K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2022

“Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân. Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình. Vậy cần phải làm gì để tự học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án. Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.

CHÚC EM HỌC TỐT NHÉok

8 tháng 5 2021

tk 

Ngày nay, vấn đề về giáo dục vẫn luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của đất nước ta. Việc chủ trương dạy và học đối với học sinh luôn được mọi người quan tâm và chú ý đến. Tuy nhiên bên cạnh những người học sinh luôn cố gắng hết mình vì sự nghiệp học hành thì vẫn còn không ít những cá nhân đang rơi vào tình trạng học đối phó, học một cách chống đối. Đây là một vấn đề đang dần trở nên phổ biến và cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Vậy học đối phó là gì? Đây là hiện tượng những bạn học sinh không học một cách nghiêm túc mà ngược lại chỉ học cho có, học để có thể vượt qua các bài kiểm tra hay kì thi của thầy cô đề ra. Tuy nhiên việc học như vậy chỉ là nhất thời và không thể nhớ lâu kiến thức được, thậm chí một số học sinh còn không thèm học bài hoặc nếu học cũng chỉ là qua loa cho có lệ. Nếu mọi người để ý thì tình trạng này diễn ra vô cùng phổ biến tại các trường học: rất nhiều những bạn học sinh không nỗ lực học tập mà lại có thái độ thờ ơ với chính môn học của mình thậm chí trong giờ học họ còn không ghi chép bài đầy đủ mà thay vào đó là lấy điện thoại ra để trốn giáo viên chơi game…

 

Nguyên nhân dẫn đến thái độ học tập bất cẩn này có lẽ chính là do bản thân những học sinh đó. Có lẽ họ đã không ý thức được tầm quan trọng của việc học nên không có thái độ nghiêm túc cũng như nỗ lực trong học tập, học hành chểnh mảng và hời hợt. Hoặc cũng có thể do tâm lí tuổi mới lớn, thấy bạn mình chơi không học nên cũng a dua đua đòi theo, coi đó là điều hiển nhiên mà không lường trước được hậu quả của nó. Không chỉ vậy gia đình những bạn học sinh đó cũng không nhắc nhở, quan tâm sát sao đến việc học của con khiến con có những tư tưởng lệch lạc và sai trái. Bên cạnh đó một phần nguyên nhân cũng là từ phía nhà trường thầy cô có thể đã giao quá nhiều bài tập hoặc chương trình học quá nặng khiến các bạn học sinh cảm thấy nản chí và thiếu đi sự cố gắng. Dần dần họ trở nên lười biếng và chỉ học cho có lệ để có thể vượt qua bài kiểm tra thậm chí còn không thèm học mà quay cop trong giờ kiểm tra… Tất cả những điều này sẽ đem lại hậu quả to lớn cho những người học sinh đó: họ sẽ không có kiến thức gì trong đầu, không biết áp dụng vào cuộc sống và sẽ không được mọi người chấp nhận vì không khẳng định được giá trị bản thân và dần dần rơi vào quên lãng so với xã hội.

Như vậy, để chấm dứt tình trạng học đối phó, chống đối như này thì chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Trước tiên điều quan trọng nhất là cần phải giáo dục lại những bạn học sinh đang trong tình trạng như vậy, giúp các bạn nhận ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học để các bạn nỗ lực học tập một cách thật nghiêm túc. Muốn làm được điều đó thì gia đình và nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc động viên khuyến khích những bạn học sinh để có thể thay đổi suy nghĩ đang lệch lạc của họ và giúp họ cố gắng vươn lên trong học tập.

Nói tóm lại, tình trạng học sinh học đối phó là một tình trạng rất đáng phê phán và e ngại. Vì vậy mỗi người chúng ta cần nâng cao nhận thức để có thể học tập một cách thật tốt và nghiêm túc, khẳng định được bản thân mình với gia đình, nhà trường và xã hội.

20 tháng 3 2022

REFER

  Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

20 tháng 3 2022

REFER

Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,… và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường – một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng.

Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát.

Chúng ta hãy coi đây là “thời cơ” để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà.

 

Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. “Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

1 tháng 4 2022

ko chép mạng ạ!!!

1 tháng 4 2022

Thì vẫn phải học bài cũ chứ sao :v 

23 tháng 12 2020

Tham khảo:

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu…Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ.Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.Để chấm dứt tình trạng này hs phải có trách nhiệm trong học tập , nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy , gia đình phải có cái nhìn thoáng hơn .Điều quan trọng nhất là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

20 tháng 3 2022

Đầu tiên chúng ta cần làm rõ vấn đề  : Sự khác biệt là gì?.Là những nét riêng, sự độc đáo được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của cá thể trong xã hội. Tại sao chúng ta cần tôn trọng điều này? . Bởi vì nếu một cuộc sống không có sự khác biệt , mọi việc người ta đều làm như khuôn đúc thì xã hội liệu có phát triển tốt hơn được không ? . Nếu không tôn trọng mà cứ chê bai người khác khi họ làm việc khác mình thì đó là một điều ngu xuẩn và nông cạn . Sự khác biệt tạo nên điểm nhấn , tạo nên giá trị và khả năng khác người của một ai đó , hay nói cách khác sự khác biệt là giá trị của con người ta . Theo em trong cuộc sống cần tôn trọng sự khác biệt , em hoàn toàn đồng tình với ý kiến đó.

20 tháng 3 2022

Em thấy ý kiến trên là đúng vì trên đời này ai cũng sẽ có điểm khác biệt , có khuyết điểm của mình . Rất nhiều người vì sự khác biệt ấy mà mang ra trêu đùa , chế dễu , xúc phạm đến sự khác biệt ấy của người khác . Nên ta mới có câu " Trong cuộc sống cần tôn trọng sự khác biệt " . Nếu không giúp gì được cho họ thì đừng gây nên buồn phiền cho họ nữa .