Nêu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích ''Chị em Thúy Kiều''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài.
Giới thiệu về nội dung- vị trí đoạn trích. Khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác giả.
b.Thân Bài.
* Giới thiệu: Màn kịch vấn danh.
- Trong lễ vấn danh Mã Giám Sinh xuất hiện là một sinh viên trường Quốc tử Giám đến hỏi Kiều làm vợ.
+ Giới thiệu: là người viễn khách – khách phương xa
+ Quê “Huyện lâm Thanh cũng gần. Họ tên không rõ ràng.
+ Tuổi ngoại tứ tuần.
+ Diện mạo: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao → chải chuốt, trai lơ.
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh. Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần → cộc lốc
+ Cử chỉ hành vi: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng → sỗ sàng, thô lỗ, kệch cỡm.
Tóm lại: Tác giả để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Nhân vật Mã Giám Sinh đã phơi bày chân tướng – Một con buôn vô học.
* Màn mua bán. ( Dẫn chứng, Phân tích)
- Gặp Kiều: nhìn, ngắm, cân đo, xoay lên đặt xuống coi Kiều như một món hàng ngoài chợ, khi bằng lòng : mặc cả “cò kè” → bộc lộ rõ bản chất bỉ ổi, trắng trợn, ti tiện, bẩn thỉu
→ Hình thức là một lễ vấn danh nhưng thực chất lại là cuộc buôn thịt bán ng-ười, trắng trợn bỉ ổi. Từ việc mua bán đề cập tới một hiên thực: xã hội đồng tiền và một loại người xuất hiện ở đó đồng tiền có thế lực vạn năng nên việc mua bán con người dễ dàng như mua một món đồ ngoài chợ.
* Thúy Kiều với nỗi đau đầu đời.
- Tâm trạng đau khổ ê chề, nỗi đau khổ tột cùng nhưng vẫn không làm suy giảm vẻ trang đài của nàng.Thấy được sự cảm thông, lòng yêu thương sâu sắc của tác giả với số phận nhân vật của mình.( Dẫn chứng, Phân tich)
c. Kết bài.
- Bằng ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật, đoạn trích khắc hoạ chân tướng Mã Giám sinh - Tên buôn thịt bán người giả dối đểu cáng, trơ trẽn qua nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện đặc sắc của tác giả. Đó cũng là tiếng nói cảm thông chia sẻ - Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du với cuộc đời, với con người trong xã hội xưa.
THAM KHẢO
-Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều là:
- Nghệ thuật ước lệ, bút pháp lí tưởng hoá.
- Nghệ thuật gợi tả: tác giả sử dụng nhiều phép ẩn dụ, điển tích điển cố, thành ngữ để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em.
- Nghệ thuật đòn bẩy: Nguyễn Du miêu tả Vân trước rồi Kiều sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: Vân hiện lên với qua đẹp ngoại hình qua bốn câu thơ. Còn Kiều mang cả vẻ đẹp ngoại hình, tài năng phẩm chất và tâm hồn qua 12 câu thơ. ( dung lượng câu thơ lớn cùng nghệ thuật đòn bẩy cho thấy dụng công của Nguyễn Du nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều)
- Chép đúng nội đúng 8 câu thơ.
- Phần cảm nhận:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
+ Thân đoạn: cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
+ Kết đoạn: Đánh giá chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả.
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du
2. Thân đoạn :
a. Chân dung của Thuý Vân:
- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
b. Chân dung Thuý Kiều:
- Vẫn bằng bút pháp ước lệ, nhưng khắc tả Vân tác giả đã dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc, tài, tình.
- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại về tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du, khắc họa nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
- Tác giả sử dụng bút pháp tượng trưng để gợi tả vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn, qua mỗi bức chân dung đều gửi gắm những dự báo về cuộc đời và số phận.
- Qua hai bức chân dung về Thúy Vân và Thúy Kiều đều thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca nhưng ông ưu ái dành nhiều câu thơ miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật cả về nhan sắc và tài năng.
- Cái tài của tác giả là từ việc miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp về tính cách và tâm hồn đằng sau những tín hiệu ngôn ngữ là dự báo về số phận con người.
+ Thúy Vân: vẻ đẹp khiến tự nhiên nhường nhịn nên nàng chắc chắn cuộc đời nàng êm đềm.
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp khiến tự nhiên danh ghét, ghen tị, chắc chắn cuộc đời gặp nhiều sóng gió, gập ghềnh.
- Tác giả sử dụng những hình ảnh tươi đẹp nhất, ngôn từ hoa mĩ để xây dựng, miêu tả vẻ đẹp của con người đạt tới mức lý tưởng.
Đó cũng chính là cảm hứng nhân đạo cao cả xuất phát từ tấm lòng đồng cảm với mọi người.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du, khắc họa nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
- Tác giả sử dụng bút pháp tượng trưng để gợi tả vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn, qua mỗi bức chân dung đều gửi gắm những dự báo về cuộc đời và số phận.
- Qua hai bức chân dung về Thúy Vân và Thúy Kiều đều thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca nhưng ông ưu ái dành nhiều câu thơ miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật cả về nhan sắc và tài năng.
- Cái tài của tác giả là từ việc miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp về tính cách và tâm hồn đằng sau những tín hiệu ngôn ngữ là dự báo về số phận con người.
+ Thúy Vân: vẻ đẹp khiến tự nhiên nhường nhịn nên nàng chắc chắn cuộc đời nàng êm đềm.
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp khiến tự nhiên danh ghét, ghen tị, chắc chắn cuộc đời gặp nhiều sóng gió, gập ghềnh.
- Tác giả sử dụng những hình ảnh tươi đẹp nhất, ngôn từ hoa mĩ để xây dựng, miêu tả vẻ đẹp của con người đạt tới mức lý tưởng.
Đó cũng chính là cảm hứng nhân đạo cao cả xuất phát từ tấm lòng đồng cảm với mọi người.
a. Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích (Đoạn thơ hay nhất biểu hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại thể hiện nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều)
b. Thân bài:
* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:
- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa
- Nàng nhớ đến Kim Trọng, thương chàng.
- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.
- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.
* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:
- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.
- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn – con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang – tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà – tâm trạng u buồn, bế tắc.
- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang “Lớp lớp sóng dồi”
c. Kết bài:
- Khẳng định nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du.
- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều.
- Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.
Tham khảo:
Nguyễn Du là đại thi hào của nền văn học Việt Nam, tên tuổi của ông gắn với "Truyện Kiều" - một tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" thuộc phần đầu của tác phẩm, qua đoạn trích Nguyễn Du đã thể hiện xuất sắc nghệ thuật tả người của mình. Ở đoạn trích này Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng để nói lên vẻ đẹp của hai chị em. "Khuôn trắng đầy đặn, nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang" qua hai câu thơ ta thấy Vân có vẻ đẹp trang trọng. Khuôn mặt của nàng đầy đặn như trăng rằm, đôi mày của nàng như nét ngài, miệng của nàng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo thánh thót như ngọc. Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả cũng hết sức độc đáo "Làn thu thủy, nét xuân sơn". Đôi mắt củ Thúy Kiều trong như làn nước mùa thu, đôi mày của nàng thì lại mềm mại như dáng núi mùa xuân. Bằng thủ pháp ước lệ, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt người đọc hai cô gái xinh đẹp tuyệt trầ, cô thì dịu dàng trang trọng, cô lại sắc sảo mặn mà. Ngoài thủ pháp ước lệ, ở đoạn trích này Nguyễn Du còn sủ dụng thủ pháp đòn bẩy để miêu tả vẻ đẹp của Kiều. Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả mới nói đến vẻ đẹp của Kiều để thấy được Vân cũng đẹp nhưng Kiều lại còn đẹp hơn cả Vân. Với thủ pháp ước lệ tượng trưng và đòn bẩy, Nguyễn Du đã thể hiện tài năng tuyệt trác của mình trong việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều.
Em tham khảo nhé:
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật:
* Thủ pháp ước lệ tượng trưng: Đây là thủ pháp miêu tả được sử dụng trong văn học Trung đại, lấy vẻ đẹp thiên nhiên tả vẻ đẹp con người. Thiên nhiên là trung tâm, là chuẩn mực của cái đẹp.
- Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”: Giới thiệu chị em Thúy Kiều: “đầu lòng hai ả tố nga”, “mai cốt cách tuyết tinh thần” – mĩ từ ca ngợi 2 cô gái đẹp người đẹp nết.
Tả Thúy Vân: dùng hình ảnh mây, tuyết, hoa, ngọc để nói về vẻ đẹp trong sáng, hiền hậu, đoan trang của Vân.
Tả Thúy Kiều: dùng hình ảnh “làn thu thủy, nét xuân sơn” để tả vẻ đẹp đôi mắt của Kiều, ca ngợi tài năng của Kiều “vốn tính trời”, “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”.
- Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả dùng hình ảnh hoa để tả Kiều: “lệ hoa mấy hàng”, “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”, vừa tả người đẹp, vừa thể hiện nỗi tủi nhục khi phải bán mình chuộc cha.
- Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân”: Tả nam thanh nữ tú đi hội đạp thanh là “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, vẻ đẹp của con người hòa với cảnh sắc thiên nhiên, khiến thiên nhiên thêm sinh động.
⇒ Nhận xét:
- Về ngôn ngữ: tác giả sử dụng ngôn từ trang trọng, mĩ miều, hình ảnh tươi đẹp, trong sáng.
- Hình ảnh: lựa chọn những hình ảnh đẹp trong tự nhiên.
- Qua miêu tả thấy được tuyến nhân vật chính diện, cho thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với nhân vật.
* Thủ pháp tả thực: tả Mã Giám Sinh
- Giới thiệu nhân vật: “Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh/ Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
- Ngoại hình, tuổi tác: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”.
- Cho thấy phẩm chất con người qua một chuỗi hành động:
Không có tôn ti trật tự, con người không có giáo dục: “Trước thầy sau tớ lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”.
Bản chất chợ búa, con buôn: “Đắn đo cân sắc cân tài” bắt Kiều đàn hát, làm thơ để xem tài, sau khi ưng ý mới “tùy cơ dặt dìu” hỏi giá, tiếp tục “Cò kè bớt một thêm hai”, coi Kiều như một món hàng và trả giá bốn trăm lượng.
⇒ Nhận xét:
- Tác giả sử dụng ngôn từ tả thực, chỉ dùng 2 câu để tả ngoại hình nhân vật, còn lại tả hành động để cho thấy bản chất con người nhân vật Mã Giám Sinh; sử dụng nhiều tính từ như “lao xao”, “sỗ sàng”, đặc biệt động từ “tót” cho thấy một hành động vô phép tắc, dáng ngồi xấu xí.
- Qua miêu tả thấy được nhân vật phản diện, thể hiện sự khinh ghét của tác giả