Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đua
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm....
(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Câu 3: Hình tượng cây tre trong hai dòng thơ in đậm mang đến cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam?
Câu 4: Nêu cảm nhận của em về hai dòng thơ: (Trình bày bằng 1 đoạn văn 7-10 dòng)
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm....