K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2020

Câu 1: Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Hình thức này có tác dụng là:

- Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.

- Tạo tình huống để cốt truyện phát triển.

- Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc, người nghe.

Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

* Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

- Lần 1: trả lời câu hỏi của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?”.

- Lần 2: giải được câu đố của vua đối với dân làng: 3 thúng gạo nếp với 3 con trâu đực phải nuôi làm sao cho ba con trâu đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

- Lần 3: Cũng là thử thách của vua: một con chim sẻ làm được ba mâm cỗ thức ăn.

- Lần 4: câu đố của sứ thần nước ngoài: xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

* Sự thử thách càng ngày càng khó vì:

- Xét về người đố: lúc đầu chỉ là một viên quan – hai lần nhà vua đố - sứ thần nước ngoài.

- Tính chất câu đố: ngày một oái oăm và khó hơn.

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

* Trong mỗi lần thử thách, em bé đều rất thông minh và em bé đã dùng những cách sau để giải đố:

- Lần 1: em bé đã đố lại viên quan.

- Lần 2: em bé để vua tự nói ra sự phi lí của mình.

- Lần 3: cũng bằng cách đố lại “mang cái kim về rèn thành một con dao xẻ thịt chim”.

- Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian (hát bài đồng dao).

* Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

- Lần 1: đẩy thế bí về phía viên quan, lấy “gậy ông đập lưng ông”.

- Lần 2: làm cho người ra câu đố tự thấy vô lý.

- Lần 3: những lời giải đố của em bé thường không dựa vào sách vở, dựa vào kinh nghiệm đời sống và trí thông minh của em bé.

- Lần 4: em bé giải đố bằng một bài đồng dao.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh”:

- Truyện đề cao trí thông minh dân gian.

- Nhân dân muốn khẳng định khả năng của người lao động, khẳng định khả năng và trí khôn dân gian luôn có ích và luôn được vận dụng vào thực tế.

- Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, mua vui cho người đọc, người nghe.

TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

21 tháng 10 2020

Mình cảm ơn bạn rất nhìu nhưng lời thoại nha

4 tháng 12 2019

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.Chúc you học tốt

4 tháng 12 2019

Cảm ơn bạn nha mặc dù mình biết bạn chép trên " Học 24.vn " ahihi !

12 tháng 10 2018

Bài 1: Em có đồng ý với cách sắp xếp ấy vì cách sắp xếp ấy theo đúng trình tự của văn tự sự:có trước,có sau

8 tháng 10 2019

Về ý nghĩa:

  • Cần đề cao sự thông minh, trí khôn trong cuộc sống
  • Ước mơ của người lao động trở thành một người tài giỏi để giúp nước

Về cách đọc truyện cổ tích:

  • Đọc diễn cảm, cần xác định và nêu được tình huống truyện, thể hiện được giọng kể và giọng đối thoại đặc sắc giữa cậu bé và người ra câu đố...

Tham khảo tại :

https://tech12h.com/de-bai/tu-cau-chuyen-em-be-thong-minh-em-rut-ra-duoc-nhung-bai-hoc-gi.html

Hok tốt ~

15 tháng 1 2022

Cốt truyện   hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.

-Một nhân vật (đôi khi được gọi  một nhân vật hư cấu)  một người hoặc đối tượng trong một câu chuyện kể (như tiểu thuyết, vở kịch, phim truyền hình, phim hoặc trò chơi video). Nhân vật có thể  hoàn toàn hư cấu hoặc dựa trên một người thực, trong trường hợp đó có thể phân biệt một nhân vật "hư cấu" so với "thực".

Người kể chuyện   một thuật ngữ công cụ của tự sự học. Trước đây khái niệm này hầu như bị bỏ qua, người ta chỉ nghiên cứu nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện, các biện pháp tu từ… vv, người kể chuyện trong văn bản biến mất, gần như vô hình hoặc bị đồng nhất với tác giả. ( hỏi sâu sa nghĩa là ngôi thứ 3 học là tác giả kiểu  í)

-lời của người kể chuyện vì phần lời ấy dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,...(theo mik thì mik nghĩ thế )

Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người. 

Học tốt nhen :)

 

15 tháng 1 2022

Tham khảo đâu bạn

6 tháng 10 2018

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

~ Hơi dài tí nha nhưng mik lỡ gòi ~

6 tháng 10 2018

 Có rất nhiều nhân vật hài hước,tài năng mang lại những ý nghĩa thật hay cho câu truyện.Nhưng nếu hỏi em nhân vật nào khiến em ấn tượng không thôi,thì em sẽ trả lời ngay là nhân vật em bé trong truyện "Em bé thông minh".Em bé ấy tuy nhỏ nhưng rất thông minh,nhanh nhảu và cực kì vui tính.Chỉ thế thôi nhưng các tính cách của của cậu bé đã mang lại rất nhiều tiếng cười trong trẻo cho độc giả.Các cách giải đố của cậu rất hay làm cho nhiều người phải bàng hoàng ngỡ ngàng trong đó một cách giải đố câu hỏi phi lý của nhà vua là hay nhất.Cậu đã dùng cách đẩy thế bí về người ra câu đố,lấy gậy ông đập lưng ông.Đúng là cách giải  đố  hay.Cậu thật xứng với tên truyện.Một nhân vật khá đặc biệt.

14 tháng 12 2017

Chị chỉ biết nhiêu đó thôi

Chúng tôi là những đồ dùng của cậu chủ hằng ngày cậu ấy mang chúng tôi bên mình nhưng chúng tôi ai cũng có một nỗi buồn phiền từ cậu chủ.Áo trắng là bạn của cậu ấy ,được khoát lên vai vào mỗi ngày tới trường hằng ngày lấm lem bùn đất từ trường cho tới khi về nhà dẫu là vậy nhưng áo trắng cứ suốt ngày than kêu :'Cậu ơi , cậu để tôi một mình trơ trụi ngày trên sàn nhà'rồi tới cả quần dài em của áo trắng cũng than kêu'Mong sao cho cậu tìm thấy tôi nhanh để kịp đến trường'rồi tới cả cậu dép cậu luôn bực mình vì nghĩ rằng cậu chủ tôi quá buồn phiền. Ngày sáng sớm tinh mơ Áo trắng ,Quần dài và cả cậu dép liền lên tiếng khi cậu chủ đi tìm :'Than ôi mỗi ngày cậu vứt bỏ chúng tôi một mình ,tôi đây và các cháu cứ phải chậm trễ vì công việc , cậu phải hiểu rằng chúng tôi luôn sát cánh mỗi lần cậu tới trường nay chúng tôi lên tiếng để cậu hieur được 'cậu chủ tôi hẳn mấy ngày nay dậy sớm vì đã có cô báo thức