Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trình tự sắp xếp các sự việc trong truyện hoàn toàn hợp lí vì: Ban đầu đó là việc đối chất với vị quan, rồi giải được câu đố của vua (được vua công nhận tài năng) và giải câu đố của sứ thần nước ngoài.
=> Nếu ngược lại hoặc đảo lộn một sự việc nào đó sẽ gây sự xáo trộn, mơ hồ, khó hiểu.
Bài 1: Em có đồng ý với cách sắp xếp ấy vì cách sắp xếp ấy theo đúng trình tự của văn tự sự:có trước,có sau
Tham khảo!
Tóm tắt
Tên truyện | Tóm tắt truyện | Chủ đề truyện |
Sọ Dừa | Ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị |
Em bé thông minh | Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, trên đường đi, viên quan phát hiện ra tài năng của một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh đã báo cho nhà vua. Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần, giúp đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính. | Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. |
Non-bu và Heng-bu | Ngày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam, xấu tính nên giành hết tài sản. Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng, chẳng nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng, thường giúp đỡ những người nghèo khổ. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có. Người anh thấy vậy, cũng đã làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị |
Câu 1: Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
Dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Hình thức này có tác dụng là:
- Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.
- Tạo tình huống để cốt truyện phát triển.
- Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc, người nghe.
Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
* Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:
- Lần 1: trả lời câu hỏi của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?”.
- Lần 2: giải được câu đố của vua đối với dân làng: 3 thúng gạo nếp với 3 con trâu đực phải nuôi làm sao cho ba con trâu đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.
- Lần 3: Cũng là thử thách của vua: một con chim sẻ làm được ba mâm cỗ thức ăn.
- Lần 4: câu đố của sứ thần nước ngoài: xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.
* Sự thử thách càng ngày càng khó vì:
- Xét về người đố: lúc đầu chỉ là một viên quan – hai lần nhà vua đố - sứ thần nước ngoài.
- Tính chất câu đố: ngày một oái oăm và khó hơn.
Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
* Trong mỗi lần thử thách, em bé đều rất thông minh và em bé đã dùng những cách sau để giải đố:
- Lần 1: em bé đã đố lại viên quan.
- Lần 2: em bé để vua tự nói ra sự phi lí của mình.
- Lần 3: cũng bằng cách đố lại “mang cái kim về rèn thành một con dao xẻ thịt chim”.
- Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian (hát bài đồng dao).
* Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:
- Lần 1: đẩy thế bí về phía viên quan, lấy “gậy ông đập lưng ông”.
- Lần 2: làm cho người ra câu đố tự thấy vô lý.
- Lần 3: những lời giải đố của em bé thường không dựa vào sách vở, dựa vào kinh nghiệm đời sống và trí thông minh của em bé.
- Lần 4: em bé giải đố bằng một bài đồng dao.
Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh”:
- Truyện đề cao trí thông minh dân gian.
- Nhân dân muốn khẳng định khả năng của người lao động, khẳng định khả năng và trí khôn dân gian luôn có ích và luôn được vận dụng vào thực tế.
- Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, mua vui cho người đọc, người nghe.
TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Tại vì Em bé thông minh kể về nhân vật thông minh .Giải:Truyện cổ tích là truyện kể về các nhân vật như: (Sọ dừa là nhân vật xấu xí; Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh;...)em bé thông minh cũng là một kiểu nhân vật nên trong số đó nên cũng được coi là truyện cổ tích.
~ Hok tốt ~
Tại vì Em bé thông minh kể về nhân vật thông minh .Giải:Truyện cổ tích là truyện kể về các nhân vật như: (Sọ dừa là nhân vật xấu xí; Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh;...)em bé thông minh cũng là một kiểu nhân vật nên trong số đó nên cũng được coi là truyện cổ tích.
Câu 2:
- Ăn no ấm bụng: nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể
- Bạn ấy rất tốt bung: nghĩa chuyển, tượng trưng cho tấm lòng của bạn ấy
- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc: nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể
Nhà vua muốn tìm người tài giúp nước liền sai viên quan đi khắp nơi tìm kiếm. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Một lần, viên qua đi qua cánh đồng, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Đứa con trai đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe vậy thì thấy được đây là người tài, liền về tâu với vua. Nhà vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé bảo thưa với cha bảo dân làng giết trâu ăn thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu khóc lóc om sòm. Vua cho người gọi vào hỏi rõ sự tình. Cậu mới bảo rằng cha không chịu đẻ em bé cho mình có bạn. Nhà vua bật cười nói rằng muốn có em bé thì phải lấy vợ khác cho cha. Cậu bé hỏi lại vua vậy vì sao lại bắt làng nuôi trâu đực đẻ con. Đến đây thì vua mới chịu thằng bé là thông minh, ban thưởng hậu hĩnh cho hai cha con. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, cậu bé được phong làm trạng nguyên.
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài. Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu. Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.