Gấp nhaaa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta có \(a^n-a^{n-4}=a^{n-4}\left(a^4-1\right)=N\)
Ta thấy vì \(a^{n-4}\) và \(a^4-1\) không cùng tính chẵn lẻ nên \(N⋮2\)
Mặt khác, ta thấy nếu \(a⋮3\) thì hiển nhiên \(N⋮3\). Nếu \(a⋮̸3\) thì \(a^2\) chia 3 dư 1 (tính chất số chính phương), dẫn tới \(a^4=\left(a^2\right)^2\) chỉ có thể chia 3 dư 1 hay \(a^4-1⋮3\) với mọi \(a⋮̸3\). Vậy \(N⋮3\)
Ta cần chứng minh \(N⋮5\).
Dễ thấy điều này đúng nếu \(a⋮5\)
Với \(a⋮̸5\), khi đó \(a^2\) chia 5 dư 1 hoặc 4 (tính chất của số chính phương), suy ra \(a^4=\left(a^2\right)^2\) chia 5 chỉ có thể dư 1 (cũng là tính chất của số chính phương). Dẫn đến \(a^4-1⋮5\) với mọi \(a⋮̸5\). Vậy \(N⋮5\).
Do đó \(N⋮2.3.5=30\) (đpcm)
Bài 2:
Trong 1 giờ, người thứ nhất làm được 1/5(công việc)
Trong 1 giờ, người thứ hai làm được 1/8(công việc)
Nếu làm chung thì mỗi giờ hai người làm được:
1/5+1/8=13/40(công việc)
`\text{- " Buổi đầu, không có một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí "}`
`\text{- Từ " Gậy tre, chông tre..." đến "anh hùng chiến đấu" }`
\(n_{CaO}=\dfrac{8,4}{56}=0,15mol\)
\(m_{H_2O}=\dfrac{1,8}{18}=0,1mol\)
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
0,15 > 0,1 ( mol )
0,1 0,1 ( mol )
\(m_{Ca\left(OH\right)_2}=0,1.74=7,4g\)
\(n_{CaO}=\dfrac{8,4}{56}=0,15\left(mol\right)\)
\(n_{H2O}=\dfrac{1,8}{18}=0,1\left(mol\right)\)
\(pthh:CaO+H_2O->Ca\left(OH\right)_2\)
LTL : \(\dfrac{0,15}{1}>\dfrac{0,1}{1}\)
=> CaO dư , H2O hết
\(theopthh:n_{Ca\left(OH\right)_2}=n_{H_2O}=0,1\left(mol\right)\)
=>m= \(m_{Ca\left(OH\right)_2}=0,1.74=7,4\left(G\right)\)
Đồng nghĩa:
1. Ăn cây nào, rào cây ấy.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng .
3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
4. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông.
5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước sông nầy nhớ suối từ đâu.
6. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun xới (tưới) cho mầy ngồi (được) ăn.
7. Ta đừng phụ nghĩa vong ân
Uống nơi nước lã nhớ chừng nguồn kia.
8. Đường đi cách bến cách sông
Muốn qua giòng nước, nhờ ông lái đò!
9. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng.
10. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
Trái nghĩa:
1. Qua cầu rút ván.
2. Ăn cháo đá bát.
Tham khảo :
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.