viêt một bài văn kể về công việc chăm sóc cây xanh mà em đã từng tham gia
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em so với các bạn cùng học, cùng trang lứa thì hoàn cảnh của em có khác hơn. Sự khác hơn đó là em không có cha, mà chỉ có mẹ. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến nay không biết ai là cha mình. Em chưa một lần gọi tiếng cha thiêng liêng đó. Đã nhiều lần em hỏi mẹ em nhưng chỉ được mẹ trả lời qua quýt. Em buồn lắm. Nhưng sống trog tình cảnh đó, em được yêu thương, chăm sóc hết mình. Em được đi học, được ăn ngon mặc đẹp, được mẹ khuyên dạy những điều hay lẽ phải. Lúc nào mẹ cũng lo lắng cho sức khỏe của em. Mẹ thường nói: "Có sức khỏe mới học giỏi được". Rồi mẹ còn dặn em: "Phải chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, các bác, các chú. Với bạn thì con luôn nhớ thân thiện, chân tình".
Cứ như thế, em lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Càng lớn lên em lại càng thương mẹ nhiều hơn vì mẹ vất vả làm lụng nuôi em ăn học. Em cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để mẹ em vui lòng. Em nghĩ như thế và em sẽ làm được điều đó để bù vào khoảng trống cuộc đời của mẹ và của em.
a)
Trong đợt hè vừa rồi, tôi có được về quê ngoại chơi. Quê ngoại tôi ở tận Nghệ An xa xôi và hẻo lánh. Ở nơi đó, còn có nhiều con người bất hạnh, họ phải sống cuộc sống nghèo đói quanh năm suốt tháng. Gia cảnh bé Na cũng vậy, nhưng chính sự quan tâm yêu thương của hai bà cháu bé Na đã khiến em cảm thấy nể phục cho đến tận bây giờ.
Vừa được sinh ra, bé Na đã bị dân trong làng gắn cho cái tên Na không cha. Bởi mẹ Na đi làm xa, không may bị lừa có thai và người đàn ông đó bỏ đi không chịu nhận con. Nên chị Lan đành ngậm ngùi mang bụng bầu về quê sống cùng với người mẹ già. Sau khi sinh ra bé Na, chị Lan lại vào Sài Gòn kiếm tiền nuôi con và nuôi mẹ già. Na ở nhà với bà ngoại đã ngoài 60. Hai bà cháu sống nương tựa vào nhau cơm cháo nuôi nhau qua ngày. Bé Na nó giống mẹ, khuôn mặt rất xinh xắn, đáng yêu, luôn ngoan ngoãn lễ phép, nên dần rồi dân trong vùng ai cũng mến em.
Một hôm, bà ngoại nhờ tôi mang ít bánh bà mới làm xong sang cho bé Na, tôi mới có dịp biết nhiều hơn về gia cảnh của hai bà cháu Na.
Bước vào căn nhà lụp xụp, tôi gọi nhỏ:
- Bà Năm ơi, bà Năm có nhà không ạ?
Từ trong nhà bà Năm bước ra, miệng nhoẻn cười rồi nói:
- Có phải cháu bà Hạnh ở thành phố mới về không? Có việc gì không cháu?
Tôi nhanh nhảu đáp:
- Dạ, bà cháu vừa làm xong mẻ bánh, bà cháu bảo cháu mang sang biếu bà và em Na ạ.
Bà Năm cảm ơn, đỡ đĩa bánh từ trên tay tôi và mời tôi lại ngồi chơi.
Ngồi với bà Năm tôi hỏi:
- Bé Na đâu rồi bà?
Bà từ từ trả lời:
- Cái Na năm nay lên lớp một, nên nó chạy sang nhà thằng Nam dạy học cho rồi.
Uống ngụm nước chè xanh bà từ từ kể:
- Nghĩ cũng tội con bé cháu ạ. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên thiếu đủ thứ cả tình cảm lẫn vật chất. Bố không có, mẹ thì bươn chải suốt ngày nhưng cũng không đủ ăn. Cuộc sống chỉ dựa vào vài ba sào ruộng. Được mùa thì chớ, không thì lại phải đi hái rau má, măng tre bán kiếm cơm qua ngày. Bà định không cho em nó đi học đâu. Nhưng nghĩ lại, bà thấy cuộc đời bà và mẹ nó khổ thế đủ rồi, bằng mọi cách bà cũng phải cố nuôi nó học. Nói đến đây bà như nghẹn lòng
Tôi cố an ủi bà rồi bà lại nói tiếp:
- Nhưng con bé thế mà lanh lẹn lắm cháu ạ. Thằng Nam nó bảo Na nó học nhanh lắm, nói đâu hiểu đó luôn. Bà chỉ mong nó học tập tốt kiếm con chữ để đổi đời.
Tôi đáp lại:
- Vâng bà ạ, cháu mới chơi được hai lần với Na nhưng em nó thông minh đáo để bà ạ. Bà cố gắng tạo điều kiện cho em được đi học bà nha. Rồi em ấy sẽ là một học sinh giỏi đấy ạ.
Bà Năm nở nụ cười như một niềm hi vọng điều tôi nói sẽ trở thành hiện thực.
Đến buổi cơm trưa, tôi chào bà và ra về. Trong lòng có chút buồn vì thương gia cảnh của bà, nhưng tôi cũng có chút vui thay cho bé Na khi em có một người bà một mực thương em.
Qua câu chuyện trên, tôi thấy được trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh bất hạnh, nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên để tạo mọi điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ và cho con em họ đến trường học tập bằng bạn bằng bè. Và bà Năm cũng là một trường hợp như vậy, đó là những việc làm đúng với pháp luật, đúng với nhân cách của một người làm cha làm mẹ.
b)
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo. Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.
Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón,
Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói.
Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.
Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.
Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa... Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.
Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.
Sau một cơn mưa lớn, cây bàng ở sân trường em đã bị bật gốc rồi chết. Nhìn khoảng sân trường nơi ấy trống hẳn khiến nằng tràn xuống bỏng rát, em quyết định đem một cây khác trồng vào chỗ cũ. Em lại chẻ tre để làm một hàng rào bao tròn xung quanh cây để các bạn đi học khỏi vô ý dẵm phải. Mỗi buổi sáng trước giờ học, em lấy nước ở bồn rửa tay tưới cho nó. Một tháng một lần, em bón phân nhổ cỏ, thỉng thoảng lại vạch lá tìm sâu. Nhờ vậy mà cây bàng lớn nhanh chóng. Nhìn lại những mầm non bật xa xanh tươi và căng tràn sức sống, em thật vui. Bây giờ cây bàng đã đớn lắm rồi, tuy tán nó chưa đủ rộng để che mát cả khoảng sân nhưng cũng làm không khí dịu mát rất nhiều. Kết quả làm em vui thích lắm.
1. Bài tham khảo:
- Chọn sự việc: thăm lăng Bác
- Các hoạt động:
+ Xe xuất phát lúc 6 giờ sáng từ trường học.
+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng.
+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.
+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng.
+ Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng.
+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
2. Bài tham khảo:
- Mở bài: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.
- Thân bài:
+ Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng.
+ Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây.
+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.
+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.
+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.
+ Cuối cùng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.
+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
- Kết bài: Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
3. Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
tk
Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:
Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.
Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.
Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:
- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?
Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.
Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.
Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:
- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?
Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.
Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:
- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.
Hùng ấp úng:
- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!
Cô mỉm cười và nói:
- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.
Rồi cô ngoảnh sang Hải:
- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.
Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:
- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.
Cô giáo tiếp lời Hải:
- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?
Hùng nhìn cô và đáp:
- Dạ vâng, thưa cô.
Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:
- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?
Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.
Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.
Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: “Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác”. Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.
Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.
Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bạn sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.
Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo công cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”
Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm giác quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.
Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”