Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
a.Hai câu thơ có chỗ bị chép sai, hãy sửa lại và chú thích tên tác giả tác phẩm sau khi chép.
b.So sánh việc sử dụng từ ngữ trước và sau khi sửa lại trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật “ta”.
c. Nhân vật “ta” trong câu thơ là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào ? Qua nhân vật ta tác giả muốn gửi gắm điều gì?
a.Hai câu thơ có chỗ bị chép sai, hãy sửa lại và chú thích tên tác giả tác phẩm sau khi chép.
=>+ Sửa " ngậm " thành " gặm " ; " nỗi " thành " khối "
+ Tên tác giả tác phẩm: văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ
b.So sánh việc sử dụng từ ngữ trước và sau khi sửa lại trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật “ta”.
=> Việc sử dụng từ ngữ sau khi sửa mang ý nghĩa cổ, mạnh mẽ hơn, thể hiện, bộc lộ rõ tâm trạng tủi nhục, khát khao được thả về rừng của con hổ- nhân vật "ta"
c. Nhân vật “ta” trong câu thơ là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào ? Qua nhân vật ta tác giả muốn gửi gắm điều gì?
=> Nhân vật "ta" trong câu thơ là con hổ, đang bị nhốt trong vườn Bách Thú. Qua đó, thông qua hình ảnh của con hổ cùng với nỗi tủi nhục, bị mất đi tự do, Thế Lữ muốn bọn thực dân xâm lược hãy dừng cuộc chiến tranh phi nghĩa này lại, hãy trả lại sự tự do, bình yên, hạnh phúc cho dân tộc Việt