K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 10 (3,5 điểm) Chuyển hóa VCNL. 1. Các enzym sau: Rubisco, glicolat oxidaza, PEP- cacboxydaza được tìm thấy ở đâu trong tế bào của các loại thực vật ( C3, C4 và CAM)? 2. Nêu 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật có thân mọng nước phân bố ở các hoang mạc, sa mạc? 3. Vì sao thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn thực vật CAM, mặc dầu chúng đều không xảy ra hô hấp sáng? Câu 11 (4,25...
Đọc tiếp

Câu 10 (3,5 điểm) Chuyển hóa VCNL. 1. Các enzym sau: Rubisco, glicolat oxidaza, PEP- cacboxydaza được tìm thấy ở đâu trong tế bào của các loại thực vật ( C3, C4 và CAM)? 2. Nêu 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật có thân mọng nước phân bố ở các hoang mạc, sa mạc? 3. Vì sao thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn thực vật CAM, mặc dầu chúng đều không xảy ra hô hấp sáng? Câu 11 (4,25 điểm) a- Giải thích vì sao người ta có thể chọn ba phương pháp: Xác định điểm bù CO2, giải phẫu lá và nhu cầu nước để phân biệt cây C3 với cây C4. Trình bày ba phương pháp trên. b- Ở chu trình C3 enzym nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Hãy tính hiệu suất năng lượng của chu trình C3( với 1 ATP = 7,3Kcal, 1NADPH = 52,7 Kcal)?( Cho biết ôxi hóa hoàn toàn 1 phân tử C6H12O6 tạo ra 674Kcal). c. Tại sao có thể nói quá trình chung của quang hợp là phản ứng ôxy hoá khử? Câu 12 Chuyển hóa VCNL. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. Ở cây C4, cấu tạo lục lạp trong tế bào bao bó mạch hoàn toàn giống với lục lạp của tế bào mô giậu. Câu 13 (4,5 điểm) Chuyển hóa VCNL. 1. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm.Hãy cho biết: a. Tên của hai chất đó. b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng? c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2? d. Giải thích hai trường hợp c và b. 2. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…Hãy cho biết: a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không? b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì? c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy?

0
Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:      Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn...
Đọc tiếp

Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

     Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.

(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)

Câu 1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho người đọc là gì?

Câu 2. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?

Câu 3. Hãy so sánh cách nói về “biển bạc” trong đoạn trích trên và trong đoạn thơ sau đây của Huy Cận để rút ra nhận xét về sự khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản văn học:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

       Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

         Cái đuôi em quấy trăng vàng choé

       Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(Đoàn thuyền đánh cá)

Câu 4. Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?

0
Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:      Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn...
Đọc tiếp

Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

     Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.

(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)

Câu 1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho người đọc là gì?

Câu 2. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?

Câu 3. Hãy so sánh cách nói về “biển bạc” trong đoạn trích trên và trong đoạn thơ sau đây của Huy Cận để rút ra nhận xét về sự khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản văn học:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

       Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

         Cái đuôi em quấy trăng vàng choé

       Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(Đoàn thuyền đánh cá)

Câu 4. Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?

0