K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau và cho biết đặc điểm hình thức của nó: a. Tôi hỏi cho có chuyện: Thế nó cho bắt à? (Nam Cao) b. – Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu? (Nguyên Hồng) c. Anh có biết con anh là một thiên tài hội họa không? (Tạ Duy Anh) Câu 2: Phân biệt sự khác nhau trong hai...
Đọc tiếp
Câu 1: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau và cho biết đặc điểm hình thức của nó: a. Tôi hỏi cho có chuyện: Thế nó cho bắt à? (Nam Cao) b. – Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu? (Nguyên Hồng) c. Anh có biết con anh là một thiên tài hội họa không? (Tạ Duy Anh) Câu 2: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn in đậm sau: a. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? b. Con đã nhận ra con chưa? (- Mẹ vẫn hồi hộp) (Tạ Duy Anh) Câu 3: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau và cho biết câu nghi vấn dùng để làm gì? a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được! (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ ) b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết làm sao nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại lấy tiền của người ta. (Nam Cao, Lão Hạc) Câu 4: Tìm câu cầu khiến trong các câu sau và cho biết đặc điểm của nó: a. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa! (Cây bút thần) b. Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân (Sự tích Hồ Gươm) c. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: - Mẹ ra mời sứ giả vào đây. d. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc nghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần: - Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. Câu 5: Đặt các câu cầu khiến với các trường hợp cụ thể sau: - Nói với bác hang xóm cho mượn cái thang. - Nói với mẹ xin ít tiền mua sách. - Nói với bạn để mượn quyển vở.
1
27 tháng 2 2020

1. Câu nghi vấn là:

a. Thế nó cho bắt à?

b. Sao lại không vào?

Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu?

c. Anh có biết con anh là một thiên tài hội họa không?

=> Đặc điểm hình thức:

- Kết thúc câu bằng dấu ?

- Câu có chứa các từ "à, không,..."

2. a. Con có nhận ra con không? -> dùng để hỏi.

b. Con đã nhận ra con chưa? -> Cần sự khẳng định, chắc chăn/

3. a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? -> Khẳng định.

b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ làm sao nữa? -> Bộc lộ cảm xúc.

4. Câu cầu khiến là:

a. Đừng cho gió thổi nữa!

b. Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân.

c. Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

d. Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.

-> Kết thúc bằng dấu !, có từ "xin".

5. a. Bác ơi bác cho cháu mượn cái thang với ạ!

- Mẹ ơi mẹ cho con xin tiền mua sách nhé!

- Cậu cho tớ mượn quyển vở của cậu nhé!

23 tháng 1 2018

Đáp án

- Các câu nghi vấn:

a. Thế nó cho bắt à?

b. Sao lại không vào?

c. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?

d. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

- Dấu hiệu hình thức:

   + Cuối câu có dấu chấm hỏi.

   + Trong câu có các từ nghi vấn: à, sao, có...không, gì.

18 tháng 3 2018

Thế nó cho bắt à?

Sao lại không vào?

Còn nàng út đâu?

Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?

Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Dấu hiệu: Dấu chấm hỏi, từ nghi vấn: à, không, đâu, không, chăng

15 tháng 3 2022

a, Câu nghi vấn : Thế nó cho bắt à?

`-` Đặc điểm hình thức : có chữ "à", và dấu chấm "?" ở cuối câu.

b, Câu nghi vấn : Còn nàng Út đâu?

`-` Đặc điểm hình thức : có  dấu chấm "?" ở cuối câu.

c, Không có câu nghi vấn

d, Không có câu nghi vấn (tả cảnh)

15 tháng 3 2022

 ai làm đc câu nào thì hộ mình nha :))

Tìm các câu cầu khiến trong Vd sau và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu
cầu khiến đó?
a. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!
b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!
( Em bé thông minh)
c. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
3. Bài tập 3: Tìm các câu cảm thán trong VD sau và cho biết chúng dùng với chức năng gì?
a. Ha ha! Một lưỡi gươm!
b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
c. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc
thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Tội nghiệp thầy!
4. Bài tập 4: Đặt 3 câu trần thuật và cho biết chức năng của những câu vừa đặt dùng để làm
gì?

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống...
Đọc tiếp

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:

“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (10) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

- (11)Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (12)Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

(…)

(13) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- (14)Sao cô biết mợ con có con?...

1
15 tháng 9 2021

( 1 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 2 ) Câu trần thuật - hành động nêu ý kiến - cách gián tiếp
( 3 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 4 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 5 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 6 ) Câu nghi vấn - hành động hỏi - cách trực tiếp
( 7 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách gián tiếp
( 8 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 9 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 10 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 11 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 12 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 13 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 14 ) Câu nghi vấn - hành động hỏi - cách trực tiếp
 

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống...
Đọc tiếp

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:

“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (10) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

- (11)Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (12)Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

(…)

(13) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- (14)Sao cô biết mợ con có con?...

 

0

a, hành động hỏi 

b, hành đồng cầu khiến ( điều khiển )

c, hành động điều khiển

d, hành động bộc lộ cảm xúc

XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU CÂU VÀ MỤC ĐÍCH NÓI CỦA MỖI CÂU TRONG CÁC VÍ DỤ SAU:a) Thôi, các em đứng lên sắp hàng để vào lớp.b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.c ) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?e) Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha chof) – Bác trai đã khá rồi chứ ?                   g) Con trăn ấy là...
Đọc tiếp

XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU CÂU VÀ MỤC ĐÍCH NÓI CỦA MỖI CÂU TRONG CÁC VÍ DỤ SAU:

a) Thôi, các em đứng lên sắp hàng để vào lớp.

b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

c ) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

e) Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho

f) – Bác trai đã khá rồi chứ ?                   

g) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó tất không khỏi tội chết.

h) - Thôi, nhân lúc trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi..

i) – Khốn nạn… ông  giáo ơi! Nó có biết gì đâu!                                           

k) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông  bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?     

1
7 tháng 8 2021

Chị viết tắt nhé, đêm rồi làm mau còn săn sale :D

a, Câu CK, dùng để yêu cầu

b, Câu PĐ, dùng để bác bỏ

c, Câu TT, dùng để thông báo

d, Câu NV, dùng để hỏi

e, Câu CK, dùng để đề nghị

f, Câu VN, dùng để hỏi

g, Câu TT, dùng để kể

h, Câu CK, dùng để yêu cầu

i, Câu TT, dùng để kể

k, Câu CK và câu NV, dùng để ra lệnh và hỏi

8 tháng 8 2021

:33

 

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏia) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(Nguyên...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

b)

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

1
2 tháng 3 2018

a, Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b, Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

3 tháng 11 2021

Một hôm cô gọi tôi đến bên cười hỏi tôi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi rằng tôi không muốn vào vì cuối năm thể nào mợ tôi cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt rằng tại sao lại không vào, còn nói nói mợ tôi phát tài lắm không như trước.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:          “Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:·         Thế nó cho bắt à?           Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..”  (Trích Ngữ...
Đọc tiếp

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

 

         “Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

·         Thế nó cho bắt à?

           Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..”  (Trích Ngữ văn 8 tập 1)

          a. Xác định từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình? Cho biết tác dụng của những từ ngữ này trong việc diễn tả tâm trạng lão Hạc.

          b. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

         c. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật lão Hạc trong đoạn văn đó em có sử dụng trợ từ, thán từ .

0