cho e xin bài thuyết minh về con trâu và cả sgk ngữ văn 8 ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
. Lập dàn ý:
I – Mở bài thuyết minh về con trâu
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài thuyết minh về con trâu
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Thuyết minh con trâu lớp 9Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp và ngắn. Bụng to. Da dày có màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C 1,5 - 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500kg, đường tốt là 700 - 800kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mỹ nghệ như lược, tù...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu - có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường là những người chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kỳ tích thống lĩnh mười hai sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA Games 22. Trâu không còn là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu là biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy marathon, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Tham khảo:
Dàn ý:
I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dóc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mỹ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kỹ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
Bài văn:
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đối với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.
Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.
Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.
Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. Trâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.
Sừng của một con trâu khá dài và có hình dáng giống như lưỡi liềm, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc và ngắn, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Da của chúng cũng rất dày. Lông của trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.
Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu… đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu. Nên đến mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.
Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi quan trọng. Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu cũng là một món đặc sản rất nổi tiếng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người. Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong SEA Games 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.
Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.
Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thể thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.
- Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc "Con trâu đi trước, cái cày theo sau", trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,... Người nông dân đã coi "Con trâu là đầu cơ nghiệp", là người bạn tốt của mình.
- Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuông, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi; những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,... Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
- Con trâu trong một số lễ hội (lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng và một số tỉnh khác).
- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
+ Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.
+ Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
a, Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp
b, Dàn ý
+ Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống
+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe
+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp
c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:
+ Gồm hệ thống chuyển động
+ Hệ thống chuyên chở
+ Hệ thống điều khiển
- Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.
d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
- Mở bài:
Sách là một dụng cụ không thể thiếu đối với học sinh và thầy cô giáo khi đến trường. Quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Nó là một công cụ học tập, một sợi dây kết nối giữa học sinh và giáo viên, học sinh và tác phẩm,…
- Thân bài:
* Nguồn gốc:
Không như các đồ vật khác, quyển sách Ngữ Văn 8 , Tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành hàng năm dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần mỗi năm. Sách được sử dụng để giảng dạy và học tập trong học kì 1, lớp 8. Trong lịch sử, sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 được biên soạn nhiều lần, có bổ sung sửa đổi cho phù hợp với từng thời đại.
Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Quyển sách ra đời là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy giáo có kinh nghiệm trong cả nước. Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận. Sắp tới, năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định sẽ thay đổi toàn bộ sách giáo khoa hiện hành. Nghĩa là chúng ta sẽ có một quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 hoàn toàn mới. Do nhiều lí do khách quan, kế hoạch đổi sách giáo khoa bị hoãn lại.
* Đặc điểm hình thức:
Quyển sách hiện có gồm 176 trang. Bìa sách mềm không viền, được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu xậm không phản quang rất thân thiện. Phần bên trong gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa.
Bìa trước là dòng chữ: Ngữ Văn 8, tập 1. Chữ được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa hồng phấn. Sự lựa chọn màu sắc tinh tế. Đây là màu yêu thích của các học sinh đang ở lứa tuổi thích khám phá, giàu mơ ước.
Từ phía góc dưới đến giữa quyển sách là khóm hoa vàng lá màu xanh dương tạo nên nét hài hòa thật bắt mắt. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Logo Nhà xuất bản Giáo dục đặt ở phía bên phải cuối bìa. Thật tinh tế khi các nhà thiết kế chọn màu hồng phấn làm nền cho bìa. Nó rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8 đang độ mộng mơ, hồn nhiên và vô cùng nhạy cảm với thế giới xung quanh.
Bìa sau của sách có nền màu trắng. Hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý và chất lượng của quyển sách. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu hồng phấn như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),…, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8…).
Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá bán. Góc bên trái là mã vạch sản phẩm để kiểm định sản phẩm.
Hình thức trang bìa trang nhã, bố cục cân xứng, hài hòa, màu sắc bắt mắt chính là điểm nhấn nổi bậc của quyển sách này. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 1 thật sự phù hợp với học sinh lớp 8.
* Cấu tạo nội dung:
Sách có cấu tạo ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu chương trình và phần lí luận văn học.
* Phần văn bản: Gồm các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng:
Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 gồm các phẩm: “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải).
Tác phẩm văn học Việt Nam có vai trò bồi dưỡng tình yêu con người, tình yêu cuộc sống, nâng cao tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh. Đồng thời, mỗi văn bản là một bài ca đầy rung cảm của con người trước những biến động đổi thay của cuộc đời, gây cho ta niềm cảm thông sâu sắc.
Phần văn bản văn học nước ngoài bao gồm các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới: “Cô bé bán diêm” ( Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp.
Đây là những tác phẩm được các nhà biên soạn cân nhắc và lựa chọn kĩ càng. Nội dung phù hợp với nhận thức học sinh lớp 8. Mỗi văn bản là một mảng màu về cuộc sống khắp nơi trên thế giới. Thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật giúp học sinh thêm thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người. Từ đó tìm thấy tiếng nói chung trong hành trình đấu tranh bảo vệ quyền sống của con người trên khắp thế giới.
Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Văn bản nhật dụng giúp học sinh nhân thức rõ ràng và sâu sắc các vấn đề đang xảy ra xung quanh ta. Thông điệp ở mỗi văn bản thúc giục con người chung tay hành động bảo vệ cuộc sống.
Nhận xét: Các văn bản văn học là nhưng tác phẩm văn học xuất sắc của Việt Nam và thế giới. Đó là những rung cảm tinh tế trong tâm hồn. Mỗi tác phẩm là tiếng nói đồng cảm đối với những số phận bất hạnh. Đó là nỗi khổ đau cùng cực trong cuộc đời người (Lão Hạc, Trong lòng mẹ,..). Đó là tiếng thét gọi đòi quyền sống của con người trong thời đại tối tăm (Tức nước vỡ bờ, …). Đó là bản cáo trạng tố cáo bộ mặt tàn ác của xã hội bất nhân chà đạp lên quyền sống của con người (Tức nước vỡ bờ,..). Đó là khát vọng vươn lên giành lấy sự sống; là bản trường ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người lương thiện nhưng khổ đau (lão Hạc, Tức nước vỡ bờ,…
Tác phẩm gây cảm động sâu sắc, tác động mãnh liệt vào tâm hồn nhằm khơi dậy lòng trắc ẩn thương người của mỗi học sinh.
* Phần Tiếng Việt:
Ở phần Tiếng Việt, học sinh sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…
Đây là phần tiếp nối chương trình Tiếng Việt ở lớp 7. Với sự phong phú của bài học, cộng với sự biên soạn đơn giản mà sâu sắc, giúp học sinh có thể vận dụng tốt tiếng Việt trong bài viết tập làm văn. Đặc biệt là văn miêu tả và giao tiếp hằng ngày một cách thiết thực và hiệu quả.
Những bài học tiếng Việt khắc sâu kiến thức về Tiếng Việt. Kết hợp với các bài học về dấu câu, biện pháp tu từ sẽ bồi dưỡng và nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. Thấy được vẻ đẹp của Tiếng Việt, học sinh càng thêm yêu mến tiếng nói dân tộc mình.
* Phần Làm văn:
Ở phần này, chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cao trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh.
Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam. Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Phần làm văn thuyết minh hình thành và rèn luyện học sinh cách thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học khách quan và chuẩn xác.
Phần tập làm văn giúp học sinh tiếp tục củng cố và rèn luyện năng lực viếtvăn biểu cảm. Học sinh biết thể hiện tình cảm, cảm xúc, tình yêu mến của mình trước cuộc sống bằng những câu văn. Văn biểu cảm phát huy năng lực tưởng tượng và sáng tạo, tái hiện hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ của riêng mình. Kết hợp với tính chuẩn xác của văn thuyết minh tạo cho học sinh khả năng biểu đạt chính xác hơn các vấn đề trong đời sống. Đây chính là bước đệm quan trọng trong hình thành và củng cố năng lực sử dụng ngôn ngữ và thiết lập văn bản cho học sinh, sẵn sàng làm tốt các bài văn nghị luận văn học khi lên lớp 9.
* Vai trò, ý nghĩa:
Trước hết, quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 chính là một dụng cụ học tập hiệu quả mà mỗi học sinh lớp 8 đều cần có.
Qua việc lựa chọn tỉ mẫn của các nhà biên soạn, quyển sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ. Từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật. Đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống.
Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức.“Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách” “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” (M.Gorki). Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại.
Quyển sách là người thầy, người bạn luôn kề cận với học sinh. Và mỗi khi đến giờ học văn, quyển sách lại được trân trọng đặt lên bàn. Từng bài học đi qua càng làm cho tâm hồn ta thêm yêu cuộc đời, thêm quý trọng tri thức. Nó nhắc nhở ta về bổn phận và trách nhiệm cao cả trong cuộc sống này.
* Sử dụng và bảo quản:
Sách chỉ được sử dụng trong hết học kì 1, lớp 8. Sang học kì 2, sẽ có một quyển sách khác thay thế. Khi sử dụng, chúng ta cần bao sách và dán nhãn cẩn thận. Để sách không bị ẩm, rách hãy bao sach bằng bài bóng. Cần bảo quản sách cẩn thận. Không nên gấp sách, vẽ bậy hay xé rách sách. Không được bôi bẩn, làm nhàu nát, cuốn gốc hay xé rách sách. Khi không sử dụng sách nữa hãy cho tặng các em lớp sau. Hoặc quyên góp từ thiện ủng hộ các em nhỏ vùng sâu, vùng xa tiếp tục xử dụng để quyến sách càng thêm giá trị.
Sách được làm từ giấy nên không nên để sách gần lửa, nơi có nguồn nhiệt lớn hay nơi ẩm thấp. Hãy bảo quản sách ở trong cặp. Thường xuyên lau chùi để quyển sách sạch sẽ.
- Kết bài:
Quyển sách Ngữ Văn 8, tập 1 không thể thiếu trong chương trình lớp 8. Hãy yêu mến sách, hãy trân trọng sách hơn nữa. Bởi trân trọng sách là thể hiện sự trân trọng tri thức và lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ cha anh đã dày công tích lũy tri thức cho chúng ta thừa hưởng hôm nay.
Bạn tham khảo qua nha
Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.
Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân, Bùi Mạnh Hùng, Lê Quang Hưng, Lê Xuân Thái, Đỗ Ngọc Thống, Trịnh Thị Thu Tiết, Phùng Văn Tửu. Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.
Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai), Vật lí 8, Hóa học 8, Sinh học 8, Công nghệ 8, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8, Tiếng Pháp 8, Tiếng Trung Quốc 8). Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.
Qua quyển sách ta có thể tìm hiểu rõ hơn, trao dồi kiến thức vế phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Ở phần Văn bản ta sẽ học qua các tác phẩm văn học từ đó ta sẽ có cơ sở để đi sâu hơn vào phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật.
Ngôn từ dân tộc Việt Nam ta rất phong phú vì vậy phần Tiếng Việt sẽ luyện cho ta về các loại từ ngữ và câu để từ đó có cách dùng thật chuẩn xác.
Riêng phần Tập làm văn chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.
Trong phần Văn bản, chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích
Một trong những lễ hội đặc sắc của người dân tộc là lễ hội chọi trâu, thường được tổ chức vào đầu tháng tư mỗi năm. Trâu được lựa chọn để chọi thường có độ 4- 5 tuổi vào lúc khỏe nhất, da bóng mượt, đuôi cong, thân mình nở nang, lực lượng và đuôi ngắn thì mới khỏe. Mỗi làng sẽ lựa chọn ra một con trâu to khỏe nhất, đẹp nhất để tham gia cuộc thi. Cuộc đấu bắt đầu, hai con trâu sau khi nghe hiệu lệnh sẽ lao vào đấu với nhau trước sự reo hò cổ vũ của mọi người xung quanh. Con trâu nào khỏe hơn sẽ giành chiến thắng.
Tham khảo dàn ý về thuyết minh con trâu:
Lập dàn ý:
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Tham khảo:
Sách là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sách đem đến cho con người kho tri thức vô cùng to lớn, những điều mới mẻ, lí thú, và cả những tiếng cười thoải mái. Còn đối với học sinh chúng ta, những quyển sách giáo khoa là những vật vô cùng gắn bó và thân thuộc; một trong số đó, cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một mang đến rất nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn.
Sách có hình chữ nhật đứng khá dày, khổ 17 x 24 cm nên cầm trên tay rất vừa vặn. Trang bìa làm bằng giấy cứng, bóng, đẹp. Phần trên của sách có dòng chữ: “Ngữ văn 8, tập một”, khổ chữ to, rõ ràng. Góc trái in hình khóm hoa thuỷ tiên vàng đang khoe sắc. Phần dưới cùng ghi logo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở bìa bốn quyển Ngữ văn là danh sách 11 quyển sách giáo khoa ở tất cả các môn học. Cuốn sách gần hai trăm trang làm bằng giấy mỏng, màu hơi sậm để không gây ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Các chữ được in rõ ràng, bố cục hợp lí rất vừa mắt. Trang đầu tiên in tên những người biên soạn sách. Trang thứ ba là phần “Lời nói đầu” khái quát về nội dung và cách sử dụng sách, giúp chúng ta hiểu hơn và dễ học hơn. Trang cuối là phần mục lục – danh sách các bài học giúp chúng ta tiện tra cứu. Cuốn sách gồm mười bảy bài học, mỗi bài chia làm ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đầu mỗi bài học có đóng khung phần kiến thức cần nắm vững. Phần văn bản gồm hai thể loại chính là văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Văn học Việt Nam gồm các tác phẩm từ năm 1930 đến năm 1945 như Lão Hạc của Nam Cao, văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng,… Những văn bản này cho chúng ta thêm hiểu biết, cảm thương trước số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – họ là nạn nhân bị bần cùng hoá, mà thủ phạm chính là xã hội thuộc địa phong kiến tàn ác. Đối với phần văn học nước ngoài, chúng ta biết thêm rất nhiều về những nhà văn nổi tiếng như: O Hen-ri (Chiếc lá cuối cùng), An-đéc-xen (Cô bé bán diêm), Ai-ma-tốp (Người thầy đầu tiên),… Qua những tác phẩm đã học ấy, chúng ta thêm hiểu về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng giàu tình cảm của những họa sĩ nghèo nước Mĩ vào thế kỉ XX; hay cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ của những trẻ em phương Tây mồ côi, phải tự đi kiếm sống trước sự ghẻ lạnh của xã hội vào cuối thế kỉ XIX. Trong phần Tiếng Việt có khá nhiều những điều mới mẻ như : trường từ vựng, các biện pháp nói giảm nói tránh, biện pháp tu từ nói quá,… Ngoài ra chúng ta còn biết cách sử dụng của một số các loại dấu câu mới như: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Tất cả những phần tiếng Việt trên đều giúp chúng ta một phần nào trong việc làm các bài tập làm văn. Cách phối hợp phương pháp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là một trong những nội dung chính của phần Tập làm văn. Phần vô cùng quan trọng ở Tập làm văn là phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh – loại văn được sử dụng chủ yếu trong lớp tám, và cả các lớp trên. Ngoài ra, mỗi bài học đều có những hình ảnh minh hoạ giúp chúng ta không bị nhàm chán.
Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một thật là hữu ích, đem đến rất nhiều điều bổ ích, lí thú và cả những giây phút sảng khoái vậy nên việc bảo quản sách là vô cùng quan trọng. Chúng ta nên bọc, dán nhãn cẩn thận để tránh bị ướt hay bẩn sách, giữ gìn cẩn thận không để quăn mép.
Cuốn sách giáo khoa đúng là người bạn thân thiết, gắn bó với học sinh chúng ta. Hãy giữ gìn nó vì nó không chỉ phục vụ mục đích học ở lớp tám mà còn ở nhiều lớp trên, sử dụng sách đúng cách, phù hợp để đạt những thành tích cao trong học tập bạn nhé!