K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2019

B1:Nung sắt

B2:Tạo hình

B3:Ghép tay cầm

B4:Đóng đinh ghép 2 phần kéo lại với nhau

Chúc bạn học tốt !

24 tháng 11 2019

có thể nói rõ ra đc k bn vd như vật liệu, gia công, ...

(mn giải câu a, b, c giúp mk vs, mk c.ơn mn nhìu lắm ạk)a)Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đời sống cần quan...
Đọc tiếp

(mn giải câu a, b, c giúp mk vs, mk c.ơn mn nhìu lắm ạk)

a)Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.

b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đời sống cần quan tâm:

- Phải trồng nhiều cây xanh.

- Việc nuôi các con vật trong nhà.

- Việc sử dụng nước ngọt.

- Việc sử dụng bao bì ni lông.

- Hiện tượng học sinh chơi game.

- Một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường.

c) Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần: nêu ý kiến của mình, giải thích vì sao, đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng.

0
25 tháng 3 2017

345357286 đó nhé

25 tháng 3 2017

tổng của chúng = 345357286 nhé bn 

25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)  

    Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.

Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.

   Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã

1 tháng 11 2021

Kẻ CF//AB thì CF//DE

Do đó \(\widehat{BCF}=\widehat{ABC}=40^0;\widehat{FCE}=\widehat{CED}=30^0\) (so le trong)

Vậy \(\widehat{BCE}=\widehat{BCF}+\widehat{FCE}=30^0+40^0=70^0\)

28 tháng 2 2016

x+1/x^2+x+1 -(x-1)/x^2+x+1=3/x(x^4+x^2+1)

đkxđ x khác 0

[(x+1)(x^2-x+1)-(x-1)(x^2+x+1)] /(x^2+x+1)(x^2-x+1)=3/x(x^4+x^2+1)

[(x^3+1)-(x^3-1)]/x^4+x^2+1=3/x(x^4+x^2+1)

nhân 2 vế pt cho x(x^4+x^2+1) ta được 

x(x^3+1-x^3+1)=3

<=> 2x=3

<=>x=3/2 (thỏa)

S={3/2}

28 tháng 2 2016

Đặt \(x^2+x+1=a\ne0vàx^2-x+1=b\ne0\)

\(\Rightarrow b-a=-2xvàb+a=2x^2+2\)

    và điều kiện \(x\ne0\)

thì  \(x\left(x^4+x^2+1\right)=xab\)

\(\Rightarrow PT\Leftrightarrow\frac{x+1}{a}-\frac{x-1}{b}=\frac{3}{xab}\)

              \(\Leftrightarrow\frac{bx\left(x+1\right)-ax\left(x-1\right)}{xab}=\frac{3}{xab}\)

             \(\Leftrightarrow bx^2+bx-ax^2+ax=3\)

             \(\Leftrightarrow x^2\left(b-a\right)+x\left(b+a\right)-3=0\)

             \(\Leftrightarrow2x-3=0\)

             \(\Leftrightarrow x=\frac{3}{2}\)(tm)

Vậy \(x=\frac{2}{3}\) là nghiệm của pt

30 tháng 10 2017

Lạ thật! Chẳng hiểu chiếc xe đạp có duyên nợ gì mà từ thời thơ ấu đến bây giờ cứ gắn với hắn như hình với bóng. Khi còn nhỏ, đám trẻ con nhà quê đâu có xe đạp, tự cắp sách tới trường đi bộ tới vài cây số. Chẳng bao giờ chúng đi đường thẳng cả mà cứ tìm đường mòn, đường tắt mà đi. Thấp thoáng đâu đó có mấy cu cậu nhấp nhô trên những bờ ruộng lúa xanh mơn mởn vào tháng giêng hay tháng sáu khi những người nông dân mới cấy vụ mới. Cũng đôi khi thấy chúng nhễ nhại vã mồ hôi bước vội qua các bờ mương vào những ngày tháng 5 oi bức hay tháng 8 hiu hiu gió với màu lúa chín vàng khắp nơi nơi trên những ruộng bậc thang. Cũng có khi, mấy đứa đi bộ qua con đường mòn trên đồi, không chỉ được hưởng sự dễ chịu, mát mẻ nhờ bóng cây to mà còn có cơ hội ‘ghé thăm’ vườn ổi hay trèo hái me ở khu rừng nào đó. Đó cũng là thời gian và không gian lý tưởng cho bọn nhóc tụ hợp lại chơi vòng, chơi khăng đợi về đúng khi bữa cơm trưa đã được bố mẹ dọn sẵn. Từng đoàn, từng nhóm cứ đi bộ mãi với nhau, chơi mấy trò trẻ con  thật ngộ nghĩnh. Lúc sắm vai này, lúc sắm vai kia để ‘phân công lao động’ xem ai phải mang túi xách cho ai. Rồi chúng nó cũng có khi bất hòa và bắt đầu tìm kiếm đồng minh, loại trừ một thành viên nào đó vì trái ý hoặc có những hành vi không mong đợi. Lớn hơn một chút rồi, mấy đứa bắt đầu đi xe đạp…

Ở nhà, hắn hý hửng tập xe, vòng quanh sân, ngã siêu, ngã vẹo. Thế mà hắn cũng biết đi cơ đấy. Thật may thời đó có chiếc xe đạp thống nhất kiểu dáng nữ  nên việc tập xe cũng dễ dàng hơn. Mọi người vẫn hay gọi xe nam thường dành cho nam giới (là loại xe đạp có khung hình tam giác) và xe nữ dành cho phái còn lại (kiểu xe đạp mini).  Ấy nhưng cũng có khi oái oăm mượn được chiếc xe đạp khung Xuân Hòa, hắn cũng lôi ra tập. Nhìn bộ dạng khom lưng, cong mông, gồng chân và nghiêng người cố gắng đạp mà chẳng nhịn được cười. Thấp bé vậy làm sao cu cậu trèo lên yên xe được. Giải pháp là thò chân qua một bên, eo áp vào khung xe, cứ lổm nghổm đạp và đạp. Hắn toàn đứng đạp xe chứ có bao giờ ngồi đi xe đạp. Cứ nhìn bạn bè có xe đạp đi học là hắn thèm lắm, nhưng chỉ dám mặc cả với mẹ rằng khi nào mẹ sửa xe cũ cho con đi học mà thôi. Thế rồi ước mong đó cũng trở thành hiện thực. Bố mẹ đem chiếc xe ‘thồ’ đi sửa. Gọi là xe thồ vì đó là một chiếc xe rất khỏe, khung dày, chắc nên có thể trở nặng được. Ngoài việc sử dụng cho những hoạt động đi lại hàng ngày thì chiếc xe có khi còn được cải tiến làm xe chở lúa, chở củi. Gọi là xe thồ vì xe có hai cái vành với nan hoa rất to cộng thêm cái lốp kết xù để không dễ bị hỏng hay bị mòn nhanh chóng. Mỗi lần cu cậu leo dốc là mệt nhoài vì phải kéo thêm một khối sắt nặng chịch, chưa kể vào những ngày nắng hè nhà nhà rải rơm phơi khắp trên đường. Hắn phải cố gắng hơn để đạp chiếc xe khi mà nó cứ bám chặt vào đường vì lực ma sát lớn.

Một lần, hắn quyết định thay đổi để đi chiếc xe nhẹ hơn. Nghe đâu hắn mượn được của nhà chị hắn khi anh chị qua chơi. Thế là quyết định rủ thêm người bạn cùng lớp cùng đi trên chiếc xe đó. Hý hửng hai thằng đèo nhau đi được nửa đường qua giữa cánh đồng ít nhà dân gần đó thì ‘đoàng’! nghe như tiếng pháo nổ. Ngây thơ đến mức hai thằng còn hỏi nhau tiếng nổ ở đâu nghe vang quá rồi mới phát hiện xe mình vừa nổ, đành xuống xe dắt bộ. Phát hiện ra xe đi mượn mà lại bị nổ lốp giữa đường, trời nắng chang chang, một người dắt xe, một người sách cặp. Đi được một đoạn thì cũng tìm thấy quán vá săm, thay lốp. Anh chủ quán nghe thấy tiếng nổ cũng ngó ra xem, thấy hai cu cậu dắt xe tới cũng cười hềnh hệch hỏi: “nổ lốp hả?”. Cũng may có mấy nghìn lẻ để dành nên hôm đó sửa được xe và đi tiếp, về nhà mãi mới dám thú nhận về vụ xe hỏng dọc đường… Lại nói về anh thợ sửa xe hồi ấy! Là người bị què cả hai chân nên vẫn cứ phải bò để di chuyển, sống một mình ở căn nhà tạm ngay góc cánh đồng cạnh ngã ba đường. Anh  sửa xe đạp và bán mấy hàng tạp hóa sống qua ngày. Nhưng đổi lại anh cũng được trời phú cho khả năng chơi đàn bầu rất giỏi. Cũng chính lần tình cờ trên đường đi học về thấy anh ấy chơi đàn cho bọn trẻ con ngồi nghe mà về sau cu cậu tự chế được một chiếc đàn tương tự bằng ống tre, vỏ hộp sữa và dây phanh xe đạp. Mãi đến năm lớp 4, lớp 5 gì đó, cu cậu cũng tự tìm được cách chơi đàn bầu bằng việc quan sát bố và ông cậu gẩy đàn chơi vài lần trước mặt.

Chiếc xe thồ gắn bó với hắn từ tiểu học cho đến khi học hết cấp 2 trường xã…

Lên cấp 3, do trường học ở xa, cách nhà hơn chục cây số thế nên bố mẹ hắn lại đầu tư cho một chiếc xe đạp second hand khác, những mới và nhẹ hơn. Thế rồi ba năm học cấp ba, chiếc xe đều gắn bó với hắn hàng ngày đến lớp. Nào là những sáng sớm tinh mơ cùng bạn bè đạp xe tới trường, cứ nghĩ lại những mùa đông lạnh giá mà thấy hai bàn tay cóng lại. Rồi thì những ngày hè oi ức, cứ từng đoàn đạp xe, vừa đạp vừa nói chuyện. Thách thức nhất là năm học cuối cấp, học cả sáng, cả chiều nên có những hôm sáng đi học, trưa về ăn cơm rồi chiều lại đạp xe đi. Việc ở lại qua trưa mãi về sau mới được bố mẹ cho phép. Sau gần 10 năm trời, chiếc xe vẫn còn đó, những cũ kỹ và han gỉ hết cả…

Khi vào đại học, do ở trọ ngay sau trường nên năm đầu hắn chẳng cần tới xe đạp. Mãi sau khi đi làm gia sư một thời gian thì mới mua một chiếc xe cũ. Chiếc xe đó trở lên thân thuộc vì nó theo hắn đi dạy gần, dạy xa. Có khi ở loanh quanh thành phố, nhưng cũng không ít lần hắn đạp 30 phút ra ngoài thành phố, qua chiếc cầu treo để đi dạy cho mấy đứa nhỏ ở tận xã bên. Chỉ vì cảm giác được làm ông ‘giáo làng’ mà cuối tuần nào cũng hăm hở đi dạy. Được một điều là học sinh nông thôn vẫn trọng thầy, cầu học hơn những con em thành phố. Chính điều đó cũng làm cho hắn vui, làm hắn phấn khởi để mà đi dạy hơn nữa năm trời. Thế rồi chiếc xe đó cũng bị hỏng, hắn cứ để ngoài hiên khu nhà trọ sinh viên. Thế rồi một hôm nhớ ra thì không thấy chiếc xe thân yêu đâu nữa cả. Kẻ nào đó đã lấy mất! Buồn mất thời gian và hắn lại phải mua chiếc xe đạp khác!

Tốt nghiệp ra trường, đi dạy ở một trường Đại học, mặc dù có xe máy nhưng hắn vẫn thỉnh thoảng đi xe đạp. Mỗi lần đạp xe lại làm cho hắn thấy gắn bó, cảm thấy cuộc sống trôi chậm hơi, không quay cuồng vội vã. Chiếc xe đạp cũ đó là một món đồ cũ ít khi dùng đến của bác chủ nhà. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, hắn lôi chiếc xe đạp qua những làng quê, xa khu thành thị. Chẳng hiểu sao, cứ về tới những miền quê, thư thả ngắm nhìn cảnh hoàng hôn là trong hắn lại luôn có một cảm giác nhẹ nhàng khác lạ. Có những lần hắn về quê, lấy chiếc xe đạp cũ ngày nào đi thăm đồng, mọi người trong làng lại ngạc nhiên hỏi lớn: ‘ấy thầy giáo, sao lại đi xe đạp thế?” Cứ mỗi lần như thế hắn phì cười tưởng tượng cảnh ông giáo làng trong một bộ phim cũ khi phụ huynh hay gặp và nói ‘chào ông giáo!” (giống y như cách học sinh, sinh viên hay chào trên lớp vậy: Good morning, Teacher = chào buổi sáng ông giáo)

Và giờ đây, ở một nơi xa xôi, đi học xa nhà, hắn lại gắn bó với một chiếc xe đạp cũ. Chiếc xe đạp được một anh trong hội sinh viên Việt Nam cho mượn vì anh có một chiếc xe khác không cần dùng tới. Chiếc xe cũ nhưng lại làm cho hắn thấy vui vẻ vì có những lần để xe qua đêm ở ngoài sân trường khi đi ô tô về cũng các bạn mà hôm sau vẫn thấy nó ở nguyên chỗ cũ. Mỗi ngày đến trường qua hai con dốc, chiều tối đạp xe về thì hình ảnh những chiếc xe đạp cũ lại hiện về trong tâm trí hắn và chính những chiếc xe đạp luôn nhắc nhở hắn phải tự đạp xe bằng chính đôi chân của mình…

30 tháng 10 2017

Đừng chép mạng bạn ak , nếu c rảnh , c có thể viết hộ mk dduocj k , mình đg rất bí 

Thanks