Bài 2: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ:
- Cái gì thế này?- Bác lái xe hỏi.
- Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ
bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?
Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy:
- Còn đây là sách tôi mua hộ anh.
a. Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?Chức năng của câu nghi vấn đó là
gì?
b. Viết câu nghi vấn thứ 2 thành một câu trần thuật.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Câu nghi vấn: Cái gì thế này?
Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?
Dấu hiệu: Có dấu hỏi chấm cuối câu, có từ để hỏi
b, Dùng để bộc lộ cảm xúc, dùng để hỏi
c, Câu: ''Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?'' có thể thay thế bằng một câu trần thuật có ý nghĩa tương đương
Viết 1 câu trần thuật tương đương: Hôm nọ bác bảo với cháu là bác gái vừa mới ốm dậy đó.
a. Câu nghi vấn:
Cái gì thế này?
Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?
Dấu hiệu: Có dấu hỏi và có từ dùng để hỏi "gì".
b. Câu nghi vấn được dùng để hỏi và bộc lộ cảm xúc.
c. Câu "Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?".
Viết: Hôm nó bác đã bảo bác gái vừa ốm dậy đó.
HS chỉ ra được:
+ …Cái nhớ xe, nhớ người thực ra là cái gì vậy ? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng là dẫn gián tiếp.
+ “ Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” là dẫn trực tiếp.
Phần in đậm đoạn (a) là lời nói nhân vật (có chỉ dẫn “cháu nói” trong lời người dẫn)
- Lời dẫn trực tiếp này được tách khỏi phần đứng trước câu là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
Đọc các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi:
a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?”
b) Học sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”
1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
Có thể thay đổi vị trí trước sau giữa phần lời nói, ý nghĩ được dẫn và phần lời dẫn, nếu phần lời dẫn đứng sau thì phải thay dấu hai chấm bằng dấu phảy, dấu gạch ngang
“ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu không kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”- Họa sĩ nghĩ thầm
Phần in đậm (b) là ý nghĩ của nhân vật (có chỉ dẫn “họa sĩ nghĩ thầm” trong lời người dẫn)
Dấu hiệu ngăn cách là dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”
( Trích: Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9)
Câu 1. Hãy nêu tình huống trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ? Cho biết vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện?
* Tình huống trong truyện Lặng lẽ Sa Pa là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi và thú vị của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét với ông họa sĩ, cô kĩ sư .
* Tác dụng:
- Nhân vật anh thanh niên hiện lên một cách tự nhiên, khách quan.
- Anh thanh niên được soi chiếu, đánh giá, cảm nhận từ các nhân vật khác, tạo tính khách quan khi miêu tả và xây dựng chân dung nhân vật.
- Các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, chân thành, cởi mở, qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
- Các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, chân thành, cởi mở, qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Câu 2: Những từ in đậm trong câu: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư ?” thuộc từ loại nào? Nêu công dụng của những từ loại ấy trong câu trên.
* Từ “Ơ” là thán từ, bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
* Từ “ư” là tình thái từ, được dùng để hỏi.
Câu 3: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người đáng vẽ hơn. Những người đó là ai? Chi tiết này giúp em hiểu điều gì về anh thanh niên?
Những người mà anh thanh niên giới thiệu để ông họa sĩ vẽ đó là:
*Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
*Ông kĩ sư vườn rau su hào.
*Anh từ chối khi ông họa sĩ vẽ mình và giới thiệu cho ông vẽ những người khác vì anh có đức tính khiêm tốn.
1. Đối thoại vì là lời của anh thanh niên với bác họa sĩ và cô kĩ sư
2. Thành phần in đậm nào em?
Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long. Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên. Thân bài:Phần 1 : Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích
+ Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
+ Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.
+ Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.
+ Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.
+ Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
+ Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.
Phần 2: Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
+ Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm.
+ Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Phần 3: So sánh hai hình ảnh đã nêu trên
+ Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.
Kết bài:
Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.