K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Ngày 6/8/1945, máy bay Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản). Phần đông dân cư ở trong phạm vi trung tâm vụ nổ trong chớp mắt đã bị thiêu cháy thành tro bụi. Ngày 8/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki. Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có...
Đọc tiếp

“Ngày 6/8/1945, máy bay Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản). Phần đông dân cư ở trong phạm vi trung tâm vụ nổ trong chớp mắt đã bị thiêu cháy thành tro bụi. Ngày 8/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki. Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Ở Hirosima, trong công viên Hòa bình, có một bức tượng đài kỷ niệm đặc biệt để tưởng nhớ những nạn nhân bị sát hại bởi bom nguyên tử. Trên tượng đài 9m là tượng hình một cô gái đang giơ cao hai bàn tay nâng đỡ con sếu. Một cô gái Nhật có tên là Xadaco Xaxaki, khi bom nguyên tử rơi xuống, cô mới có hai tuổi, đã may mắn thoát nạn. Nhưng 10 năm sau, vào tháng 2/1955, cô phải nhập viện vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử. Cô tin vào một truyền thuyết của Nhật Bản là nếu gấp được một nghìn con sếu bằng giấy treo xung quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh tật. Nhưng cô chỉ gấp được 644 con sếu thì chết. Xúc động trước cái chết của cô gái các bạn học sinh trong thành phố đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng niệm. Bên dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi mong muốn: Hãy để cho hòa bình vĩnh viễn trên thế giới này!”.

Quan đọc hiểu đoạn văn trên, Em hãy đóng vai là một phi công Mỹ tham gia phi vụ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản, viết một bức thư gửi lời xin lỗi đến những nạn nhân vô tội của hai thành phố Hirosima và Nagasaki.

1
25 tháng 12 2019

Xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến những người dân sống tại 2 thành phố Hirosima và Nagasaki. Đây có lẽ là lời xin lỗi muộn màng, nhưng tôi vẫn muốn gửi đến các bạn.

Tôi tên là Kevin. Tôi là một cựu phi công Mĩ đã về hưu. Tôi đã từng tham gia chiến dịch ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của quân đội Mĩ. Chiến tranh tuy đã lùi xa, nhưng những nỗi đau mà chúng tôi đã để lại trên mảnh đất này sẽ còn mãi.

Trong chiến tranh, con người sát hại lẫn nhau đơn giản chỉ vì sự sinh tồn; vì nghe theo tiếng gọi của tổ quốc. Trong thế chiến thứ II, nước Mĩ của chúng tôi đứng ngoài trận chiến quân phát xít và phe đồng minh. Nhưng nước Mĩ đã nhận được sự tấn công thảm khốc của quân đội Nhật tại Trân Châu Cảng. Việc Mĩ dội 2 quả bom xuống Nagasaki và Hirosima là sự tấn công đáp trả cho sự việc quân đội Nhật Bản đã tiêu diệt toàn bộ hạm đội của Mĩ tại Trân Châu Cảng. Tôi cũng là một người có mặt tại Trân Châu Cảng vào ngày hôm đó. Một buổi sáng đầu u ám. Xác những người đồng đội của chúng tôi nổi trên khắp mặt biển. Có những người còn sống nhưng mang trên mình thương tích đầy mình. Bấy giờ trong lòng những người còn được sống như chúng tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất trong đầu: đó là phải bảo thù cho những người đồng đội, giành lại sự uy nghiêm của nước Mĩ. Khi được cấp trên hạ lệnh tham gia chiến dịch này; chúng tôi đã sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiện vụ; để bảo vệ lòng tự tôn của nước Mĩ. Giây phút quả bom rời khỏi máy bay, có lẽ trong lòng tôi cả thấy không có gì sung sướng bằng việc đã báo thù được cho những người đồng đội. Nhưng rồi để những ngày tháng sau đó, tôi luôn mãi day dứt trong lòng. Những hậu quả mà chúng tôi gây nên đã ảnh hưởng đến bao thế hệ người dân tại hai thành phố đó.Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Tôi tự đặt cho lòng mình một câu hỏi: "Cùng là con người với nhau, tại sao chúng ta lại tàn nhẫn như vậy?" Sau 60 năm kể từ trận đánh bom; tôi đã quay trở lạnh mảnh đất ấy, tôi thật sự bất ngờ. Các bạn đã đứng lên một cách mạnh mẽ sau chiến tranh, xây dựng lại đất nước từ một mớ đổ nát. Có lẽ những thiên tai và chiến tranh mà đất nước các bạn đã phải gánh chịu đã làm cho con người Nhật Bản trở nên mạnh mẽ đến vậy. Giờ đây khi đứng tại quảng trường tưởng niệm, lòng tôi không khỏi day dứt về những việc mà quân đội Mĩ đã gây nên tại đây. Tôi xếp một chú sếu trắng và thầm nguyên ước những nỗi đau sẽ được xoa dịu và bình yên sẽ mãi mãi đến với mảnh đất này.

27/05/2005

"Suy nghĩ của một con người đã coi rất nhiều phim, hoạt hình; trong đó có 2 phim tiêu biểu nhất "Pearl harbor" (phim nói về Trận chiến Trân Châu Cảng) và "Bí mật ngôi mộ đom đóm" (phim nói về những đau thương do chiến tranh hạt nhân ở Nhật Bản):Hậu quả mà Nhật gây ra cho Mĩ cũng làm Mĩ thiệt hại nhiều.Nên Mĩ mới trả thù. Nhưng sự trả thù của Mĩ lại gây ra hậu quả quả lớn với người dân Nhật Bản."

15 tháng 8 2018

Đáp án là C

D
datcoder
CTVVIP
11 tháng 10 2023

* Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

- Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

- Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

- Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

=> Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

* Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

* Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.

DÀNH CHO CÁC BẠN CÓ ĐAM MÊ VỚI LỊCH SỬ VÀ YÊU LỊCH SỬ “Ngày 6/8/1945, máy bay Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản). Phần đông dân cư ở trong phạm vi trung tâm vụ nổ trong chớp mắt đã bị thiêu cháy thành tro bụi. Ngày 8/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki. Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở...
Đọc tiếp

DÀNH CHO CÁC BẠN CÓ ĐAM MÊ VỚI LỊCH SỬ VÀ YÊU LỊCH SỬ

“Ngày 6/8/1945, máy bay Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản). Phần đông dân cư ở trong phạm vi trung tâm vụ nổ trong chớp mắt đã bị thiêu cháy thành tro bụi. Ngày 8/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki. Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Ở Hirosima, trong công viên Hòa bình, có một bức tượng đài kỷ niệm đặc biệt để tưởng nhớ những nạn nhân bị sát hại bởi bom nguyên tử. Trên tượng đài 9m là tượng hình một cô gái đang giơ cao hai bàn tay nâng đỡ con sếu. Một cô gái Nhật có tên là Xadaco Xaxaki, khi bom nguyên tử rơi xuống, cô mới có hai tuổi, đã may mắn thoát nạn. Nhưng 10 năm sau, vào tháng 2/1955, cô phải nhập viện vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử. Cô tin vào một truyền thuyết của Nhật Bản là nếu gấp được một nghìn con sếu bằng giấy treo xung quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh tật. Nhưng cô chỉ gấp được 644 con sếu thì chết. Xúc động trước cái chết của cô gái các bạn học sinh trong thành phố đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng niệm. Bên dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi mong muốn: Hãy để cho hòa bình vĩnh viễn trên thế giới này!”.

Quan đọc hiểu đoạn văn trên, Em hãy đóng vai là một phi công Mỹ tham gia phi vụ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản, viết một bức thư gửi lời xin lỗi đến những nạn nhân vô tội của hai thành phố Hirosima và Nagasaki.

Các bạn cứ thoải mái viết, việc đánh giá cứ để cô lo nhé! :) và cô bật mí là phần thưởng cho bạn có bức thư hay nhất sẽ rất thú vị...

27
11 tháng 6 2017

Kính gửi những nạn nhân trong hai vụ ném bom nguyên tử ở thành phố Hirosima và Nagasaki!

Tôi luôn bị ám ảnh bởi giây phút kinh hoàng khi hai quả bom liên tiếp ném xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki, làm hàng nghìn, hàng triệu người vô tội phải thiệt mạng trong chốc lát. Tôi vô cùng xấu hổ, bởi tôi là một phi công Mỹ tham gia vụ ném bom này. Tôi đã nhìn thấy tất cả nhưng chẳng làm được gì, ngoài việc ủng hộ cho tội ác này.

Tôi đã rất ân hận khi đọc được một bài báo, nói rằng "Có một cô gái Nhật tên Xadaco Xaxaki đã may mắn thoát nạn trong vụ ném bom đó, nhưng mười năm sau cô gái ấy đã qua đời vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử. Xúc động trước cái chết của cô, các bạn học sinh trong thành phố đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng niệm. Bên dưới tượng đài khắc chữ: Chúng tôi mong muốn, hãy để cho hoà bình vĩnh viễn trên thế giới này!". Tôi thực sự xót thương và xúc động trước cuộc đời ngắn ngủi của một cô gái là nạn nhân trong vụ ném bom ấy, đó cũng chính là lý do và động lực để tôi viết bức thư này.

Tôi thành thật xin lỗi những nạn nhân vô tội của hai thành phố Hirosima và Nagasaki. Xin hãy tha lỗi cho tôi! Xin hãy tha lỗi cho tôi! Mọi chuyện đã quá muộn, tôi có thể làm gì được bây giờ, tôi chỉ có thể viết thư xin lỗi để tội lỗi của tôi được giảm nhẹ và tâm hồn của tôi được thanh thản hơn.

Người phi công Mỹ

Biel

12 tháng 6 2017

Kính gửi những người con của đất nước Nhật Bản , kính gửi những người thân của những nạn nhân xấu số trong ngày đất nước Nhật Bản bị tàn phá .

Tôn tên là Pedro Lecas Bennet , một người từng là phi công Mỹ lái máy bay SENSE F456 huỷ diệt thành phố Hiroshima của Nhật Bản .

Tôi lúc này đã 75 tuổi , đã có một người vợ tuyệt vời và một cuộc sống sung túc hơn bao người , nhưng không khi nào tôi không bất an , lo sợ một ngày đất nước của tôi bị tàn phá giống như đất nước của các bạn lúc đó , tôi lại càng uất ức hận khi tôi lại là người lại chiếc máy bay đáng sợ ấy , tôi viết bức thư để vẽ len những điều tôi đã làm trong ngày thảm hoạ ấy .Từ nơi đây , bằng lá thư này ,tôi tìm đến gõ cửa lương tâm của những kẻ khủng bố tàn bạo , những kẻ luôn để nhân tính ngủ say , và để chiến tranh luôn thức tỉnh .Từ nơi đây mang lên lời nói của tôi , từ chính thế giới tối tăm này mà tôi đang trải qua , từ bầu không khí đẫm mùi chiến tranh này là nơi ta đang sống .

Trở về với quá khứ , năm 1945 đế quốc Nhật Bản là một trong những nguyên nhân chính khiến thế giới lâm vào cảnh chiến tranh tàn khốc ,Nhật Bản lúc đó đi theo chủ nghĩa phát xít .Trước thất bại của đế quốc Đức tại châu Âu ,Nhật bắt đầu cân nhắc dừng lại cuộc chiến tranh nhưng Đại sứ Nhật- Sato Naotake lại đi cửa sau nhờ Liên Xô giúp sức trong cuộc chiến tranh khiến Mỹ lo ngại Liên Xô can thiệp vào tình hình Viễn Đông .

Sáng 4/8/1945 tôi đang đi với vợ đến Sanfrancisco , chúng tôi định nghỉ vài ngày để tránh nguy hiểm trong khoảng thời gian đất nước đang loạn lạc thì đúng vừa đến thì ngay lập tức nhận được một cuộc điện thoại từ viên tướng Savila , bảo rằng tôi phải về ngay trước khi trời tối để mai còn lên đường 'huỷ hoại Nhật Bản' ,tôi rùng mình , tôi hiền lành và cũng chưa bao giờ làm gì sai trái mà lần này tôi đang đứng trước hai sự lựa chọn , mà nếu tôi chọn bên nào thì tôi cũng phải hứng chịu những mất mát , một bên là mất mát về vật chất và một bên là tinh thần . Tôi nghĩ Nhật Bản là một nước phát xít rất độc ác nên tôi chọn việc mất mát về tinh thần .Tôi cũng chỉ nghĩ , tôi vì tuân theo mệnh lệnh cấp trên thôi nên không sao đâu .

Sáng 6/8/1945 tôi đã lái chiếc máy bay đến nước Nhật , chuẩn bị

-1 ,2 ,3 .....

Ném !!!

Tự nhiên khắp nước Nhật kêu than khốc , tiếng bom nghe chói tai đếm đáng sợ , tôi ngẩn người :

''Mình đang làm gì thế này ''

Hai ngày sau đó một quả bom nguyên tử nữa đã được thả xuống .

Kết quả là do ảnh hưởng của 2 quả bom nguyên tử đã gây ra thiệt hại lớn về người và của cho nước Nhật ,có gần 247.000 người ở Hiroshima và 200.000 người ở Nagaxaki chết .Nhưng vì ảnh hưởng của phóng xạ lại có thêm 100.000 người ở Hiroshima bị chết .

Đã vậy , tôi còn đọc thêm 1 bài báo viết về cô bé Nhật Xadaco Xaxaki đã may mắn thoát chết trong vụ ném bom đó nhưng mười năm sau cô bé lại qia đời do ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử . Tôi càng đau xót thêm khi cô bé lại có thêm một trái tim nhân hậu đến vậy mà tôi 25 tuổi suy nghĩ của tôi lại vẫn chưa bằng được cô bé . Cô muốn gấp 1000 con hạc giấy không chỉ để giúp mình thoát bệnh mà còn cầu mong cho cả nước Nhật Bản .Và tôi lại xú động hơn nữa , lúc đó tôi đã rơi lệ khi tận mắt chứng kiến các bạn trong thành phố đến quyên góp tiền xây dựng tượng đài cao 9m để tưởng niệm cho cô trong công viên Hoà bình tại thành phố Hiroshima ,nơi từng hứng chịu một quả bom nguyên tử .Bên dưới tượng đài tưởng niệm khắc chữ : ''Chúng tôi mong muốn hãy để hoà bình vĩnh viễn trên thế giới này''

Tôi đang suy nghĩ , nghĩ về một điều tôi chỉ muốn thốt lên ''Cảm ơn cô bé !'' nhưng tôi không đủ can đản để nói vậy vì tôi đã quá có lỗi với cô bé mà kiếp này tôi không trả được .

Giờ đây tôi chỉ muốn nói lời xin lỗi thật lòng đến các bạn Nhật Bản , tôi chỉ muốn các bạn đừng xa lánh tôi khi tôi đến nước Nhật ,tôi chỉ muốn được sống cuộc sống yên vui như bao người mà không lo âu phiền muộn.

Tôi không muốn thế giới này là một nhà máy thuốc súng nữa và tôi không muốn con cái của mình trở thành nạn nhân của của sự chia ly mà tôi đã mắc phải .Tôi muốn thế giới là một chú chim bồ câu mang một cành ô liu trong thế gian đầy bão tố , là một ngọn hải đăng hướng dẫn tàu thuyền cần ẩn náu nơi xa .Tôi muốn nhìn thấy ánh sáng của thế giới trong những đám mây thấy tiếng cười trong nước mắt .

Tôi ước muốn thế giới này trở thành một người mẹ thứ hai luôn sưởi ấm tôi bằng tấm lòng tràn đầy yêu thương ,hy vọng và chở che .Tôi muốn thế giới ấy là nơi mà đau khổ ẩn sau phía những cánh cửa của lãng quên để các chú chim bồ câu của tương lai bay liệng trên bầu trời ,một thế giới hôi tụ nhwungx khoảnh khắc của thiên đường sáng chói .

Tôi muốn thế giới này không còn ai phải sống trong đau khổ , tâm hồn cứ mãi tươi sáng như viên kim cương như tôi .

Nhưng bây giờ tôi phải nói lời xin lỗi cuối cùng trong thế giới này :

Các bạn Nhật Bản kính yêu ! Tôi ,Pedro Lucas Bennet thật lòng xin lỗi các bạn . Nếu các bạn không tha thứ cho tôi cũng được , nhưng tôi xin các bạn đừng làm thế giới điên loạn ,một thế giới mà ánh sáng của hoà bình yếu ớt lạ kì .

Kính xin các bạn lần cuối cùng !

Phi công Mỹ .

Pedro Lucas Bennet

15/5/1995 ,San Francisco

P/s : bài làm của em hơi dài , mong cô thông cảm .

.

22 tháng 12 2019

Đáp án là B

Những con sếu bằng giấy   Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.   Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.   Khi Hi-rô-si-ma bị ném...
Đọc tiếp

Những con sếu bằng giấy

   Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.

   Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.

   Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.

   Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".  

Câu 4

Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?

2
27 tháng 9 2023

Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?

Em sẽ nói :

Tôi căm ghét chiến tranh giống bạn

Bạn mất đi như cho tôi cảm thấy được rõ chiến tranh tàn khốc như thế nào

\(#16082009\)

11 tháng 11 2023

Em sẽ nói:

"Hãy yên nghỉ nhé. Bạn sẽ được thanh thản nơi thiên đường cùng 644 con sếu hòa bình của bạn."

23 tháng 12 2022

mỹ hơi bị ác sang phẳng luôn hai thành phố

23 tháng 2 2021

Câu 9. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?

A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.

C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.

*Câu 10. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?

A. Trận En Alamen (10/1942).

B. Trận Xtalingrat (11/1942).

C. Trận Beclin (4/1945).

D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).

23 tháng 2 2021

Câu 9. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?

A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.

C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.

*Câu 10. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?

A. Trận En Alamen (10/1942).

B. Trận Xtalingrat (11/1942).

C. Trận Beclin (4/1945).

D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).