĩa gốc): cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người.
- nhiều mắt quá (nghĩa chuyển): nhánh (cây).
Câu 2:
So sánh ngang bằng: tâm hồn tôi là một buổi trưa hè -> sự phong phú, nhiều màu sắc, âm thanh của tâm hồn nhân vật trữ tình. Qua đó cho thấy tình yêu, sự trân trọng với con sông quê hương.