K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

Huyện Sóc Sơn nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 25 km về phía bắc, có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận:

  • Phía đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (với ranh giới tự nhiên là sông Cầu) và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía tây giáp huyện Mê Linh (với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ) và thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía nam giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ
  • Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Dân số năm 2009 là 282.536 người. 3,2% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Địa bàn huyện Sóc Sơn nằm trong khoảng tọa độ từ 21°10'45''B (trên sông Cà Lồ (thuộc thôn Yên Phú, xã Xuân Thu) đến 21°23'10''B ở ngòi nước Cầu Trên (thuộc thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn) và từ 105°43'20"Đ trên sông Cà Lồ gần cánh đồng Lò (xã Tân Dân) đến 105°56'15''Đ trên sông Cầu (thuộc thôn Đông Đoài, xã Việt Long).[4]

13 tháng 10 2021

Huyện Sóc Sơn nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 25 km về phía bắc, có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận:

  • Phía đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (với ranh giới tự nhiên là sông Cầu) và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía tây giáp huyện Mê Linh (với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ) và thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía nam giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ
  • Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Dân số năm 2009 là 282.536 người. 3,2% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Địa bàn huyện Sóc Sơn nằm trong khoảng tọa độ từ 21°10'45''B (trên sông Cà Lồ (thuộc thôn Yên Phú, xã Xuân Thu) đến 21°23'10''B ở ngòi nước Cầu Trên (thuộc thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn) và từ 105°43'20"Đ trên sông Cà Lồ gần cánh đồng Lò (xã Tân Dân) đến 105°56'15''Đ trên sông Cầu (thuộc thôn Đông Đoài, xã Việt Long).[4]

Đặc điểm tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình có tính phân bậc khá rõ nét và thay đổi theo hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có 3 loại địa hình chính: đồi núi, gò đồi thấp và đồng bằng.

-Địa hình đồi núi: Đây là đầu nút phía Đông Nam của dãy Tam Đảo có độ cao tuyệt đối từ 50-462m. Vùng này chiếm diện tích khoảng 104km2, phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc và Tây Bắc của huyện.

-Địa hình gò đồi thấp: Có độ cao tuyệt đối từ 20-50m. Đây là vùng chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng nên phát triển mở rộng về các xã phía Bắc và Tây Bắc huyện. Đây là dạng địa hình chủ yếu, chiếm 86,2%tổng số vùng với diện tích khoảng 264,203km2.

-Vùng đồng bằng: Độ cao tuyệt đối từ 6-20m. Đồng bằng phẳng, có xu hướng thấp dần về phía Nam, phân bố chủ yếu ở các xã ven sông Cầu và sông Cà Lồ.[4]

Thủy văn[sửa | sửa mã nguồn]

-Bề mặt của Sóc Sơn được bao phủ bởi 3 con sông. Sông Công ở phía Bắc, sông Cà Lồ ở phía Nam và sông Cầu ở phía Đông Bắc. Ngoài ra, trên địa bàn quận huyện còn có nhiều hồ, đầm nhỏ. Trong đó, quan trọng nhất với đời sống và sinh hoạt của người dân là sông Cà Lồ.

Sông Cà Lồ[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Cà Lồ hay cò được gọi là sông Bình Lỗ, là phụ lưu cấp I, thứ lưu 24 của sông Cầu, bắt nguồn từ phía Tây Nam dãy Tam Đảo ở độ cao 1268m, chảy theo hướng Đông Nam và nhạp vào sông Cầu tại Ngã Ba Xà, thuộc thôn Lương Phúc (Việt Long, Sóc Sơn), cách cửa sông Cầu tại Phả Lại khoảng 64km. Tổng diện tích lưu vực là 881km2. Chiều dài dòng chính của sông là 89km, đoạn chảy qua Sóc Sơn có chiều dài 28km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Sóc Sơn với huyện Đông Anh, Mê Linh (Hà Nội) và huyện Yên Phúc (Bắc Ninh).

Sông Cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam .

Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.

Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Boóc(cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây nam-đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua lòng thành phố. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác (nơi giáp ranh giữa Đồng Phúc, Đức Long và Phả Lại) để tạo thành sông Thái Bình.Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02.[5]

Sông Công[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Sông Công

Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thành phố Sông Công, qua thị xã Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (thị xã Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thành phố Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào thị xã Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (thị xã Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa).

Sông này dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm thị trấn Xuân Hòa và 29 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Cao Minh, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Phúc Thắng, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội.[6] Hiện nay, Sóc Sơn là một trong 30 quận, huyện của thủ đô Hà Nội.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chuyển thị trấn Xuân Hòa và 4 xã Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng về huyện Mê Linh quản lý (nay 5 đơn vị hành chính này thuộc thành phố Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc).[7]. Huyện Sóc Sơn còn lại 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.

Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Sóc Sơn, gồm 54 ha diện tích tự nhiên với 335 người của xã Phù Linh và 26 ha diện tích tự nhiên với 284 người của xã Tiên Dược.[8] Như vậy, huyện Sóc Sơn có 1 thị trấn và 25 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Trong lịch sử phong kiến, vùng đất Sóc Sơn ngày nay xưa là khu vực nằm giữa 2 cố đô xưa Phong Châu và Cổ Loa thuộc cương vực Hà Nội thời tiền Thăng Long, nổi tiếng bởi sự tích Thánh Gióng về trời tại núi Sóc. Sau thời kỳ bắc thuộc đến thời kỳ các triều đại phong kiến tự chủ Việt Nam, khu vực này 1 phần thuộc trấn, phủ Thái Nguyên. Đến thời Pháp thuộc, vùng đất này lại thuộc tỉnh Phù Lỗ, bao gồm cả Vĩnh Phúc ngày nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Sóc Sơn có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Sóc Sơn (huyện lỵ) và 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.

13 tháng 10 2021

tuấn ơi sao tớ ko có

28 tháng 8 2016

Đền Gióng còn gọi là đền Sóc thờ Thánh Gióng, tức Phù Đổng Thiên Vương được dựng trên núi Vệ Linh, Sóc Sơn, xưa thuộc địa phận hương Bình Lỗ, nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn – ngoại thành Hà Nội. Phía bắc đền Gióng là các xã Nam Sơn, Hồng Kỳ. Phía nam là xã Tiên Dược và huyện lỵ Sóc Sơn. Phía tây có sân bay quốc tế Nội Bài. Phía đông giáp xã Tân Minh và quốc lộ số 3.

Tục truyền núi Sóc Sơn là cái rốn tích tụ lại mọi linh khí của hệ thống núi Tam Đảo. Hệ Tam Đảo có khoảng 99 ngọn núi, xếp thành 3 đỉnh lớn nổi lên như 3 hòn đảo nên được gọi là núi Tam Đảo. Đỉnh giữa của núi Tam Đảo là đỉnh Thạch Bàn cao 1388 m, bên trên có tảng đá Chợ Tiên, bên dưới có các thác chảy thành Thác Bạc quanh co. Còn hai đỉnh nữa là đỉnh Phù Nghĩa và đỉnh Thiên Thị cũng đều cao xấp xỉ 1400 m. Núi Tam đảo có chỗ cao tận mây trời, rồi chạy dài như bức tường thành theo hướng tây bắc – đông nam, đến cuối dãy thì hạ thấp xuống còn khoảng 600 m chỗ Đèo Nhe và hạ thấp 300 m chỗ Kẽm Dõm rồi lặn dần và hoà vào đồng bằng vùng huyện Sóc Sơn.

 

 Căn cứ vào tấm bia đá ghi sự tích ở đền thì sau khi đánh thắng giặc Ân, vua Hùng sai dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng. Vua phong sắc ghi hiệu thần là Đổng Thiên Vương. Ngôi đền được dựng vào nơi có vết chân ngựa sắt, tức là ngôi đền Thượng ngày nay. Cũng theo văn bia, Đền Thượng là ngôi đền thờ Thánh Gióng đầu tiên, dựng trên ngọn núi Ninh Sóc thuộc sơn phận làng Vệ Linh. Tiếp đó dân lại dựng thêm ngôi đền nữa gọi là đền Mã, đó là nơi xưa có cây đa tục truyền Thánh Gióng đã cởi áo sắt khoác vào đó. Ngôi đền này đến nay đã bị giặc phá mất tích.

 

Đến thế kỷ 10 có vị cao tăng là Ngô Chân Lưu được nhân dân cả nước biết tiếng, lại được vua Lê Đại Hành coi như tâm phúc. Sư quê ở làng Cát Lị, quận Thường Lạc, tức làng Hương Gia, thuộc tổng Ninh Bắc, huyện Kim Anh thời Nguyễn. Sư hành đạo ở chùa Khai Quốc, mỗi lần về quê Cát Lị thường sang làng Vệ Linh thăm bạn, ngoạn cảnh muốn dựng am thờ Phật trên núi Sóc. Theo ý sư, dân làng đã tạc tượng thần, sửa sang lại ngôi đền chính là đền Thượng. Bên cạnh đền lại dựng chùa Đại Bi và am cho Khuông Việt trụ trì. Có lẽ đây là lần trùng tu đầu tiên ngôi đền Thượng thờ Thánh Gióng. Đến năm Canh Thìn (980) trong cuộc kháng chiến chống Tống, để cô kết thêm lòng dân vua Lê Đại Hành đã sai Khuông Việt thiền sư tới núi Vệ Linh cầu đảo Thánh Gióng giúp vua đánh giặc. Sau khi thắng trận trở về vua Lê có ghé thăm dân làng, đổi tên làng Vệ Linh làm hương Bình Lỗ, tế tạ thần và phong thêm hiệu thần là Sóc Sơn Đổng Thiên Vương, Đà Giang hiển thánh, phù thánh giá đại vương, thượng đẳng sơn thần. (Nghĩa là: Ông Đổng Thiên Vương là thần thiêng ở núi Sóc, đã có phép thánh hiện hình lên ở Đà Giang Dịch giúp xa giá vua Lê đốc thúc quân sĩ đánh giặc, được phong thêm tước hiệu đại vương, bậc thượng đẳng thần). Như vậy duệ hiệu Thánh Gióng đến thời Lê Đại Hành đã được gia phong thêm nhiều mỹ tự, dài tới 18 chữ. Bởi vậy trên trán pho tượng đồng phải viết tắt ba chữ Thánh – Thần – Vương cho vừa khung trán và dễ làm khuôn đúc.

Đến thời vua Lý Nhân Tông, thần lại giúp thắng Tống lần thứ hai. Vua Lý gia phong thêm 2 chữ Xung Thiên và duệ hiệu thần có đến 20 chữ.

Theo tài liệu địa phương và lời kể của các cụ già thì đền đã được trùng tu qua mười ba lần, các lần trùng tu lớn nhất, quy mô nhất, khang trang nhất là lần trùng tu năm Canh Thân (1920), năm Thân Dậu (1921) và năm 1992. Cũng từ đợt trùng tu này đền mới có thêm công trình Nhà bia cứa khối văn bia tám mặt. Nhà hành lễ và tiếp khách từ xưa đã có nhưng sơ sài thì nay đã khang trang hơn.

QUANG CẢNH ĐỀN SÓC

Trên đỉnh Sóc Sơn có vết chân to của ông Đùng, giẫm lõm đá, sâu hơn tấc, có dấu vết chân ngựa sắt của Thánh Gióng khi ngài cởi áo giáp sắt để bay lên Trời. Huyền tích, di tích vẫn còn. Đền miếu đã bao lần tu tạo, đến nay vẫn quanh năm hương khói.

Trước đền có núi Độc Tôn, núi Đại Thính, núi Hòn Ngọc và có các con suối, các cụ thường gọi là Suối Xe. Bên phải đền có núi Vây Rồng, bên trái đền có núi Đá Đen. Phía sau đền là núi Thanh Lãm.

Khu di tích đền miếu Sóc Sơn gồm có 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình có một giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật riêng biệt. Đó là: Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Trình (Đền Hạ), Chùa Đại Bi, Chùa Non và khu nhà bia (nơi có lăng bia đá 8 mặt). Quần thể di tích này trải từ chân núi lên đỉnh núi Vệ Linh, nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trước khi lên thăm các di tích trên ngọn núi này, du khách hãy ghé thăm các di tích nằm ở khu vực chân núi gồm : đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng được bố trí rất gần nhau. Tâm điểm của tập hợp các di tích này là đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, bên ngoài ngôi đền gồm năm gian hai trái, bên trong là hậu cung. Cách bài trí trong đền, cách sắp xếp đồ thờ, khí tự … tạo ra sự linh thiêng của nơi thờ cúng thần linh. Ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.

Di tích đền Thượng có nhiều tình tiết phức tạp và có niên đại xưa nhất. Theo tục truyền nơi đó vào buổi bình minh của lịch sử người Việt cổ đã tôn thờ một tảng đá có vết chân người cực to gọi là ông Đùng. Trong tiếng Việt cổ thì Đùng là to, là lớn. Từ hòn đá thời ban đầu xuất hiện một ngôi miếu nhỏ, rồi đến lớn. Đó là quá trình Thánh Gióng với sự tích phá giặc Ân kỳ vỹ được đồng nhất với ông Đùng có sức bạt núi, lấp sông, dẹp tắt bão, ngăn sóng biển.

Đền Hạ thờ sơn thần thổ địa (các vị thần cai quản núi Sóc). Bên phải đền lùi về phía sau, trên lưng chừng núi có tấm bia 8 mặt kể chuyện Thánh Gióng có niên đại Dương Đức thứ nhất (1672).

Đền Mẫu thờ bà mẹ sinh ra Thánh Gióng. Còn một ngôi chùa có tên là Đại Bi, vị thiền sư nổi tiếng đời Đinh – Lê là Khuông Việt đã tu tại đây. Đền Mẫu và chùa Đại Bi mới được tu sửa lại năm 1999.

Rời đền Thượng và các di tích ở phía dưới chân núi, những bậc thang phủ đầy rêu phong sẽ đưa chân du khách lên đến chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự) nằm ở độ cao hơn 110m so với chân núi. Ở độ cao ấy không gian của chùa trở nên khoáng đạt xua tan đi biết bao mệt mỏi sau một quãng đường leo núi. Du khách như muốn hít căng tràn lồng ngực bầu không khí trong lành, tinh khiết ấy, đắm mình vào tiếng chuông chùa ngân vang, trầm lắng và cái hư ảo, huyền thoại của không gian đầy khói sương. Ngôi chùa này còn là nơi toạ lạc của pho tượng Phật tổ Như Laibằng đồng đúc liền khối lớn nhất tại Việt Nam. Tượng nặng 30 tấn, cao 6,50m. Nếu tính cả chân bệ đá thì chiều cao lên đến hơn 8 m được khởi công từ ngày Mồng 8 tháng Tư năm Tân Tỵ (2001) để đến ngày Mồng 8 tháng Tám năm Nhâm Ngọ được rước từ cơ sở đúc đồng huyện Ý Yên – Nam Định về Sóc Sơn, an tọa tại chùa Non Nước. Tượng đúc đồng liền khối nặng hàng chục tấn đòi hỏi kỹ thuật rất cao.

Rời chùa Non Nước, du khách tiếp tục leo lên những bậc đá để lên tận đỉnh của ngọn núi Vệ Linh cao chót vót là dấu tích nơi Thánh Gióng ngồi nghỉ, cởi áo giáp sắt, ngắm nhìn non sông đất nước lần cuối rồi từ từ bay về trời. Bài ca Hội Gióng có câu:

Nhớ xưa thứ sáu đời Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Gươm thần, ngựa sắt ra oai trận liền
Giặc Ân khi đã dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời.

Đứng ở đây du khách sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp về hình thế địa lý, vẻ đẹp thiên nhiên của ngọn núi có rất nhiều thông và cây cổ thụ trong khu vực thắng cảnh. Đây cũng chính là nơi đặt tượng đài Thánh Gióng với tư thế Thánh Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Tượng cao 9,9m, rộng 13,5m trọng lượng hơn 60 tấn, được đúc bằng đồng mô tả hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời từ trên đỉnh núi. Giáo hội Phật giáo Việt nam tổ chức làm lễ khánh thành tượng đài vào tháng 10 năm 2010 đúng dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đứng ở đây nhìn ra xa ngút tầm mắt là một khoảng không gian bao la với bát ngát ruộng đồng, rừng cây xanh mướt. Và quan trọng hơn là du khách đã vượt qua một quãng đường leo núi thật là dài và gian nan để được hiểu thêm, cảm nhận sâu hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc.

Trên đường xuống núi du khách có thể dừng chân ghé thăm Học viện Phật giáo Việt Nam với các khu quảng trường, tượng đài, đại giảng đường, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, ký túc xá, sân vận động… Du khách có thể dừng chân vào thăm Thiền viện, xin gặp các vị Thiền sư, Hòa thượng thỉnh giáo triết lý của đạo Phật mà tỏ ngộ, giải thoát được những vướng bận của đời thường.

Trong các công trình có tại đền miếu Sóc Sơn có nhiều tài liệu ghi bằng chữ Hán quý giá. Ví dụ ở đền còn văn bia và câu đối ca ngợi thần đã giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống. Hoặc ở đền Thượng có câu đối của Đại thi hào Nguyễn Du như sau:

Thiên giáng Thánh nhân bình Bắc lỗ
Địa lưu thần tích trấn Nam bang

Tạm dịch:

Trời sinh người Thánh trừ giặc Bắc
Đất giữ chuyện Thần trấn nước Nam.

Hay câu đối của Cao Bá Quát:

Phá tan đãn hiền tam tuế vãn
Đằng không do hận cửu thiên đê

Nghĩa là:

Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn
Lên mây tầng chín giận chưa cao.

Khu di tích đền Sóc được nhà nước xếp hạng khu di tích lịch sử văn hoá vào năm 1962, được xây dựng từ thời Tiền Lê (năm 980), đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên được kiểu dáng kiến trúc, quy mô và vị trí của các công trình. Trong thế kỷ XX, mặc dù đã phải trải qua hai cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ác liệt nhưng hầu như các di tích trong khu vực không bi ảnh hưởng. Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam, được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay do sự phân cấp quản lý, tu tạo khá cụ thể và hiệu quả, quần thể di tích thực sự là một điểm đến đầy hấp dẫn đối với du khách xa gần khi đến thăm nơi ra đời những huyền thoại tuyệt đẹp về con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

cảm ơn bạn chân thànhhiuhiu

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *

Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *

Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng cũng như tâm trạng của tác giả thể hiện trong khổ thơ. Qua đó em có nhận xét gì về tâm hồn của thi sĩ? *

Câu 5: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? *

Câu 6: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 4 câu thơ cuối bài? *

Câu 7: Tiếng chim tu hú trong câu đầu và câu cuối có gì khác nhau? *

1
8 tháng 2 2022

Chia nhỏ câu hỏi ra để người đọc giúp bạn trả lời nhé !!!!

8 tháng 2 2022

anh ơi , em hỏi cái:") . Có một bài của bạn này em trả lời nó đâu rồi ạ? Anh xóa à?

8 tháng 2 2022

Câu 1: Tố Hữu

`-` Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)

`-` Quê : Thừa Thiên `-` Huế

`-` Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

`-` Đời cách mạng thống nhất với đời thơ

`-` Phong cách thơ : chất trữ tình, chính trị sâu sắc.

* Các tác phẩm chính :

`-` Từ ấy (tác phẩm và lời hình )

`-` Việt Bắc

2, 

`-` Hoàn cảnh ra đời : Tháng 7/1939 , khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao thừa phủ ( Huế )

`-` Xuất xứ : 

`+` In trong tập thơ "Từ ấy" (phần 2)

`-` Thể thơ : lục bát

`-` Bố cục :

`+` Phần 1 : 6 câu thơ đầu : cảnh đất trời vào hè

`+` Phần 2 : 4 câu thơ cuối : tâm trạng người tù.

Câu 3 : 

 Nhan đề : KHI CON TU HÚ

`-` Độc đáo, gợi nhiều liên tưởng

`+` Về cấu trúc : chỉ là vế phụ của một câu trọn ý (trạng ngữ)

`+` Về ý nghĩa :

`*` Nhan đề mở, gợi mạch cảm toàn bài

`*` Tạo sự tò mò của độc giả

`-`  "Khi con tu hú" là bài thơ nói lên cảnh bí bách ngột ngạt khi bị giam cầm của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 4 : Các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu :

`-` Hình ảnh :lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, diều sáo.

`->` Tiêu biểu, sống động của mùa hè.

`-` Âm thanh : chim tu hú, tiếng ve, diều sáo

`->` vui tươi, tưng bừng, rộn ràng.

`-` Màu sắc : vàng, màu hồng, màu xanh

`->` Rực rỡ, hài hòa

`-` Hương vị : thơm (lúa bắp), ngọt (trái cây)

`->` Ngọt ngào.

`-` Không gian : diều sáo lộn nhào

`->` khoáng đạt, tự do

 

 

 

8 tháng 2 2022

đừng ai xóa câu này :(((

9 tháng 6 2018

Đoạn văn nói về hiện tượng lũ lụt bn tham khảo ha

                                           Bài làm

            

Lũ Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.Lũ Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao do  lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình, nhà cửa dọc theo sông. 

9 tháng 6 2018

đề 2 nhé ! 

Ta chính là Sơn Tinh thần núi Tản Viên! Ta có một người vợ tuyệt vời, nàng chính là công chúa Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng ấy không chỉ có nhan sắc trời ban mà còn công dung ngôn hạn. Để cưới được Mị Nương ta đã phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời cùng với Thủy Tinh là người cai quản vùng sông nước. Câu chuyện ấy đã lưu thành truyền thuyết và vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Cách đây đã rất lâu rồi, vào thời vua Hùng Vương thứ XVIII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na, dịu dàng hòa nhã. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Rất nhiều chàng trai từ khắp mọi vùng miền tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua Hùng lại chẳng vừa ý ai cả. Ta nghe danh ngưỡng mộ Mị Nương đã lâu, nay có cơ hội cưới được nàng liền chọn một ngày đẹp trời xuất thân xuống núi xin cầu hôn. Hôm đó, khi ta đến thì có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Ta có tài Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi, còn tài của của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Dân gian xưa vẫn đồn nhau bài thơ nói về sự xuất hiện của ta và Thủy Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán, 
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. 
Một thần phi bạch hổ trên cạn, 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 

Giữa hai ngươi đều có khí chất, lại có tài năng hô biết đặc biệt, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai làm rể bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và đưa ra quyết định sẽ chon người nào mang lễ vật đến sớm hơn sẽ được trở thành rể của vua hùng.  Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi. Ta và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Ta vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được những lễ vật trên không khó khăn với ta. Ta sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Còn Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật nư vậy  có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người  lên rừng xuống bể tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sáng ngày hôm sau, khi ánh mặt trời vừa hé những tia nắng đầu tiên ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật trước Thủy Tinh. Hùng Vương hài lòng và ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh là kẻ đến sau, chậm chân hơn ta.  Vì không lấy được vợ mà hắn tức giận sai quân binh tôm tướng cá đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương.

Ta cũng không thể để vợ mình rơi và tay kẻ khác như vậy được, cuối cùng trận đấu giữa ta và hắn rất ác liệt. Hắn trổ tài dùng pháp thuật của mình hô mưa, gọi gió, giông bão rung chuyển đất trời, nước từ biển tràn vào dâng cao mãi tràn ngập nhà cửa, ruộng nương. Nước ngùn ngụt đến lưng đồi, cuốn quanh sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ ngập trong một biển nước. Người dân Phong Châu lao đao khốn khổ chống chọi vô cùng.

Đứng trước cơn cuồng nộ của Thủy Tinh, ta không hề sợ hãi, ta hoá phép của mình bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại càng nâng cao lên bấy nhiêu, cứ như vậy ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, trận chiến ngăn chặn dòng nước cuồng lộ ấy tưởng chừng như không dừng lại. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về, hắn là kẻ bại trận. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm cơn giận của Thủy Tinh lại kéo đến. Từ ngày thua cuộc trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh tahòng chiếm lại Mị Nương. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta. Mỗi lần khi mưa gió đùng đùng, nước ngập lên cao, trời nổi giông bão á là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau mà dân gian dẫ có bài thơ vui nói về chyện này:

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể, 
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương. 
Trần gian đâu có người dai thế, 
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

@.@

5 tháng 5 2020

Đại dịch COVID-19[6][7] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.[8] Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019,[b] với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,[c] có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.[9][10][11] Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.[12]

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày,[d][14] đã có bằng chứng cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng.[15] Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.[16][17][18]

Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[19][20][21] Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.[22]

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập đều bị tạm ngưng.[23] Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2.[24][25] Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".[6][7][26][27][28][29]

Tính đến ngày 26 tháng 4 năm 2020, đã có hơn 2.940.993 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,[30] với 203.821 ca tử vong. Trong đó, có hơn 842.000 ca đã phục hồi.[31]

Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[32]

Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[33][34] tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.[35][36]

Nguồn:Wikipedia

Học tốt

15 tháng 12 2021

Xã hội ngày nay phát triển dần nhanh hơn kèm theo là tính tham lam của con người và vấn đề qutrong hiện nay chính là:"nạn nuôi nhốt, buôn bán động vật quý hiếm". Thật đáng trách cho những con người vì 1 món lợi nhỏ trước mắt mà huỷ hoại đi môi trường sinh thái tự nhiên, khiến cho động vật ngày càng tuyệt chủng . Thực tế là những con vật quý hiếm ấy chẳng có lợi j cho sức khoẻ cả, có thể có những chẳng phải thuốc quý gì. Tôi từng chứng kiến cảnh 2 ông đại gia ngồi múc não sống con khỉ mà lại "khen ngon". Cũng nhờ những đại gia này , người ta nói :''có cung thì mới có  cầu", thành ra nạn nuôi nhốt động vật quý hiếm mới càng ngày vắng mặt trên chính nơi ở của nó. Vậy nên chúng ta phải biết chăm sóc bảo vệ động vật quý hiếm khỏi những tên buôn ở vn nói riêng và thế giới nói chung. 

tham khảo thoi nhe chứ văn của t thấy cx k hay lém

15 tháng 12 2021

thành ra đv quý hiếm ms càng..... bỏ chữ "nạn nui nhốt" nha t lộn